Tốc độ đô thị hóa là gì


Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị

III. Đô thị hóa

1. Khái niệm

- Sự tăng nhanh về số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị.

- Sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn.

- Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm

Quá trình đô thị hóa thể hiện ở ba đặc điểm chính sau đây:

a] Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh

Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và liên tục.

 b] Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

- Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.

- Hiện nay trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.

c] Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị 

Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn nhích gần lối sống thành thị nhiều mặt.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường

a. Ảnh hưởng tích cực

- Kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Xã hội: Thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, các quá trình sinh, tử, hôn nhân,…

- Môi trường: Hình thành môi trường mới.

b. Ảnh hưởng tiêu cực

- Kinh tế: Thiếu việc làm, nông thôn mất nguồn lao động lớn,…

- Xã hội: Nghèo đói, sinh hoạt thiếu thốn.

- Môi trường: Ô nhiễm môi trường,…

Loigiaihay.com


  • Trả lời câu hỏi mục I trang 93 SGK Địa lí 10

    2a] Dựa vào bảng số liệu 24.1, em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới. 2b] Dựa vào bảng 24.2, hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 - 2005.

  • Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1900-2005.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 95 SGK Địa lí 10

  • Căn cứ vào hình 24, em hãy cho biết: Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất? Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhhất?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 96 SGK Địa lí 10

  • Bài 1 trang 97 SGK Địa lí 10

    Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố.

  • Bài 2 trang 97 SGK Địa lí 10

    Trình bày sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hình quần cư thành thị và quần cư nông thôn?

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Đến năm 2030, dự kiến tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt trên 53%

Đô thị hoá tưởng chừng là cụm từ rất quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng hiểu đủ về quá trình này. Chính vì vậy, để giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích, chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp cụ thể các vấn đề liên quan đến đô thị hoá ngay trong bài viết sau đây. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo.

Đô thị hoá là gì?

Đô thị hoá được hiểu chính xác là sự mở rộng đô thị. Đây được xem là hoạt động nhằm dẩy mạnh sự phát triển của lối sống thành thị đến các khu vực. Về cả phương diện mật độ dân số, chất lượng cuộc sống, hạ tầng khu vực… 

Trong đó, mức độ đô thị hoá sẽ được xác định dựa trên tỉ lệ phần trăm giữa số dân/diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng/khu vực. Còn tốc độ đô thị hoá sẽ được tính dựa trên tỉ lệ gia tăng của 2 yếu tố trên theo thời gian.

Các quá trình cơ bản của hành trình đô thị hoá

Đô thị hoá là kết quả của cả một quá trình phát triển từ nhiều yếu tố. Cụ thể như:

  • Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có: Đây là 1 trong các yếu tố tác động đến hoạt động đô thị hoá của một khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, nó không thật sự ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến công tác này.
  • Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị.
  • Sự ảnh hưởng, sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá kéo theo sự mở rộng của các khu công nghiệp và khu đô thị mới.

Đặc điểm đô thị hoá tự phát

Đô thị hoá tự phát được hiểu nôm na là hoạt động mở rộng và phát triển đô thị không có sự kiểm soát. Nó đơn thuần chỉ là kết quả của sự gia tăng cơ học về dân số mà không có bất kỳ một sự quy hoạch cụ thể nào.

Không khó để nhận thấy, nguyên nhân chính của việc đô thị hoá tự phát là do tình trạng nhập cư ồ ạt tại khu vực. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc di dời bộc phát của người dân từ nông thôn ra thành thị để làm ăn sinh sống hoặc vì những tác động, hệ luỵ bởi thiên tai. Kết hợp đó là năng lực quản lý yếu kém, thực trạng mất kiểm soát của chính quyền địa phương.

Các đặc điểm cơ bản của khu đô thị hoá tự phát có thể kể đến như:

  • Số dân đô thị không ngừng tăng một cách mất kiểm soát.
  • Lãnh thổ đô thị mở rộng không theo bất kỳ kế hoạch phát triển, mục đích quy hoạch cụ thể nào.
  • Hạ tầng khu vực không có sự phát triển.
  • Nhiều vấn  đề an ninh – xã hội phát sinh.
  • Chất lượng cuộc sống thấp.
  • Khu vực có tốc độ phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá yếu kém.

