Thế nào là tác giả chính bài báo

Trước một đơn xin phong học hàm giáo sư của một ứng viên với nhiều bài báo khoa học có nhiều tác giả, vấn đề đặt ra cho hội đồng xét duyệt là đánh giá đóng góp của ứng viên đó cho khoa học như thế nào để bảo đảm tính khách quan và công bằng? Gần đây, có ý kiến đề nghị phương thức tính điểm thưởng cho các cá nhân có bài báo công bố quốc tế như sau: Mỗi bài báo đăng tạp chí quốc tế được một điểm, bài báo đồng tác giả thì điểm đó sẽ được chia đều cho số tác giả. Trong thực tế, cách đánh giá này còn nhiều điểm bất hợp lý.

Nghiên cứu khoa học trong những thập niên gần đây thường mang tính liên ngành. Một công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu thực nghiệm như y sinh học, đòi hỏi sự đóng góp từ rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành như sinh hóa, y khoa lâm sàng, thống kê học và dịch tễ học, y học hạt nhân, sinh học phân tử, di truyền học... Không những trong các ngành khoa học thực nghiệm, mà ngay cả khoa học xã hội cũng có xu hướng nghiên cứu liên ngành.

Theo một phân tích vào thập niên 60 của thế kỷ trước, có đến 62% số lượng công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được trao giải Nobel là do hợp tác với các đồng nghiệp khác. Nếu là một công trình nghiên cứu có kế hoạch và đề cương nghiêm chỉnh, vấn đề này thường được giải quyết và nhất trí trước khi soạn thảo bài báo. Trong thực tế, các nghiên cứu khoa học không suôn sẻ như thế, mà thường vấp phải những khó khăn, đòi hỏi sự cộng tác và hỗ trợ từ các đồng nghiệp khác không nằm trong kế hoạch vạch ra lúc ban đầu. Trong những trường hợp này, việc hoạch định thứ tự tác giả có khi rất khó khăn và nan giải, xảy ra không ít tranh chấp.

Tiêu chuẩn tác giả và cách tính điểm của một số tổ chức quốc tế

Năm 1985, Ủy ban quốc tế các nhà biên tập Tạp chí Y học [International Committee of Medical Journal Editors - ICMJE, còn gọi là Vancouver Group] đã đề ra ba tiêu chuẩn cho một tác giả bài báo khoa học. Năm 2000, ba tiêu chuẩn này được hiệu đính lại và được giới khoa học quốc tế công nhận là những tiêu chuẩn vàng để quy định quyền tác giả. Theo định nghĩa của ICMJE, một thành viên nghiên cứu có tư cách đứng tên tác giả phải hội đủ cả ba tiêu chuẩn sau đây: Ðã có đóng góp quan trọng trong việc hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu, hoặc thu thập dữ kiện, hoặc phân tích và diễn dịch dữ kiện; đã soạn thảo bài báo hay kiểm tra nội dung tri thức của bài báo một cách nghiêm túc; và  phê chuẩn bản thảo sau cùng để gửi cho tạp chí.

Trong thực tế, rất ít nhóm nghiên cứu tuân thủ theo các tiêu chuẩn trên đây, nhưng thứ tự tác giả thường được hoạch định theo một "văn hóa" của trung tâm nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu ngầm chấp nhận. Các "quy chế" bất thành văn này có thể tóm lược như sau:

Thứ nhất, văn hóa thứ tự: Tác giả có công nhiều nhất [ý tưởng nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu, viết bản thảo] sẽ đứng tên tác giả số một, người có công thứ hai đứng tên tác giả số hai, người có công ít nhất đứng tên sau cùng.

Thứ hai, văn hóa tương đương: Tất cả các tác giả có mức độ đóng góp như nhau, và thứ tự tác giả sẽ được quyết định theo thứ tự chữ cái.

Thứ ba, văn hóa "đầu chót": Tác giả thứ nhất và tác giả sau cùng là hai người có đóng góp nhiều nhất và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong bài báo. Thông thường, tác giả thứ nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ hay sau tiến sĩ, tác giả sau cùng là trưởng nhóm nghiên cứu  và các tác giả theo sau tác giả đầu được xếp theo mức độ đóng góp.

