Cách làm sữa chua uống sánh mịn

Bạn đang tìm kiếm công thức chuẩn "bất bại" để làm món Sữa chua uống tuyệt ngon, mát rượi và bổ dưỡng? Hãy xem ngay những hướng dẫn cực kì chi tiết trong biết viết này nhé!

1. Công thức cơ bản 1



Nguyên liệu: 

- 2 lon sữa đặc [mỗi lon 380g]

- 2,1 lít nước sôi [Vì sao phải dùng nước sôi mà không phải nước lạnh: do đặc tính của men chua rất kị khuẩn, vì vậy dùng nước sôi sẽ diệt những vi khuẩn có hại, thuận lợi cho quá trình lên men của sữa chua].

- 1,1 lít sữa tươi không đường [tương đương 5 bịch sữa tươi]

- 400ml sữa chua cái [dùng đủ 4 hũ là chuẩn luôn]

Cách làm:

- Bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh ít nhất 45 phút, điều này sẽ làm men thích nghi được với nhiệt độ phòng, không bị sốc nhiệt khi bỏ vào nồi ủ. Bước này rất quan trọng.

- Đổ sữa đặc vào 1 cái nồi hay cái thau gì đó đều được, cho nước sôi vào khuấy đều, chờ nguội về còn 50 độ. Cho tiếp sữa tươi vào khuấy đều, thử hỗn hợp còn âm ấm. Nhớ là ấm thôi chứ không nóng. Nước nóng quá sẽ làm chết men, khi ủ xong có 2 kết quả: 1 là không chua, 2 là bị nhớt dưới đáy.

- Cho tiếp men cái vào. Khuấy đều. Bọc màng thực phẩm lại.

Hai cách ủ dễ dàng nhất:

- Ủ bằng lò nướng: bật nóng lò ở nhiệt độ 150 độ, sau 5 phút thì tắt lò, rồi sau đó đổ nước nóng vào khay đen đi kèm lò, để nồi sữa lên, đóng cửa lò ủ trong 8 tiếng. Cách này 100% thành công. 

- Ủ bằng thùng xốp: đổ nước sôi vào thùng sao cho mực nước ngang với nồi ủ, cũng ủ trong 8-10 tiếng tuỳ theo lượng sữa ủ. Trong quá trình ủ ấm không di chuyển, không mở nắp, không lung lay thùng ủ vì như vậy sẽ làm sữa chua bị long chân, hỗn hợp sẽ bị lợn cợn, không mịn màng.

Nếu nếm sữa mà vẫn chưa chua thì cứ tiếp tục ủ, nhưng phải thay nước đã nguội bằng nước nóng khác. Đảm bảo vật dụng ủ phải được giữ ấm trong quá trình ủ sữa.

2. Công thức cơ bản 2

Nguyên liệu: 

- 160ml sữa đặc

- 50gr đường

- 200ml nước đang sôi

- 750ml sữa tươi không đường

- 175gr sữa chua cái để bên ngoài tủ lạnh 2 tiếng [mua sữa chua ngoài siêu thị]

Cách làm: 

Bước 1: Sữa đặc, đường cho ra âu, sau đó đổ nước đang sôi vào khuấy đều.

Bước 2: Tiếp theo, cho sữa tươi vào khuấy chung.

Bước 3: Cuối cùng cho sữa chua cái vào nhẹ nhàng khuấy đều.

Bước 4: Lược hỗn hợp này qua rây loại bỏ lợn cợn [cách này làm sữa chua uống mịn trông ngon hơn].

Bước 5: Đổ sữa vào các hũ, xếp các hũ vào nồi.

Bước 6: Nấu 1 nồi nước sôi khoảng 50 độ C. Đổ vào ngập 1/3 hũ sữa chua. Đậy nắp lại. Lò nướng làm nóng 50 độ C là tắt lò. Cho nồi sữa chua vào ủ 5-6 tiếng là sữa vừa lên men đủ độ. Bạn lấy các hũ sữa chua ra, lau khô xếp vào tủ lạnh dùng dần.

3. Công thức làm với nồi cơm điện

Nguyên liệu cho 6 - 8 người:

- 500 ml sữa tiệt trùng

- 1 hộp sữa chua để làm men cái

- 500 ml nước nóng

- 1 ít sữa đặc có đường

Cách làm:

- Đổ sữa, nước nóng, sữa đặc vào nồi: Đầu tiên, bạn đổ nước nóng và sữa tiệt trùng vào lòng nồi cơm điện, sau đó đặt lòng nồi vào nồi cơm điện, thêm sữa đặc vào nồi theo khẩu vị của gia đình, có thể thêm từ 3 – 5 muỗng. Chọn chế độ "Nấu - Cook" để đun sữa nhưng chỉ đun đến nhiệt độ 80 – 90 độ C, không đun sôi. Sữa vừa đun vừa khuấy đều để tránh sữa bị khê.

- Cho men cái vào nồi sữa: Sữa chua được dùng để làm men cái cần phải lỏng, chảy được thành dòng, không đông cứng vì sữa chua lạnh khi cho vào nồi sữa nóng sẽ dễ bị sốc nhiệt, không hòa tan với sữa nóng dễ dàng được. Trước khi cho sữa chua vào nồi, bạn cần lấy lòng nồi ra ngoài để nguội đến nhiệt độ 50 độ C sau khi đã đun nóng đến nhiệt độ 80 – 90 độ C, men cái cho vào nồi từ từ, khuấy đều tay một cách nhẹ nhàng để dung dịch hòa quyện vào nhau.

- Ủ sữa: Đặt lòng nồi vào thân nồi cơm điện và ủ tự nhiên trong vòng 6 – 12 giờ, không cần cắm điện cho nồi. Sau 5 giờ, bạn kiểm tra nếu sữa đổ ra có vị chua, sánh mịn thì có thể lấy sữa chua ra dùng ngay hoặc để thêm vài giờ để sữa chua có được vị chua cùng độ sánh vừa ý. Thêm vào sữa chua uống một ít dâu tây hay trái cây bạn yêu thích để tăng thêm khẩu vị nhé.

