Tôn hiệu thời xưa sử dụng để xưng hô cho sự tinh thông và kinh nghiệm của một người nào đó

Không đơn giản như tiếng Anh, trong giao tiếp bạn chỉ cần dùng một từ “YOU” thôi là có thể xưng hô được với tất cả mọi người, còn tiếng Nhật thì hoàn toàn ngược lại, tùy vào từng đối tượng giao tiếp cụ thể mà người nói sẽ phải dùng các kiểu gọi tên khác nhau.

Chẳng hạn như cách gọi Ông, bà, cha mẹ, cô, dì, chú bác, bạn bè… mỗi vai vế như vậy sẽ có tên gọi riêng của nó. Để có thể nhớ hết một list danh sách “khủng” này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn, vậy nên hãy cùng ICHIGO phân loại và xác định một số cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp, đơn giản mà lại hiệu quả, dễ nhớ nhé.

7 Chủ đề tiếng Nhật giao tiếp hàng ngày

CÁC NHÓM ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG XƯNG HÔ TIẾNG NHẬT

 

Ngôi thứ nhất

_ わたし[watashi]:  Tôi

Dùng để thể hiện vị trí bản thân trong tất cả mọi hoàn cảnh thông thường hằng ngày, lịch sự hoặc trang trọng.

_ あたし[atashi]:  Tôi

Cách nói của con gái, mang tính yểu điệu, dễ thương, khép nép trước người đối diện.

_ ぼく[boku]:  Tôi

Đây là cách xưng hô của phái nam. Dùng trong các tình huống thân mật với gia đình và bạn bè nhưng tránh dùng trong các tình huống trang trọng hay lễ nghi với người trên.

_ わたくし [watakushi]:  Tôi

Lịch sự hơn わたし[watashi] nên sẽ thường được sử dụng trong các buổi lễ trang trọng, cung kính, đây cũng là cách xưng hô khiêm tốn và lễ phép nhất trong ngôi thứ nhất.

_ おれ[ore]:  Tao

Tương tự như tiếng Việt, đây cách xưng hô sử dụng cho các mối quan hệ thân mật giữa bạn bè, người thân nhỏ tuổi hơn, theo phong cách đường phố, thường sẽ là phái nam dùng để nói chuyện với nhau.

Những người ghét nhau hay có giọng điệu giang hồ sẽ thường xuyên dùng cách xưng hô này và đây cũng được coi là cách nói thiếu tôn trọng người khác.

おれ là cách mà những kẻ bậm trợn ngoài đường hay xã hội đen thường xuyên nói và là cách nói không lịch sự.

_ わたしたち[watashitachi]:  Chúng tôi

Thể hiện đối tượng nhắc tới bao gồm cả người nói và một hoặc nhiều người khác nữa.

_ われわれ [ware ware]:  Chúng ta.

Chỉ cả người nghe và người nói đều được nhắc đến.

Ngôi thứ hai

_ あなた [anata]:  Bạn  [Số ít]

Đây là cách xưng hô để gọi 1 người mà bạn chưa thật sự thân thiết, mối quan hệ mới bắt đầu, thường là xã giao.

_ あなたがた [anatagata]:  Bạn [Số nhiều]

_ あなたたち [anatatachi]:  Các bạn [Số nhiều, thân mật]

_ しょくん [shokun]:  Các bạn

Kiểu nói này có hơi hướng kiểu cách và trang trọng. Nếu muốn dùng dạng lịch sự và gần gũi hơn thì bạn có thể sử dụng あなたたち [anatatachi]

_ きみ [kimi]:  em

Kiểu gọi tên thân mật với người kém tuổi hơn, thông thường Kimi sẽ dùng cho bạn nam nói với các bạn nữ hay giáo viên gọi học sinh của mình.

_ おまえ[omae]:  Mày

Dùng cho người ngang hàng, hơi sỗ sàng, chỉ người đứng trước mặt với giọng điệu thiếu lịch sự, thô và lớn tiếng.

_ てまえ hay てめえ [temae, temee]: Mày.

Chỉ sử dụng てまえ trong tình huống bạn đang cần chưởi bới, sỉ nhục một ai đó. Đây là cách nói rất bất lịch sự và nên tránh dùng trong mọi tình huống vì sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện.

Có thể bạn quan tâm: Tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba có chức năng giúp người nói đề cập đến một đối tượng khác, không phải là người nghe. Tùy vào người nhắc đến mà bạn có thể dùng:

_ かれ [kare]: anh ấy.

_ かのじょう [kanojou]: cô ấy.

_ かられ [karera] họ.

_ あのひと [ano hito]/ あのかた [ano kata]:  vị ấy, ngài ấy.