Thứ tư, văn hóa định lượng: Chi tiết về đóng góp của từng tác giả được liệt kê một cách vắn tắt và định lượng trong nội bộ với nhau. Chẳng hạn như hai hay ba tác giả có đóng góp tương đương nhau, và thứ tự tác giả được sắp xếp theo thứ tự chữ cái hay theo một phương pháp khá khoa học: Ngẫu nhiên hóa.  Do đó, khi xem xét lý lịch của một nhà khoa học, hoặc đơn đề bạt, hay đơn xin tài trợ của một ứng viên, nếu không biết được "văn hóa" mà ứng viên xuất thân thì rất khó đánh giá khách quan và chính xác ứng viên đó.

Vấn đề nữa là làm sao để định lượng đóng góp của ứng viên trong những bài báo gồm nhiều tác giả. Mới đây, có một đề nghị rất thú vị và khá hợp lý để giải quyết vấn đề này. Theo đó, cách tính điểm có thể dựa vào hệ số ảnh hưởng của tạp chí.

Trước thập niên 60 của thế kỷ trước, phần lớn các bài báo khoa học chỉ có một hoặc hai tác giả, thường là những nhà khoa học "sếp" của một cơ sở nghiên cứu. Các cộng sự làm việc cho sếp rất ít khi được đứng tên tác giả. Trong trường hợp này, việc đánh giá công trạng bề ngoài có thể chẳng có vấn đề gì, nhưng trong thực tế không phản ánh công bằng công trạng của các nhà khoa học trẻ.

Khuynh hướng "độc tôn" này không thể kéo dài mãi được trước những phàn nàn và chỉ trích của các nhà khoa học trẻ, cho nên các tạp chí quốc tế phải đề ra những tiêu chuẩn chung và cụ thể thế nào là một "tác giả"  của một bài báo khoa học. Chiều hướng "đa tác giả" trong một bài báo khoa học sẽ tiếp tục và vấn đề đánh giá công trạng phải đặt ra. Phương pháp tính điểm như vừa trình bày tuy mang tính khách quan, nhưng cũng chỉ là một cách để tham khảo, vì trong thực tế còn nhiều yếu tố khác mà các "văn hóa" trên không áp dụng được.

Vấn đề trở nên khó khăn hơn khi trong vài năm gần đây có hiện tượng "tác giả ma" và "tác giả danh dự". Tác giả ma là những người trực tiếp thực hiện công trình nghiên cứu và soạn thảo bài báo khoa học, nhưng họ không muốn đứng tên tác giả, mà lại "mướn" một nhóm nhà khoa học đứng tên tác giả!

Trong một bài báo phân tích về vấn đề tác giả, các nhà nghiên cứu Thụy Ðiển và Canada đã phát hiện trong số 44 công trình nghiên cứu lâm sàng do các công ty dược thực hiện, có đến 75% có hiện tượng tác giả ma. Còn tác giả danh dự là những người không hội đủ điều kiện đứng tên tác giả, nhưng vì có ảnh hưởng hay có tên tuổi trong ngành nên được mời đứng tên tác giả bài báo. Theo một phân tích gần đây, khoảng 19-33% số bài báo trong lĩnh vực y - sinh học có ít nhất một tác giả danh dự.

Trông người lại nghĩ đến ta

Vấn đề lạm dụng đứng tên tác giả bài báo ở Việt Nam chưa được thảo luận chính thức trên mặt báo, nhưng qua phản ánh không chính thức của nghiên cứu sinh và sinh viên, vấn đề này tồn tại khá phổ biến ở các trường đại học và trung tâm nghiên cứu. Những "hiện tượng" phổ biến mà người viết bài này từng biết hay được biết qua đồng nghiệp là việc "sếp" của một nhóm nghiên cứu tiếm công của đồng nghiệp trẻ; "sếp" chẳng liên quan gì đến công trình nghiên cứu, nhưng là giám đốc bệnh viện hay giám đốc trung tâm nghiên cứu, nên được các tác giả dưới quyền ghi tên tác giả bài báo; các công ty dược "mướn" đứng tên tác giả bài báo dù chẳng dính dáng gì đến công trình nghiên cứu. Có nhiều bài báo, thậm chí cả sách, mà tác giả chỉ là người dịch từ các bài báo hay sách từ nước ngoài, nhưng lại "vô tư" đứng tên tác giả bản tiếng Việt.