Để kiểm tra nhiệt độ của sữa chua uống, bạn lưu ý:

- Sữa có nhiệt độ từ 80 đến 90 độ C là sữa đun nóng có hơi bốc lên, khi lấy 1 chút sữa chấm lên tay thấy nóng già nhưng bạn vẫn chịu đựng được thì sữa đã đạt.

- Sữa sau khi đun sôi, để nguội ở nhiệt độ phòng khoảng 20 phút thì thấy nóng hơn nhiệt độ nước tắm bé thì sữa đã đạt nhiệt độ 50 – 60 độ C.

- Để ủ sữa thì nhiệt độ môi trường ủ là không quá 55 độ C, không ủ ở mức 30 độ C hoặc thấp hơn, sữa sẽ lên men chậm, thời gian ủ lâu hơn. Nếu ủ ở 45 độ C thì sữa sẽ đạt sau 7 tiếng.

4. Công thức cơ bản 3

Nguyên liệu:

- 500ml sữa tươi

- 300ml nước lọc

- 120gr sữa chua không đường, mua sẵn ở siêu thị

- Đường cát

Cách làm:

Bước 1: Bạn đổ sữa tươi vào nồi cùng với nước lọc, khuấy đều và bật bếp đun lửa nhỏ cho tới khi sữa ấm lên tầm 50 độ C thì tắt bếp.

Bước 2: Bạn cho sữa chua mua sẵn vào nồi sữa vừa đun ấm và khuấy đều.

Bước 3: Rót hỗn hợp sữa vào 1 cái hũ sạch, đậy kín nắp và ủ sữa nơi kín gió, nơi có nhiệt độ ấm 1 chút là được, ủ như vậy khoảng 9-10 tiếng cho sữa lên men sẽ có độ chua, tùy theo bạn thích chua ít hay nhiều mà thời gian sẽ thay đổi 1 chút.

Bước 4: Thời gian ủ đã đủ, bạn cho sữa chua uống vào ngăn mát tủ lạnh, đợi cho sữa lạnh là có thể mang ra và rót ra cốc uống.

Rất đơn giản, chẳng chút cầu kì về nguyên liệu cũng như cách thức chế biến, bạn có thể thưởng thức sữa chua uống mỗi ngày để vừa lợi tiêu hóa, lại đẹp da nữa nhé! 

5. Sữa chua uống hoa quả

6. Sữa chua uống vị cam

Nguyên liệu: 

500ml sữa tươi không đường

1 lon sữa đặc có đường

1,2l nước lọc

300ml nước cam vắt

3 hộp sữa chua cái

Cách làm: 

- Bổ đôi quả cam, vắt lấy nước.

- Lọc lại một lần nữa để loại bỏ hạt cam nhỏ lẫn vào khi vắt.

- Đổ 500ml sữa tươi không đường vào nồi đun đến khi nổi bọt lăn tăn ở thành nồi thì bạn tắt bếp.

- Tiếp theo, bạn đổ sữa đặc vào nồi khuấy đều cho tan.

- Sau đó, đổ lần lượt 3 hộp sữa chua cái vào nồi khuấy đều.

- Đổ 1,2l nước lọc vào 300ml nước cam rồi khuấy đều.

- Đổ từ từ hỗn hợp nước cam vào nồi sữa khuấy đều tay.

- Sau khi khuấy đều, bạn được hỗn hợp sữa chua uống màu vàng cam đẹp mắt. Đổ hỗn hợp sữa chua cam vào hộp có nắp đậy kín rồi đem ủ trong thùng xốp khoảng 8h để sữa chua uống lên men.

Girlandlittlething

[Tổng hợp]

Tự tay chế biến các món ăn ngon và dinh dưỡng tại nhà quả thật là điều thú vị đúng không nào. Đặc biệt nhất chính là làm yaourt chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa sẽ vừa giúp bữa ăn xế của bạn và gia đình trở nên ngon miệng hơn rất nhiều. Hãy cùng theo dõi thêm một số cách làm sữa chua tại nhà vô cùng thơm ngon với những nguyên liệu dễ tìm nhất cùng 2momart.vn nhé!

Sữa chua là một trong những thực phẩm hiếm hoi khi đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe, chiều cao và cân nặng của chúng ta.

Với những lợi khuẩn được sinh ra tự nhiên bên trong, yaourt sẽ giúp hệ tiêu hóa được cải thiện tốt hơn và giúp số cân được kiểm soát một cách hiệu quả.

Chính vì vậy, tự làm sữa chua tại nhà từ trước đến nay rất được ưa chuộng, đặc biệt đối với các chị em yêu thích công việc nội trợ và chăm sóc sức khỏe gia đình.

Để góp phần giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị trong công việc bếp núc, một số cách làm sữa chua dẻo tại nhà vô cùng đơn giản sau đây sẽ là gợi ý mà chúng tôi muốn dành riêng cho bạn đọc.

Đặc biệt, đừng quên chia sẻ cho bạn bè hoàn người thân các công thức sau đây để có thể cùng nhau khỏe đẹp bằng những hũ sữa chua tự làm bổ dưỡng nhiều tình cảm nhé!
 


Sữa chua là món ăn tốt cho sức khỏe
 

Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị trước khi làm yaourt tại nhà

Để có thể làm được một hũ sữa chua thơm ngon thì trước tiên bạn cần phải chú ý kỹ các nguyên liệu cần thiết và một số lưu ý về cách thực hiện tại nhà.
 