HẬU TỐ CHAN, KUN, SAN, SAMA, SENPAI,…

Các hậu tố dùng để phân biệt tên gọi giữa những người ở các mối quan hệ, vai vế khác nhau. Và thường được gắn sau Tên theo cấu trúc:

Tên – Hậu tố

Chan là cách gọi thân mật, thường dùng để xưng hô trong gia đình, người yêu hay bạn bè thân thiết. Và Chan chỉ phù hợp khi dùng với người ngang tuổi tránh dùng với người có tuổi tác và địa vị cao hơn mình.

Ví dụ:

_ onii-chan:  Anh

_ onee-chan:  Chị

_ otou-chan:  Ba

_ okaa-chan:  Mẹ

_ ojii-chan:  Ông

_ obaa-chan:  Bà

Dùng Kun khi người lớn tuổi hơn muốn gọi một bé trai. Ngược lại, khi muốn gọi một bé gái thì ta dùng Chan nhé.

San là hậu tố thường dùng nhất, được sử dụng bình đẳng ở nhiều lứa tuổi. Có thể được ghép với mọi tên gọi ở nhiều hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.

Lưu ý: chỉ gắn San với tên gọi của người khác, không được gắn với tên mình vì sẽ mắc lỗi thiếu lịch sự.

Hậu tố Sama được sử dụng trong giao tiếp buôn bán hàng hóa tạo nghĩa là quý khách, khách hàng. Ví dụ: okyaku-sama [quý khách]

Senpai là cách gọi đàn anh, tiền bối, những anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm, mà bạn kinh trọng cần học hỏi.

Được dùng để đề cập đến giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức…đây cũng là cách xưng hô nhằm thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ đối với những người đã đạt được những thành tựu, kỹ năng chuyên môn và có địa vị trong xã hội.

MỘT SỐ CÁCH GỌI THEO MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT

TRONG GIA ĐÌNH

_ Otou – san, Okaa – san : Bố / Mẹ [ Cách gọi thân mật hơn là Tou – chan, Kaa – chan].

_ Ojii – san, Obaa – san : Ông / Bà

_ Cô, dì: Oba – san / Oba – chan

_ Chú, bác, cậu:  Oji-san / Oji-chan

_ Cha mẹ gọi con cái là: Naoko-chan, Takeshi-kun [Thân mật], Omae [Suồng sã], Anata [Lịch sự, xa cách]

_ Anh: Onii-san / onii-chan / nii-chan

_ Chị: Onee-san / onee-chan / nee-chan

Ngoài ra, ở vùng Kansai [Osaka] còn có cách gọi khác:

_ Anh: Aniki

_ Chị: Aneki

_ Em: gọi tên

GIỮA NGƯỜI YÊU VỚI NHAU

Với những người đang yêu nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cặp đôi mà có 4 cách xưng hô:

_Khoảng 20 tuổi: Tên gọi + chan/ kun

_ Khoảng 30 tuổi: Gọi bằng tên riêng, biệt danh của đối phương

_ Khoảng 40 tuổi: Gọi trực tiếp tên [không thêm chan / kun]

_Trên 40 tuổi: Gọi tên + san

Còn khi đã là vợ chồng với nhau bạn có thể gọi nửa kia của mình là “anata” nhé.

TRONG CÔNG TY

Cách viết CV tiếng Nhật cực chuẩn

Bản thân bạn sẽ xưng là watashi/ boku/ ore [dùng với cấp trên hoặc cấp dưới]

_ Với đòng nghiệp: Xưng tên

_ Cấp trên: Tên + san

_ Dùng với sếp, quản lý: Tên + chức vụ của người đó

Ví dụ: Yamada buchou, Tomato shachou

Trên đây, ICHIGO đã tổng hợp các kiểu, cách cơ bản và thông dụng nhất dùng trong xưng hô của người Nhật. Các bạn hãy ứng dụng những mẫu này vào đời sống và công việc chắc chắn sẽ đạt thuận lợi trong giao tiếp. Nếu còn có thêm thắc mắc hay đóng góp nào cho bài viết thêm hay và đầy đủ hơn, các bạn hãy CMT bên dưới nhé!

Được đăng: Thứ hai, 24 Tháng 2 2020 09:14 Lượt xem: 6650

[TGAG]- Ở xứ sở Nam bộ, "mày, tao" là ngôn từ giao tiếp khá phổ biến giữa những người thân thiết cùng thứ bậc, theo một quy tắc rõ ràng!