Phải làm gì để tránh tình trạng nhập nhằng trong vấn đề quyết định ai là tác giả và vị trí của tác giả trong bài báo?

Chúng tôi xin nêu một số giải pháp sau: Trường đại học và trung tâm nghiên cứu cần phải xây dựng một chính sách cụ thể về đóng góp trong nghiên cứu, chỉ rõ các điều kiện cần thiết để các nhà nghiên cứu có thể xác định vị trí của tác giả trong bài báo; nên hoạch định tác giả và vị trí tác giả trước khi tiến hành nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn thảo luận và thiết kế nghiên cứu; việc hoạch định này nên dựa theo các tiêu chuẩn của ICMJE đề ra, và tất cả các tác giả phải nhất trí trước khi tiến hành nghiên cứu.

Bài báo khoa học là một "đơn vị đo lường" cho sự nghiệp của nhà khoa học. Vì thế, đứng tên tác giả một công trình khoa học có nhiều lợi ích rất thiết thực và quan trọng cho nhà khoa học. Những lợi ích này có thể tóm lược trong năm khía cạnh sau đây: Ðóng góp cho sự tiến bộ của khoa học; thành tựu cá nhân; bằng chứng về khả năng tri thức; đóng góp vào sự phát triển của chuyên ngành và danh tiếng; thước đo để được đề bạt các chức danh khoa học, xin tài trợ, và gia nhập vào các hội đoàn nhóm nhà khoa học ưu tú. Do đó, việc xác định công trạng một cách khách quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thẩm định đóng góp của một nhà khoa học.

Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã chọn gửi đăng bài. Xin vui lòng dành thời gian đọc và làm theo hướng dẫn nhằm đảm bảo quyền lợi cá nhân và quá trình đăng bài được thuận lợi.

1. Quy định chung

- Bản thảo bài viết gửi đăng Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing là bản thảo gốc, mới và không trùng lắp với sản phẩm đã được xuất bản trước đây bao gồm cả sản phẩm do chính tác giả xuất bản.

- Bản thảo bài viết chỉ được gửi đến Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing và không gửi đăng ở tạp chí khác trong khi chờ đợi.

- Bản thảo không mang tính chất lạm dụng, phỉ báng, khiêu dâm, gian lận và bất hợp pháp. Bản thảo không được sử dụng ngôn ngữ mang tính kỳ thị như phân biệt chủng tộc hay kỳ thị giới tính.

- Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing thực hiện quy trình phản biện kín. Tất cả các ý kiến đóng góp sẽ được Ban biên tập ghi nhận vì sự phát triển bền vững của Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing. Bài báo đáp ứng các yêu cầu sẽ được gửi đến tối thiểu là 2 chuyên gia phản biện độc lập để đánh giá chất lượng khoa học. Ban biên tập chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định cuối cùng liên quan đến việc chấp nhận hay không chấp nhận bài báo. Quyết định của Ban biên tập là cuối cùng.

- Hiện tại, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing không thu phí gửi bài, không tính phí về số trang bài báo và thực hiện truy cập mở đối với tất cả các bài báo đã xuất bản.

2. Hướng dẫn chung

- Bản thảo bài viết được viết bằng tiếng Việt. Có thể sử dụng bất kỳ thể loại dấu câu và chính tả phù hợp. Sử dụng dấu nháy đơn để trích dẫn trực tiếp, ngoại trừ trường hợp dấu ngoặc đơn nằm lồng vào dấu ngoặc đơn khác. Tất cả các trang phải được đánh số.