1.1 Nguyên liệu làm sữa chua bạn cần phải có

Thông thường, với những người ưa ngọt thì sữa đặc sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất với công thức đơn giản, dễ nhớ [1 hộp sữa bò cho 2 hộp nước sôi, 1 hộp nước lạnh].

Nếu bạn muốn sữa chua đặc hơn thì có thể cho thêm sữa bột. Tuy nhiên, nhược điểm là không điều chỉnh được độ ngọt và sữa chua không thực sự láng mịn.

Còn khi chọn sữa tươi, cũng có thể thực hiện cách pha theo tỉ lệ như sữa bò [2 phần sữa tươi vừa thanh trùng, 1 phần sữa tươi để mát] và cho thêm đường tùy ý.

Về men làm sữa, có thể dùng 1 hộp sữa chua đặc là đủ cho 1 mẻ làm và chỉ cho vào sau khi đã có hỗn hợp sữa ấm nếu không sẽ làm chết men và sữa không bão hòa đều, gây ra hiện tượng trên trắng dưới có nước đục đục.

Khi mua sữa chua thành phẩm để làm men cái, bạn cần chú ý ngày sản xuất và hạn sử dụng để mua được loại sữa chua tươi mới. Lý do là vì men cái càng tươi mới thì sữa chua tự làm càng có chất lượng cao.

Trước khi làm sữa chua, để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh rồi mới dùng. Tỉ lệ thông thường giữa lượng men so với lượng sữa [tính theo ml] là từ 1/20 đến 1/15 [tối đa 60ml men sữa chua cho 1 lít sữa]. Nếu dùng men từ sữa chua tự làm tại nhà, không nên dùng men trong hũ sữa đã để quá 7 ngày.

➥ Lưu ý: Không được cho sữa chua vào ngăn đá, men vi khuẩn trong sữa chua sẽ bị chết, mất tác dụng.



Nguyên liệu làm sữa chua tại nhà
 

1.2 Một số lưu ý nhỏ khi làm sữa chua tại nhà

Nếu muốn sữa chua sau khi làm xong không nhanh hỏng: có màu, mùi, vị lạ… thì việc tiệt trùng, làm sạch các dụng cụ làm sữa chua là rất cần thiết.

Những dụng cụ này bao gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để quấy sữa, rây để lọc, thìa đong, cốc đong… đều phải cần phải vệ sinh kỹ hoặc ngâm qua nước đun sôi.

➥ Mẹo nhỏ: Phương pháp tiệt trùng, làm sạch hiệu quả và đơn giản là ngâm trong nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra, để khô hoàn toàn trong không khí.

Quá trình trộn men với sữa cần thực hiện nhẹ nhàng, không nên khuấy quá mạnh tay vì dễ khiến một số dinh dưỡng bị biến chất. Cần làm cho men hòa quyện đều trong sữa, tránh để hiện tượng men bị vón cục sẽ gây ra hiện tượng nhớt ở đáy cốc.

Để men và sữa hòa quyện lại, bạn chỉ cần lắc hoặc khuấy nhẹ là được, cần hạn chế quấy đảo nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.

Nhiệt độ phù hợp nhất để men sữa chua hoạt động là 32 đến 48 độ C. Nhiệt độ cao làm men bị chết và nhiệt độ thấp làm men không hoạt động, nếu có thì hoạt động chậm, dẫn đến việc sữa chua không đông và không có vị chua.

Hiện nay có nhiều cách ủ khác nhau như dùng lò nướng, dùng nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp, nồi áp suất, hoặc nếu trời nắng, có thể phơi sữa dưới nắng. Chỉ cần đạt được yêu cầu giữ ấm như trên là ổn.

➥ Lưu ý Bạn không ủ với nhiệt độ quá cao, men sẽ chết nếu gặp nhiệt độ cao hơn 54 độ C; không di chuyển hũ đựng sữa chua hay lắc mạnh hũ sữa trong khi ủ.

Để sữa chua có chất lượng cao nhất, bạn cần giữ nhiệt độ ở mức lý tưởng và ổn định. Thời gian ủ thường từ 4 đến 24 tiếng trong đó thời gian ủ càng ngắn sẽ làm cho chất lượng sữa chua càng cao.
 

Các công thức làm sữa chua tại nhà siêu đơn giản và dinh dưỡng

Hiện nay cùng là một cái tên của món ăn nhưng khi search tìm kiếm trên mạng bạn sẽ thấy rất nhiều cách chế biến khác nhau, kèm theo đó là một số biến tấu vô cùng đặc biệt.

Điển hình nhất chính là cách làm sữa chua ngon tại nhà hiện nay khi có nhiều cách chế biến vô cùng đơn giản và không hư hại nhiều như trước kia nữa.

Sau đây sẽ là một số cách làm sữa chua uống và ăn siêu đơn giản mà bạn có thể tham khảo và làm ngay tại nhà mà không cần nhiều nguyên liệu đắt tiền để thực hiện đâu đấy.
 


Cách làm sữa chua đơn giản tại nhà
 

2.1 Cách làm sữa chua bằng sữa ông thọ

Trong vô số các loại sữa đặc đang có trên thị trường hiện nay thì sữa ông thọ chính là một “cực phẩm” mà không phải nguyên liệu nào cũng có thể thay thế, nhất là đối với công thức làm sữa chua tại nhà.

Độ đặc quánh vừa tới cùng vị ngọt thơm khó cưỡng lại chính là lý do khiến món sữa này được xuất hiện trong mọi cách chế biến đồ ăn vặt tại Việt Nam.

Nguyên liệu làm yaourt trắng

Hũ đựng và nồi ủ

1 lon sữa đặc có đường

Nước sôi, nước đun sôi để nguội

1 hũ yaourt làm men cái [bạn có thể chọn sữa chua đóng hộp hoặc loại tự làm ở nhà đều được]

Thau hoặc ca lớn [ca nhựa loại lớn, dung tích khoảng 2 lít trở lên để có thể đổ sữa vào hũ đựng dễ dàng hơn].
 