Chưa rõ gọi "mày, tao" có từ bao giờ? Đại từ nhân xưng "ngộ/moi/tao, nị/toi/mày" có ảnh hưởng lớn; nhưng cách gọi của người Hoa và phương Tây không được phổ biến vì nó gọi chung, mang tính đại khái, đại từ chung; trong khi hệ thống nhân xưng của tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, thay thế và những danh từ thân tộc, dòng họ này là bản sắc riêng của người Việt; có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng ngoại lai, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    

Ảnh minh họa [Nguồn: Tuổi trẻ cười]

Ông cha ta dạy cách xưng hô rất chuẩn mực, theo một quy tắc riêng rất rõ ràng, nặng tính phụ thuộc, khiêm nhường, tình nghĩa để giữ gìn mối quan hệ chung: Trong gia đình, theo thứ tự anh Hai, chị Ba, thằng em, con em. Thời còn nhỏ hay nói mày, tao với em út mình; khi em đã có dâu, có rể, có cháu nội, ngoại rồi thì mượn cách gọi của con để gọi em là “chú”, “cô”, “cậu”, “dì” [chú em, cậu em,…] và tránh từ “tao” bằng “tui”; tránh gọi tên và gọi mày, tao trước mặt con cháu; càng không được mày, tao với dâu, với rể; đó là để giữ cái “tôn ti” thứ bậc, lễ phép trong gia đình. Quan hệ họ hàng dòng tộc cũng vậy, theo “vai vế bà con”. Ngoài xã hội, đối với bạn bè “thân thiết thì tao với mày”; bạn bè mới quen biết thì phải khiêm tốn gọi nhau bằng anh, bằng chị và xưng bằng “tui” [tôi] hoặc em; mới biết nhau mà gọi mày, tao là “thô lỗ”. Khi về già, không còn gọi nhau mày, tao, hoặc thằng nọ, thằng kia mà gọi nhau bằng anh, xưng “tui” thay “tao”. Ra đường cứ sang sảng mày, tao, thằng này, thằng nọ với người ít quen biết cho dù họ có nhỏ tuổi hơn mình bao nhiêu thì bị coi là kẻ “thất học”, dân “chợ búa”, dễ gây mất lòng! Người lớn tuổi gọi tên nhau là “chửi” nhau; trong trường học không dạy và không được gọi mày, tao. Chắc chúng ta cũng chưa bao giờ nghe nói Bác Hồ sử dụng ngôn từ này trong giao tiếp?    Qua đó cho thấy sự thân mật, trọng tình cảm, coi mọi người trong cộng đồng như “bà con họ hàng” trong một gia đình; không chung chung mà theo tuổi tác, địa vị xã hội, theo thời gian, không gian giao tiếp cụ thể; cách xưng hô thể hiện được hai quan hệ đối tác rõ ràng thân, quen, trên, dưới khác nhau thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng; theo nguyên tắc “gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi người giao tiếp thì tôn kính” nên cùng giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng gọi nhau chị chị, em em, rất thân mật, tế nhị.    Hiện nay chúng ta đang ra sức xây dựng đời sống văn hóa “mới”; với “văn hóa ứng xử”, “văn hóa giao tiếp”,… nở rộ. Nhưng nội dung “mới” như thế nào ít ai biết, nhiều cái chưa rõ ràng? Trong khi những chuẩn mực giao tiếp của ông cha để lại chưa được quan tâm gìn giữ. Dễ bắt gặp cách xưng hô và gọi nhau rất lộn xộn, thiếu “tôn ti trật tự”, thiếu lễ phép, không tôn trọng nhau… dẫn đến đạo đức bị xói mòn, dễ xảy ra hành vi đối xử thiếu thân thiện, bực bội, va chạm…? Đáng lưu ý thầy giáo mày, tao với đồng nghiệp, với học trò; trai gái yêu nhau gọi mày, tao; đã  thành vợ thành chồng cũng gọi mày, tao; mày, tao với anh em họ hàng bất kể vay vế, lớn nhỏ; lãnh đạo mày, tao với nhau, với cán bộ dưới quyền nơi công sở cho dù người đó tuổi tác lớn hơn mình, vắng mặt thì gọi “thằng nọ, thằng kia” bất kể người đó là ai; tuổi đáng cha biểu gọi bằng anh; người tuổi con lại gọi bằng em… sự thiếu mẫu mực của người lớn?Mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta biết tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực trong giao tiếp. Hãy sử dụng ngôn từ mày, tao đúng mực thước, đúng vai vế, lịch sự, lễ phép, khéo léo, khiêm nhường, đúng hoàn cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân - sơ giữa người nói và người đối thoại để “văn hóa mày, tao” luôn là nét đẹp riêng có trong kho tàng văn hóa ứng xử của người Việt./.

Lê Hồng Khâm

Video liên quan

Chủ Đề