- Bản thảo không dài quá 15 trang đánh máy khổ A4 [bao gồm cả bảng biểu, ghi chú, tài liệu tham khảo và phụ lục]; được định dạng với khoảng cách các dòng single và bao gồm trang tiêu đề với các nội dung: Tên bài viết, tên tác giả, nơi công tác [nếu có] và thông tin liên lạc. Cung cấp chính xác địa chỉ thư điện tử của tác giả. 

- Bản thảo cần tuân thủ theo thứ tự sau: trang tiêu đề; tóm tắt; từ khóa; Abstract và Keywords bằng tiếng Anh, nội dung chính; tài liệu tham khảo; phụ lục [nếu có]; bảng biểu [nếu có]; hình [nếu có]. Các bảng biểu và hình cần được đánh số và thể hiện rõ vị trí trong bài viết.

- Không có yêu cầu bắt buộc cho việc định dạng nội dung chính của bài viết. Tuy nhiên, các bản thảo nên có đủ các phần quan trọng như: Giới thiệu; Cơ sở lý thuyết; Phương pháp nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu; Kết luận

- Phần tóm tắt dao động từ 05 – 10 dòng và bắt buộc phải có khi gửi bài.

- Mỗi bản thảo không liệt kê nhiều hơn 5 từ khóa.

- Các dòng tiêu đề phải ngắn gọn, súc tích và đánh số thứ tự, sử dụng hệ thống thập phân cho phần phụ.

- Các tác giả cần cung cấp đầy đủ tên họ, nơi công tác, địa chỉ bưu điện, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử trên trang bìa của bản thảo. Nếu chỉ có một tác giả thì được xem là tác giả chính. Vui lòng cung cấp nơi công tác cũng là nơi thực hiện nghiên cứu. Nếu có bất kỳ tác giả trong nhóm nghiên cứu đổi đơn vị công tác trong suốt quá trình phản biện, cần ghi chú lại nơi công tác mới. Lưu ý rằng địa chỉ thư điện tử của người viết chính phải có trong bài báo được định dạng PDF cũng như ấn phẩm điện tử.

- Tất cả các cá nhân có quyền tác giả và có tên trong bản thảo được xem là đồng tác giả; người viết chính phải được toàn bộ nhóm tác giả đồng ý cho phép là người đại diện để trao đổi các vấn đề liên quan đến việc xuất bản bản thảo và thứ tự tên cũng cần được thỏa thuận trước giữa các thành viên.

- Tiểu sử khoa học tóm tắt của các tác giả không bắt buộc phải cung cấp.

3. Hướng dẫn chi tiết

- Kiểu chữ: Times New Roman, cỡ chữ 12, khổ giấy A4, khoảng cách dòng Single, cỡ chữ phần Tài liệu tham khảo 10.

- Đánh số và Ngày tháng: sử dụng hoàn toàn chữ số Ả Rập [vd: 23]. Ngày tháng được ghi như sau: 23/4/2020.

- Tiêu đề: Viết in, đậm tên bài báo.

- Tên tác giả: cung cấp đầy đủ họ tên của tác giả và các cộng sự trên trang tiêu đề.

- Nơi công tác: cung cấp nơi công tác của từng tác giả [cơ quan, đại học, thành phố, quốc gia]

- Thông tin người liên lạc: địa chỉ thư điện tử cơ quan của tác giả chính. Nhà xuất bản sẽ yêu cầu địa chỉ bưu điện, nhưng thông tin này không xuất bản.

- Phản biện kín: để bảo đảm danh tính của tác giả và các thành viên nghiên cứu không được tiết lộ với phản biện.

- Tóm tắt: Thể hiện rõ đoạn tóm tắt với tiêu đề và thu nhỏ cỡ chữ.

- Từ khóa: liệt kê tối đa 05 từ khóa để thuận tiện cho độc giả tìm kiếm bài báo. Khuyến khích tác giả sử dụng từ khóa ngắn gọn, không quá 6 chữ cho một từ khóa.