Cách làm sữa chua bằng sữa đặc

Bạn đổ sữa đặc vào thau lớn [hoặc bạn có thể dùng ca nhựa]. Dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi và 2 lon nước đun sôi để nguội vào thau sữa đặc.

Khuấy đều cho sữa đặc tan hoàn toàn rồi cho sữa chua men cái vào [nếu bạn cho sữa chua men cái vào quá sớm, gặp nước sôi sẽ làm hỏng men].

Cho hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ.

➥ Lưu ý: Bạn nên canh thời gian ủ khoảng 6 tiếng để sữa đã bắt đồng đông lại và có vị chua dịu nhẹ. Nếu bạn muốn ăn yaourt ngọt, dẻo và mềm thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng.

Sau khi ủ, bạn có thể bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 tuần và dùng dần. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên dùng hết trong vòng 1 tuần sau khi thành phẩm. Bạn cũng có thể chừa lại 1 hũ để làm men cái cho mẻ sữa chua tiếp theo.
 

2.2 Cách làm sữa chua bằng sữa tươi bổ dưỡng

Giữa sữa đặc và sữa tươi thì nguồn dinh dưỡng đến từ sữa tươi thường được đánh giá tốt hơn cho sức khỏe của hệ tiêu hóa và làn da trắng sáng.

Để có thể làm sữa chua bằng sữa tươi ngon thì bạn nên lựa chọn loại sữa tươi tiệt trùng không đường để đảm bảo món ăn sẽ được bảo quản lâu hơn sau khi chế biến.

Các nguyên liệu làm sữa chua bằng sữa tươi

Đường.

1 lít sữa tươi [loại chưa thanh trùng].

2 hũ sữa chua có đường làm men cái.

Nồi lớn, đồ dùng để đựng và ủ sữa chua.
 

Cách làm yaourt bằng sữa tươi

Cho sữa tươi vào nồi. Đun nóng sữa, khuấy đều nhẹ tay theo một chiều để sữa không bị vón cục và cháy dính ở đáy nồi. Bạn thêm đường vào tùy theo độ ngọt mong muốn, khuấy đều để đường tan hết nhé.

Đun cho đến khi sữa nóng đạt khoảng 70–80oC [có sữa sủi bọt quanh mép nồi là được] thì tắt bếp. Bạn tránh để sữa sôi nếu không sữa sẽ bị mất chất.

Tiếp đến bạn để sữa nguội, cho sữa chua men cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đựng.

Cách ủ cũng tương tự như làm sữa chua bằng sữa đặc nhé. Sau đó, bạn để sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh 2–4 tiếng là có thể dùng được.
 


Cách làm sữa chua bằng sữa tươi
 

2.3 Cách làm sữa chua ngon từ sữa đặc và sữa tươi

Cách làm yaourt bằng sữa đặc và sữa tươi là sự pha trộn được nhiều người ưa chuộng nhất vì làm tăng thêm độ thơm béo và sánh mịn của hũ sữa chua dinh dưỡng.

Nguyên liệu làm sữa chua dẻo

1 lít sữa tươi.

1 hũ sữa chua men cái.

Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua.

1/2 lon sữa đặc [hoặc dùng nhiều hơn tùy theo độ ngọt mong muốn của bạn].
 

Cách làm yaourt bằng sữa đặc và sữa tươi

Bạn cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, bắc lên bếp và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt 70–80oC thì tắt bếp.

Sau khi hỗn hợp nguội bớt, cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ.

Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ để ăn thử và chọn lựa thời gian ủ phù hợp với khẩu vị của mình.
 

2.4 Cách làm sữa chua không đường

Sữa chua không chỉ có thể điều chỉnh được lượng ngọt mà còn không cần đường hoặc vị ngọt có sẵn trong men cái vẫn có thể làm bạn thỏa mãn với độ chua tự nhiên nhất.

Nguyên liệu làm yaourt không đường

1 lít sữa tươi không đường.

1 hũ sữa chua men cái không đường.

Dụng cụ nấu, đựng và ủ sữa chua.
 

Cách làm sữa chua không đường tại nhà

Bạn cho sữa tươi không đường vào nồi, đun nóng lên và khuấy đều, nhẹ tay theo 1 chiều. Đến khi sữa đạt khoảng 40oC thì tắt bếp.

Bạn có thể dùng tay kiểm tra, thấy sữa ấm vừa phải là được. Cho sữa chua cái vào khuấy đều rồi múc vào hũ đem đi ủ khoảng 6-8 tiếng.

Bạn có thể dùng 1 hũ yaourt đang ủ ăn thử, nếu thấy đạt được vị chua như ý rồi thì bảo quản sữa chua không đường trong ngăn mát tủ lạnh nhé.

Ăn sữa chua không chỉ giúp giảm cân, đẹp da từ bên trong mà bạn có thể tự làm mặt nạ sữa chua để dưỡng da nữa đấy! Sử dụng sữa chua không đường sẽ không lo làm da bị bắt nắng.
 

2.5 Cách làm sữa chua dẻo tại nhà

Để sữa chua nhà làm có độ sánh dẻo giống hệt ngoài tiệm thì bạn sẽ cần phải thực hiện thêm một số bước mới. kèm theo đó là những nguyên liệu chỉ có thể mua tại siêu thị.
 


Cách làm sữa chua dẻo tại nhà
 

Nguyên liệu bạn chuẩn bị: Gelatin 7g, 100ml whipping cream [hoặc không mua được thì bạn vẫn có thể sử dụng sữa tươi không đường nhé].

Cách làm sữa chua dẻo mịn tại nhà:

Lá gelatin ngâm nước lạnh 10 phút, vắt sạch nước và cho vào hỗn hợp sữa đặc cùng sữa tươi khuấy đều lên. Tiếp đến cho hũ sữa chua cái vào khuấy đều tay.

