Tọa độ đọc như thế nào?

Bài 1 Địa Lí 6 Kết nối tri thức giúp các em biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc [Xích đạo], các bán cầu, toạ độ địa lí.

BÀI 1

HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ

Học xong bài này, em sẽ:

  • Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc [Xích đạo], các bán cầu, toạ độ địa lí.
  • Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu. Ghi được toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

Ngày nay, các con tàu ra khơi đều có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí của tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển?

Em có biết?

Kinh tuyến gốc được quy ước là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uých [nằm ở ngoại ô thành phố Luân Đôn, thủ đô nước Anh].

Kinh tuyến gốc cùng với kinh tuyến 180° chia quả Địa cầu thành hai bán cầu: bán cầu Đông và bán cầu Tây.

Vĩ tuyến gốc là Xích đạo chia quả Địa cầu thành hai bán cầu: bán cầu Bắc và bán cầu Nam,

Vĩ tuyến 23°27’ được gọi là chí tuyến, vĩ tuyến 66°33’ được gọi là vòng cực.

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu, có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến. Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu. Vĩ tuyến là vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến. Để đánh số các kinh tuyến và vĩ tuyến, người ta chọn một kinh tuyến, một vĩ tuyến làm gốc và ghi 0°. Các kinh tuyến và vĩ tuyến khác được xác định dựa vào kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.

Câu hỏi

Dựa vào hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy:

  1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.
  2. So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí

Muốn xác định vị trí của bất cứ địa điểm nào trên quả Địa Cầu hay trên bản đồ, ta phải xác định được kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó. Ví dụ: Cột cờ Hà Nội có vĩ độ là 21°01’57”B, kinh độ là 105°50’23”Đ, toạ độ địa lí của Cột cờ Hà Nội được ghi là [21°01’57”B, 105°50’23”Đ]. Khi biết toạ độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì điểm nào trên quả Địa cầu và bản đồ.

Em có biết?

Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.

Câu hỏi: Xác định toạ độ địa lí của các điểm A, B, C trên hình 4.

Luyện tập và Vận dụng

  1. Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1° thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến.
  2. Tra cứu thông tin, ghi toạ độ địa lí các điểm cực [Bắc, Nam, Đông, Tây] trên phần đất liền của nước ta.

>> Xem thêm: Giới thiệu Chương 1 Bản đồ – Địa Lí 6 Kết nối tri thức

Một số mẫu điện thoại cho phép chử dụng Google Maps dễ dàng hơn:

Google Maps là trợ thủ đắc lực cho những người lần đầu tiên khai phá các địa điểm mới. Một ứng dụng quen thuộc như vậy nhưng bạn đã biết cách xem, xác định kinh độ vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại hay laptop hay chưa? Đừng lo lắng, vì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn.

Từ ngày 01/10/2022 - 31/10/2022, nhất định không thể bỏ lỡ chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn: “Điện thoại sale sập sàn đến 30%, click ngay!”. Click vào banner để biết thêm thông tin chi tiết!

  • Google Maps là ứng dụng tìm kiếm bản đồ, giúp việc tìm đường trở nên dễ dàng. Với kho dữ liệu về đường xá đầy đủ, Google Maps được xem là bản đồ toàn diện và chính xác của 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tham khảo chi tiết thông tin về Google Maps tại: Google Maps - Ứng dụng tìm kiếm bản đồ

  • Bài viết hướng dẫn này mình thực hiện vào ngày 22/07/2021, trên Samsung Galaxy S10+, vào thời điểm khác với thiết bị và phiên bản ứng dụng khác giao diện có thể sẽ thay đổi.
  • Lưu ý:

- Định dạng tọa độ đúng như sau:

+ Độ, phút và giây [DMS], Độ và phút thập phân [DMM], Độ thập phân [DD].

Với dấu phân tách là dấu chấm, đối với một số dòng điện thoại Android lại hiện dấu phẩy. Vì vậy bạn cần kiểm tra kỹ và chỉnh lại [nếu cần] trước khi gửi cho người khác.

+ Ký hiệu tọa độ đúng là sử dụng đúng ký hiệu độ chứ không dùng chữ cái.

+ Thứ tự là vĩ độ trước, kinh độ sau.

+ Vĩ độ từ -90 đến 90, kinh độ từ -180 đến 180.

Hãy kiểm tra các thông số vĩ độ và kinh độ được tìm thấy trước khi gửi đi cho người khác nhé!

1. Cách xem, lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps bằng điện thoại

Bước 1: Mở ứng dụng Google Maps > Nhập tên để tìm địa điểm > Nhấn vào địa điểm bạn muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.

Tìm kiếm địa chỉ muốn xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps

Bước 2: Nhấn đè để thả ghim vị trí muốn xem, lấy kinh độ, vĩ độ.

Nếu bạn không thấy kinh độ và vĩ độ hiển thị, bạn có thể phóng to sau đó chọn vị trí gần điểm cần lấy kinh độ và vĩ độ, nó sẽ cho ra kết quả gần chính xác nhất.

Thả ghim, xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps

Bước 3: Lấy tọa độ ở ô tìm kiếm.

2. Cách xem, lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps bằng máy tính

Bước 1: Truy cập link TẠI ĐÂY > Tìm kiếm địa điểm.

Bước 2: Lấy tọa độ trên URL.

Xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps trên máy tính bằng trình duyệt

Tọa độ kinh và vĩ độ ở trên URL nằm sau tên địa điểm, là dãy số sau chữ @ và trước 17z hoặc 15z,...

Ví dụ:

MWG CÔNG TY CP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG với URL là //www.google.com/maps/@10.8515787,106.7971526,19.75z, từ đó bạn có tọa độ kinh và vĩ độ sẽ là 10.8515787,106.7971526.

Tham khảo một số mẫu laptop giúp bạn thao tác mượt mà hơn:

3. Cách nhập tọa độ để tìm địa điểm trên Google Maps

Mở ứng dụng hoặc website của Google Maps > Nhập tọa độ vào ô tìm kiếm > Nhấn Enter.

Tìn địa điểm bằng cách nhập tọa độ trên Google Maps

Xem thêm:

  • Cách xem mật độ giao thông trên Google Maps để tránh tắc đường
  • Hướng dẫn cách tải ảnh từ Google Maps bằng Chrome cực đơn giản

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã biết cách xem và lấy kinh độ, vĩ độ trên Google Maps. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Chủ Đề