- Tiêu đề bên trong bài viết: vui lòng thể hiện tiêu đề ở từng phần trong bài báo:

  • Tiêu đề tầng 1 [ví dụ: Giới thiệu]: in đậm, viết hoa ký tự đầu đối với tên riêng.
  • Tiêu đề tầng 2: in đậm, in nghiêng, viết hoa ký tự đầu đối với tên riêng
  • Tiêu đề tầng 3: in nghiêng, viết hoa ký tự đầu đối với tên riêng
  • Tiêu đề tầng 4: in nghiêng, bắt đầu ở mỗi đoạn. Văn bản theo sau ngay đó đứng sau dấu chấm hoặc dấu câu khác

- Bảng, hình và Biểu đồ: thể hiện rõ các bảng/hình/biểu đồ nằm ở vị trí nào trong nội dung. Các bảng và số liệu thực tế nên được trình bày ở cuối văn bản hoặc trong một tập tin riêng theo yêu cầu của Ban biên tập. 

- Chú thích cho Bảng/Hình: đảm bảo rằng các bảng/hình đều phải có chú thích. Chú thích ghi ngắn gọn [không phải trên chính hình đó] và yêu cầu phải có mô tả về hình ảnh. Tối thiểu hóa số lượng chữ trong hình nhưng phải giải thích tất cả các ký tự và viết tắt sử dụng trong hình.

- Tài liệu tham khảo

  • Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing áp dụng cách trích dẫn theo chuẩn APA [American Psychological Association]. Trong đó, tên tác giả, tên bài báo/sách, tựa đề chương/bài báo, năm xuất bản, kỳ xuất bản và số trang phải được liệt kê. DOI được khuyến khích cung cấp.
  • Trích dẫn cho cơ sở dữ liệu: tạp chí khuyến khích tác giả trích dẫn các cơ sở dữ liệu trong bản thảo bằng cách trích dẫn chúng trong văn bản và đính kèm một trích dẫn trong Danh mục tài liệu tham khảo. Trích dẫn cho cơ sở dữ liệu bao gồm các yếu tố sau: tên tác giả, tên bộ dữ liệu, cơ sở dữ liệu, phiên bản [nếu có thể], năm, và định danh liên tục toàn cầu. Bỗ sung thêm [bộ dữ liệu] ngay trước tài liệu tham khảo để biết đó là tham chiếu dữ liệu.

- Ngôn ngữ: Tiếng Việt

- Tài liệu bổ sung: nếu bài báo có bao gồm các đoạn ghi hình hoặc các tài liệu bổ sung, những tài liệu này phải được gửi kèm theo bài báo nhằm phục vụ công tác phản biện.

- Chú thích mỗi cuối trang: nên sử dụng ít và nên đánh số các chú thích liên tục trong suốt bài báo. 

- Dữ liệu nghiên cứu: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing khuyến khích và cho phép tác giả chia sẻ dữ liệu nhằm hỗ trợ nghiên cứu ở những nơi thích hợp và cho phép tác giả liên kết dữ liệu với các bài báo đã xuất bản của tác giả. 

- Phản biện kín: Tạp chí áp dụng hình thức phản biện kín hai chiều, bảo đảm bí mật danh tính của tác giả với phản biện và ngược lại. 

- Gửi bài: Mọi bài viết, thư từ, bao gồm thông báo về quyết định và yêu cầu chỉnh sửa của Ban biên tập… được gửi qua thư điện tử.

- Gửi bản chỉnh sửa: bất kể định dạng ban đầu của bản thảo là gì, sau khi chỉnh sửa, tác giả phải gửi lại cho tạp chí tập tin với định dạng có thể chỉnh sửa được. Bố cục văn bản càng đơn giản càng tốt. Hầu hết các mã định dạng văn bản sẽ được loại bỏ và thay thế khi xử lý bài báo. Để tránh các sai sót không cần thiết, tác giả nên sử dụng chức năng kiểm tra chính tả và ngữ pháp có trong trình xử lý văn bản.

Video liên quan

Chủ Đề