Sau khi đã đảm bảo mọi thành phần đã hòa quyện vào nhau thì tiếp đến bạn đem chúng đi ủ như những cách đã chia sẻ ở trên.

➥ Gợi ý: Cách ủ sữa chua bằng nồi cơm điện cực nhanh đơn giản 

Chế sữa vào hũ đựng thủy tinh. Cho hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước ấm vào nồi cơm điện, nước ngập khoảng 2/3 chiều cao của hũ là được.

Đóng nắp nồi lại và ủ từ 6-8 tiếng, nếu trời lạnh, sau mỗi 2 tiếng, bạn cắm điện, để chế độ giữ ấm “Keep Warm - Hâm nóng” khoảng 15 phút rồi rút điện ra để sữa chua ủ tốt hơn.


2.6 Cách làm sữa chua nha đam không bị đắng

Sữa chua nha đam với vị thanh mát từ những miếng nha đam giòn dai mọng nước, là một trong những món ăn giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích.

Cách làm sữa chua nha đam tại nhà:

Nha đam gọt vỏ, rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa, sau đó ngâm vào thau nước có pha ít muối và 15ml nước cốt chanh trong vòng 5 phút.

Tiếp đến, bạn xắt hạt lựu phần thịt trong của nha đam và rửa lại thêm 5–6 lần nữa để đảm bảo sạch và để ráo.

Kế tiếp, bạn nấu nước sôi, cho nha đam vào luộc nhanh 45 giây đến 1 phút. Sau đó vớt nha đam ra ngâm vào 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo.

Bạn tiến hành pha chế hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào và tiến hành ủ như bình thường là đã có những hũ sữa chua nha đam thanh mát rồi.
 

2.7 Cách làm sữa chua nếp cẩm

Để làm sữa chua nếp cẩm trước tiên bạn cần làm sữa chua trước. Bạn làm giống như công thức làm sữa chua truyền thống.
 


Cách làm sữa chua nếp cẩm tại nhà
 

Các nguyên liệu làm sữa chua nếp cẩm

3 lá dứa.

1 lít nước lạnh.

200g nếp cẩm.

100g đường trắng.

1/2 thìa cà phê muối.

100ml nước cốt dừa.

Sữa chua [bạn có thể chọn làm sữa chua trắng theo bất cứ công thức nào phía trên].
 

Hướng dẫn cách làm sữa chua nếp cẩm

Trước hết bạn cần phải sơ chế nguyên liệu: Gạo nếp cẩm đem vo sạch và ngâm trong khoảng 3–4 tiếng để nếp nở.

Nếp cẩm sau khi ngâm xong, vo lại 1 lượt nữa để sạch hơn rồi cho vào nồi. Thêm vào nước và một ít muối rồi đun nhỏ lửa đến khi thấy nếp chín và sánh lại.

Trong khi đun, bạn cho lá dứa vào đun cùng, thỉnh thoảng bạn nhớ khuấy đều tay nhé. [Lưu ý: Nếp vừa chín mềm là được, bạn không nên đun quá lâu để tránh bị lại nếp].

Khi nếp bắt đầu chín thì bạn cho đường vào, đảo đều và đun thêm 5 phút cho ngấm đều đường. Tắt bếp và để nếp thật nguội.

Múc chè nếp cẩm ra cốc, cho yaourt và nước cốt dừa vào là có thể dùng được sữa chua nếp cẩm rồi.
 

2.8 Cách làm sữa chua dẻo vị trà xanh

Trà xanh [matcha] với nhiều lợi ích sức khỏe đang trở thành hương vị mới rất được ưa chuộng. Bạn cũng có thể thử áp dụng công thức làm sữa chua trà xanh ngay tại nhà đấy.

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:

1 lít sữa tươi.

½ hộp sữa đặc.

½ thìa canh bột trà xanh.

2 hộp sữa chua không đường.
 

Cốc hoặc hũ thủy tinh để đựng sữa chua [cốc có nắp thì rất tốt rồi còn không thì dùng màng bọc thực phẩm dán lại cũng được]

1 chiếc thùng xốp là tốt nhất hoặc không thì 1 chiếc nồi thật dày để giữ nhiệt

Cách làm yaourt trà xanh dẻo cũng tương tự như cách làm sữa chua trắng tại nhà đã được 2momart hướng dẫn phía trên. Bạn chỉ cần pha loãng 1g bột trà xanh với nước. Sau khi pha xong hỗn hợp sữa, bạn cho trà xanh đã hòa tan vào rồi mới đem đi ủ sữa chua nhé.

Bột trà xanh bạn có thể ghé mua online tại các website thương mại điện tử hoặc siêu thị. Nhưng bạn không nên chọn loại trộn với sữa bột sẵn nhé!
 


Cách làm sữa chua dẻo trà xanh
 

2.9 Cách làm sữa chua hoa quả

Để làm tăng thêm những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe, ngoài cách làm sữa chua truyền thống thì bạn có thể chọn thêm một ít trái cây tươi bỏ vào hỗn hợp sữa chua làm tại nhà.

Nguyên liệu để làm sữa chua trái cây

1 hộp sữa đặc.

100ml sữa tươi không đường.

2 hộp sữa chua có đường.

Trái cây: kiwi, dứa, dâu tây, dưa hấu, xoài, chuối, nho [hoặc các loại trái cây mà bạn thích].

1 thìa cà phê muối.
 

Cách làm sữa chua uống hoa quả

Cách làm sữa chua trái cây cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần xay nhuyễn trái cây và lọc xác rồi cho vào hỗn hợp sữa khuấy đều.