Các ảnh hưởng của đô thị hoá

Hoạt động đô thị hoá đã và đang mang lại nhiều tác động tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những hệ luỵ tiêu cực mà quá trình này mang lại.

Tích cực

  • Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng.
  • Tiêu thụ lượng lớn các loại sản phẩm hàng hoá đa dạng.
  • Nơi có nguồn lực lao động chất lượng cao, cơ sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại => Thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước.
  • Các vấn đề về nước thải sinh hoạt được xử lý tốt hơn so với nông thôn.
  • Gia tăng giá trị bất động sản.

Tiêu cực [Đối với trường hợp đô thị hoá tự phát]

  • Quỹ đất hạn hẹp.
  • Gia tăng khoảng cách tại các điểm giao thông.
  • Mức sống khu vực tăng. Dịch vụ công cộng vướng phải tình trạng quá tải.
  • Lượng rác thải sinh hoạt tăng cao.
  • Tăng chi phí đầu tư các cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
  • Chịu tác động xấu đến từ sự phân hoá xã hội. Điển hình là việc cư dân ngoại ô thường sẽ không quan tâm quá nhiều đến các khó khăn của khu đô thị… 
  • Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.
  • Khiến các hoạt động sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển lên thành phố.
  • Chất lượng dân số bị ảnh hưởng. Khu vực khó khăn trong việc kiểm soát dân số.
  • Người dân sinh sống và làm việc tại thành thị phải đương đầu với tỷ lệ thất nghiệp lớn.
  • Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn.
  • An ninh xã hội không đảm bảo, nhiều tệ nạn xã hội cũng như các vấn đề không mong muốn phát sinh. Ví dụ như: Nạn mù chữ, nghèo đói, lạc hậu trộm cắp, giết người cướp của… 

“Điểm mặt gọi tên” các khu vực có tốc độ phát triển mạnh

Một số khu vực phát triển mạnh đô thị hoá

Theo thống kê ngày 01/04/2019, cả nước có tổng cộng 12 tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hoá cao nhất. Bao gồm:

  1. Thành phố Hồ Chí Minh
    • Dân số thành thị: 7.052.750
    • Tốc độ đô thị hoá: 80,45%
  2. Thành phố Hà Nội
    • Dân số thành thị: 5.465.400
    • Tốc độ đô thị hoá: 69,70%
  3. Tỉnh Bình Dương
    • Dân số thành thị: 1.430.898
    • Tốc độ đô thị hoá: 74,10%
  4. Thành phố Hải Phòng
    • Dân số thành thị: 922.619
    • Tốc độ đô thị hoá: 45,48%
  5. Thành phố Đà Nẵng
    • Dân số thành thị: 1.252.010
    • Tốc độ đô thị hoá: 84,11%
  6. Thành phố Cần Thơ
    • Dân số thành thị: 1.005.445
    • Tốc độ đô thị hoá: 70,75%
  7. Tỉnh Quảng Ninh
    • Dân số thành thị: 801.761
    • Tốc độ đô thị hoá: 61,65%
  8. Tỉnh Thừa Thiên Huế
    • Dân số thành thị: 626.700
    • Tốc độ đô thị hoá: 50,30%
  9. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
    • Dân số thành thị: 687.925
    • Tốc độ đô thị hoá: 50,11%
  10. Tỉnh Khánh Hoà
    • Dân số thành thị: 625.176
    • Tốc độ đô thị hoá: 44,54%
  11. Tỉnh Lâm Đồng
    • Dân số thành thị: 598.255
    • Tốc độ đô thị hoá: 42,61%
  12. Tỉnh Bình Thuận
    • Dân số thành thị: 525.659
    • Tốc độ đô thị hoá: 41,20%

Trên đây là các giải đáp về vấn đề đô thị hoá. Hy vọng qua các nội dung trên, bạn đọc đã có thêm được cho mình những thông tin hữu ích về hoạt động này. Từ đó, có thể mở mang thêm kiến thức và ứng dụng tốt chúng vào những hoạt động, kế hoạch sắp tới của bản thân.

Chủ Đề