Tiếp theo, bạn xắt hạt lựu các loại trái cây rồi cho vào hỗn hợp sữa luôn nếu thích sữa chua có thêm những miếng trái cây giòn sật nhé. Sau đó múc vào hũ và đem ủ là được.

Một số loại quả mọng không chịu được nhiệt độ cao. Vì thế, bạn nên cho toàn bộ sữa chua vào một chiếc bình lớn để ủ. Sau khi ủ xong, bạn cho số trái cây xắt hạt lựu vào rồi chia sữa vào các hũ nhỏ, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
 

2.10 Cách làm sữa chua cam

Với hương cam thơm mát và vị chua ngọt dễ uống, chắc chắn cả trẻ nhỏ và người lớn đều sẽ thích mê món đồ uống này. Sữa chua uống rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, ngoài ra còn có tác dụng tuyệt vời trong việc làm đẹp da của chị em phụ nữ chúng mình đấy nhé!

Nguyên liệu làm sữa chua cam tại nhà:

500ml sữa tươi không đường.

1 lon sữa đặc có đường.

1,2l nước lọc.

300ml nước cam vắt.

3 hộp sữa chua cái.
 

Cách làm sữa chua uống vị cam

Bổ đôi quả cam, vắt lấy nước. Lọc lại một lần nữa để loại bỏ hạt cam nhỏ lẫn vào khi vắt. Đổ 500ml sữa tươi không đường vào nồi đun đến khi nổi bọt lăn tăn ở thành nồi thì tắt bếp.

Tiếp theo, đổ sữa đặc vào nồi khuấy đều cho tan. Sau đó, đổ lần lượt 3 hộp sữa chua cái vào nồi khuấy đều. Đổ 1,2l nước lọc vào 300ml nước cam rồi khuấy đều. Đổ từ từ hỗn hợp nước cam vào nồi sữa khuấy đều tay.

Sau khi khuấy đều, bạn được hỗn hợp sữa chua uống màu vàng cam đẹp mắt. Đổ hỗn hợp sữa chua cam vào hộp có nắp đậy kín rồi đem ủ trong thùng xốp khoảng 8h để sữa chua uống lên men.
 

2.11 Cách làm sữa chua phô mai

Nếu là một tín đồ nghiện ăn vặt thì chắc chắn bạn không thể không biết đến món sữa chua phô mai dẻo thần thánh thường xuất hiện trong menu của nhiều quán trà sữa nổi tiếng đúng không nào.
 


Cách làm sữa chua phô mai đà lạt
 

Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị

220ml sữa tươi không đường.

200ml nước lọc.

160gr sữa đặc.

1 hộp sữa chua cái loại có đường [chọn loại mới sản xuất để dễ lên men hơn, để ở nhiệt độ phòng trước khi làm để dễ hoà tan hơn].

40gr phô mai, để ở nhiệt độ phòng [Bạn có thể dùng phô mai viên hay cream cheese đều được].

Cách làm yaourt phô mai thơm béo bùi

Đánh tan phô mai và sữa đặc trong một cái âu lớn.

Đun sữa tươi và nước cho ấm nóng [không đun sôi, vì nhiệt độ nóng quá sẽ làm chết men]

Rót ½ phần sữa đã đun vào phô mai khuấy đều cho tan, rồi cho phần còn lại khuấy tiếp.

Cho sữa chua cái vào, khuấy nhẹ cho tan [nếu bạn khuấy quá mạnh sẽ làm cho men bị yếu đi] và lọc qua rây

Rót vào hộp, đậy nắp hay bọc giấy bạc
 

Sữa chua Hy Lạp - Loại yaourt được ưa chuộng nhất hiện nay

Không chỉ là sữa chua thông thường, dạo gần đây thị trường ẩm thực Việt Nam khá rầm rộ với món ăn sữa chua Hy Lạp độc lạ và được xem như món eat clean vô cùng chất lượng.

Dành cho những ai chưa biết gì nhiều về loại sữa chua này, một số thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và hướng dẫn cách làm sữa chua Hy Lạp siêu ngon ngay tại nhà.
 

3.1 Sữa chua Hy Lạp là gì? Giá trị dinh dưỡng đem lại

Sữa chua Hy Lạp hay sữa chua kiểu Hy Lạp là loại sữa chua đã được lọc để loại bỏ whey protein. Whey protein là phần nước của sữa, nó có thể nhìn thấy được bằng mắt thường khi sữa đông lại hoặc bị tách ra thành phần lỏng và phần rắn.

Để loại bỏ whey protein làm sữa chua Hy Lạp, sữa chua thông thường được treo lơ lửng trên một cái tô trong một miếng vải với một thời gian nhất định.

Whey protein ở dạng lỏng chảy qua miếng vải, phần còn lại là sữa chua có độ sánh mịn và dẻo hơn so với sữa chua thường, đó chính là sữa chua Hy Lạp.

Dù đậm đặc hơn [do chứa ít chất lỏng hơn], nhưng hương vị của nó cũng không khác mấy so với sữa chua thông thường.

Khác với loại yaourt truyền thống, sữa chua Hy Lạp có giá trị dinh dưỡng cao hơn và rất tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng của sữa chua Hy Lạp có thể kể đến là:

Thực phẩm giảm cân hữu hiệu: Protein trong sữa chua giúp giảm trọng lượng cơ thể và thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp, canxi giúp hệ xương thêm chắc khỏe. Ngoài ra, trong quá trình lọc, sữa chua Hy Lạp cũng được loại bỏ bớt lactose [chất đường có trong sữa] nên ít carb, ít cholesterol hơn.

Tăng cường sức khỏe xương: Trong một nghiên cứu của Iceland, thành phần canxi trong sữa chua Hy Lạp có nhiều tác dụng trong việc tăng mật độ xương cũng như giảm các nguy cơ gây ra bệnh loãng xương khi về già.

Cải thiện chức năng não: Các chế phẩm sinh học trong sữa chua có khả năng đẩy lùi những dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Thành phần các lợi khuẩn trong đường ruột có tác động thay đổi cách thức hoạt động của não, điều này có nghĩa là ăn sữa chua có thể giúp giảm căng thẳng và tăng khả năng hoạt động cho não bộ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tác dụng này có liên quan mật thiết với khả năng hạn chế tăng cân của sữa chua Hy Lạp. Sữa chua Hy Lạp có khả năng hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm áp lực cho hoạt động trao đổi chất, lưu thông của máu trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch.

Chống lại bệnh tiểu đường: Thực phẩm lên men như sữa chua Hy Lạp có khả năng tăng cường sức khỏe đường ruột, giúp ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường và béo phì.

Có tác động tích cực trong việc làm đẹp, chăm sóc cơ thể: Giảm hình thành mụn, cải thiện sức khỏe răng miệng, làm đẹp da và tóc…
 


Cách làm sữa chua Hy Lạp dinh dưỡng
 

3.2 Cách làm sữa chua Hy Lạp bổ dưỡng tại nhà

Sữa chua Hy Lạp được mệnh danh là loại sữa chua ngon nhất trong các loại sữa chua, bởi sự mịn mượt, dẻo mềm, ngậy thơm của nó.

Tuy nhiên giá thành sữa chua Hy Lạp với giá rất đắt.  Sở dĩ nó đắt là vì quá trình làm tốn khá nhiều thời gian, và do được tách nước nên sản phẩm thu lại không nhiều [chỉ khoảng 35-40% lượng sữa chua].
 

# Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua Hy Lạp

1 lít sữa tươi không đường.

1 hộp sữa đặc loại trắng có nắp giật.

1 hộp kem tươi [Whipping Cream] 250ml.

1 hộp men sữa chua làm men cái [Bạn nào thích vị chua hơn chút thì dùng 2 hộp men].

Trước khi làm để hộp sữa chua bên ngoài môi trường nhiệt độ thường tầm 2 tiếng. [Nếu dùng sữa chua mình làm các bạn để riêng trong tủ đợi sau 10 ngày làm men].
 

# Cách làm sữa chua dẻo hy lạp

Bước 1: Đầu tiên cho hết hộp sữa đặc vào nồi, lấy chính lon sữa đặc đó đong 1 lon nước sôi hòa tan sữa đặc. Sau đó cho hết 1 lít sữa tươi và 250ml kem tươi vào hoà cùng. Tất cả khuấy chung thật đều và nhẹ tay.

Bước 2: Đặt nồi thành phẩm: Sữa tươi, sữa đặc, kem tươi... lên bếp đun. Vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi thành phẩm đạt đến độ nóng già tay tầm 70-80 độ thì bắc xuống.

Bước 3: Tiếp tục khuấy đều tay đến khi sữa còn thật ấm, tầm 37 độ như nhiệt độ cơ thể thì từ từ cho men sữa chua vào. Đổ từng ít một ra muỗng đổ vào thành phần trong xong khuấy nhẹ và thật đều tay, làm lặp lại cho hết hộp men sữa chua. Sau đó đổ hỗn hợp vào âu sạch.

Bước 4:  Bật lò vi sóng độ 2 phút ở chế độ hâm thức ăn. Khi lò vi sóng dừng thì cho âu vào ủ tầm 8 tiếng là được.

Bước 5: Sau khi sữa chua được ủ 8 tiếng. Các bạn chuẩn bị túi lọc hoặc khăn sạch, âu hoặc nồi và vỉ hấp hoặc rây.

Bước 6: Đặt vỉ hấp hoặc rây vào nồi hoăc rây lên âu rồi trải đều khăn sữa em bé lên trên rây, hoặc vỉ nhẹ nhàng đổ hỗn hợp sữa chua lên chiếc khăn [Hoặc cho hỗn hợp vào túi vải lọc]. Nước sẽ tách và chảy uống âu hoặc xong bên dưới. Phần nước tách này có thể uống nhưng nếu ai bị đau dạ dày nên bỏ nước này sau khi tách đi.

Bước 7:  Để cả âu và rây vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 8 tiếng sẽ cho ra thành phẩm sữa chua Hy Lạp đặc quánh. Nếu thích khô hơn bạn có thể để thêm 3-4 tiếng.
 

# Nguyên tắc làm sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp nôm na là sữa chua làm như bình thường rồi mang đi lọc, phần đạm whey trong sữa sẽ chảy xuống, để lại phần kem sữa chua đặc, dẻo, bóng mịn, giàu dinh dưỡng.

Chính vì vậy nguyên tắc để làm sữa chua Hy Lạp rất đơn giản. Vì trong sữa chua thường có một lượng nước khá lớn [khoảng 70 – 80%], còn lại là protein trong sữa.

Nên khi bỏ bớt phần nước này, ta sẽ thu được phần sữa chua đặc và dẻo hơn, và sản phẩm này chính là sữa chua Hy Lạp.

Việc tách nước cũng không có gì phức tạp. Chỉ cần dùng một mảnh vải lọc, cho sữa vào rồi treo lên, để nước tự thấm qua vải và rơi xuống, sữa sẽ được giữ lại bên trong vải. Sau khoảng 6 – 8h là có sữa chua Hy Lạp dẻo quánh.

Sữa chua Hy Lạp có thể ăn cùng với trái cây tươi hoặc khô, các loại ngũ cốc dinh dưỡng và thấm chí là salad dinh dưỡng trộn tại nhà sẽ rất ngon miệng.
 

Khắc phục một số vấn đề khi làm sữa chua

Sữa chua tuy được nhận xét là khá dễ thực hiện nhưng đối với một số “ma mới” thì quả thật chúng không thật sự đơn giản như những gì đọc qua trên mạng hoặc ngay tại bài viết này.

Bạn sẽ có thể thất bại ở những mẻ yaourt đầu vì gặp một số vấn đề nan giải, tuy nhiên vẫn có thể cứu chữa được bằng một số mẹo nhỏ như sau:
 


Một số vấn đề thường gặp khi làm sữa chua
 

4.1 Sữa chua bị nhớt

Khi mới làm sữa chua bạn sẽ dễ bắt gặp nhất trường hợp thành phẩm của mình bị đổ nhớt, hoặc có khi nhìn bên ngoài thì trông thấy sữa chua rất đặc.

Nhưng khi xúc một muỗng thì cảm thấy thành phẩm bị lằng nhằng với nhau, giống tương tự như lòng trắng trứng gà chứ không sánh mịn như trên mạng chỉ dẫn.

Nguyên nhân sữa chua nhà làm gặp phải vấn đề này là vì men chưa đủ lạnh và không được trộn vào sữa đúng cách sẽ gây ra hiện tượng sốc nhiệt.

Hoặc là do bạn ủ quá lâu thành phẩm trong nhiệt độ không ổn định, khiến men bị chết và dẫn đến trường hợp thành phần rời rạc, không dẻo mịn như mong đợi.

Đối với loại sữa chua bị nhớt thì bạn sẽ có thể biến hóa chúng thành sữa chua Hy Lạp nên đừng vội bỏ đi hết thành quả của mình làm ra nhé!
 

4.2 Sữa chua có vị bột hoặc nhám

Nếu bạn sử dụng sữa bột để làm sữa chua thì cần phải đảm bảo thành phần này đã được hòa tan hết, tránh việc lắng đọng và vón cục bên trong nồi sữa chua.

Trong quá trình ủ, nếu bạn lay động sữa quá nhiều hoặc lay động mạnh cũng sẽ là nguyên nhân khiến cho hương vị của sữa không trở nên ngon miệng mà bị nhám.
 

4.3 Sữa chua bị tách nước

Bạn đừng lo lắng khi đôi lúc thấy trên bề mặt sữa chua có thể xuất hiện một lớp nước màu vàng nhạt nhé. Đây được gọi là whey hoàn toàn bình thường và không gây hại đến sức khỏe của chúng ta. Lớp nước này chứa khá nhiều dinh dưỡng, có thể uống được nên không cần phải hớt đổ đi.

Nguyên nhân sữa chua của bạn xuất hiện lớp nước tách biệt này là do ủ quá lâu trong nhiệt độ cao hoặc bị xê dịch và lay động mạnh trong quá trình ủ.
 

4.4 Sữa không đủ chua

Nếu sữa đã đông đặc mịn nhưng không đủ chua thì bạn tiếp tục tăng thời gian ủ. Thông thường bạn sẽ cần từ 4 - 6 tiếng nếu muốn ăn ngọt và từ 6 - 7 tiếng khi muốn sữa có vị chua hơn.
 

4.5 Sữa không đông và không chua

Lý do là vì chất lượng men: Men cũ, ít vi khuẩn hoặc vi khuẩn men hoạt động quá yếu.

Do chất lượng sữa: Sữa có lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến sự sống của men sữa.

Do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao làm chết đi men.
 

Công dụng của sữa chua đối với sức khỏe người dùng

Nếu bạn đang thắc mắc về các loại dinh dưỡng mà 2momart nói xuyên suốt trong bài viết này thì dưới đây sẽ là phần giải thích cụ thể hơn về những sự hữu ích khi ăn món sữa chua nhà làm sẽ được những gì.

# Protein: Sữa chua nguyên chất làm từ sữa nguyên chất có thể chứa khoảng 8,5 g protein trong mỗi 245g sữa chua. Protein này chia thành 2 loại: Whey [váng sữa] và Casein [là các protein sữa không hòa tan].

# Chất béo: Có tới 400 loại chất béo khác nhau trong sữa chua, phụ thuộc vào loại sữa làm ra nó. Sữa chua có thể sản xuất từ tất cả các loại sữa như sữa nguyên kem, sữa ít béo hoặc không béo.

# Đường [Carbohydrat]: Sữa chua chứa ít đường tự nhiên, trong sữa chua nguyên nhất chủ yếu ở dạng đường đơn lactose và galactose. Hàm lượng các chất như sau:

Hàm lượng lactose trong sữa chua thấp hơn sữa, do quá trình lên men vi khuẩn của sữa chua làm cho lactose bị phá vỡ và chuyển hóa thành galactose và glucose.

Hầu hết glucose sẽ chuyển hóa thành axit lactic làm nên vị chua của sản phẩm.

Các loại sữa chua cũng chứa một lượng chất làm ngọt bổ sung đáng kể như sucrose [đường trắng] và đường hương liệu.

Lượng đường trong sữa chua thường không cố định và có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn.

# Vitamin và khoáng chất: Tùy vào loại sữa chua khác nhau sẽ có thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau. Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất lớn như: Vitamin B12, Canxi, Photpho và Riboflavin.

# Probiotic: Là vi khuẩn sống có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và được tìm thấy trong các sản phẩm sữa lên men như sữa chua. Các probiotic ở trong sản phẩm lên men chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria.
 


Giá trị dinh dưỡng của sữa chua nhà làm
 

Quả thật là việc làm sữa chua ngon tại nhà không chỉ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị mà còn nâng cao được sức khỏe của bản thân và gia đình hơn rất nhiều.

Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về đời sống đặc biệt là chế biến món ăn ngon tại nhà thì đừng quên truy cập vào 2momart.vn hằng ngày nhé.

Ở đây ngoài việc so sánh giá các vật phẩm cần thiết sử dụng trong gia đình thì sẽ còn đem đến cho bạn rất nhiều kiến thức hữu ích khác nữa đấy!

Video liên quan

Chủ Đề