Tình trong lá thiếp của nhạc sĩ nào năm 2024

Gửi người em gái miền Nam gắn với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ra sao ai cũng biết. Nói đến ông là nói đến bài ca đó. Bài ca phần nào nói về sự chia cắt Nam - Bắc. Chính vì thế, nó cũng được chọn trong Giai điệu tự hào "Tình trong lá thiếp". Chương trình sẽ phát sóng tối 29.10 trên VTV1 lúc 20 giờ.

Chương trình có những câu hát ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt sau Hiệp định Genève. Trong khoảng thời gian từ tháng 9.1954 đến tháng 7.1955 ấy, có tới hơn 1 triệu dân di cư từ hai miền và nhiều cuộc chia ly xa cách. Những lá thiếp là cách họ kết nối với nhau.

Nghệ sĩ Đoàn Đính nói về chuyện tình của cha mình

Trong số những hoàn cảnh đó, có một câu chuyện khá đặc biệt. Nghệ sĩ Đoàn Đính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn cho biết, bài hát Gửi người em gái miền Nam do cha ông viết về nữ ca sĩ Mộc Lan. Nhưng khi ông đem lòng yêu bà, bà đã có chồng. Ông thuê một tiệm hoa lớn ở Sài Gòn gửi hoa tặng bà mỗi sáng sớm, nhưng ẩn danh. Nhưng món quà lớn nhất bà nhận được chính là một cánh thư từ phương Bắc. Trong đó có bài hát Gửi người em gái miền Nam. Bài ca được chép trên khuông nhạc kẻ bằng tay đều đặn, nền giấy pơ luya xanh mỏng tang. Ông Đoàn Đính cũng cho biết, đấy là một mối tình say đắm, nhưng vô vọng.

Tình trong lá thiếp, ca khúc được lấy làm tên chương trình lại được hồi tưởng qua câu chuyện về người đầu tiên hát bài hát. PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã chia sẻ về thời kỳ cha mình NSƯT Văn Hanh thể hiện bài hát của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ấy. Thậm chí, nhiều khán giả muốn biết mặt người hát quá nên ông Văn Hanh đã phải ra Nhà Kèn vườn hoa Lý Thái Tổ hát. “Khi ông hát thì ông có khóc, ở dưới chị em cũng khóc như mưa. Khi ông nín chị em cũng nín, rất nhiều tràng vỗ tay rầm rầm. Nhiều chị em muốn làm quen và hỏi: anh có vợ chưa? Khi ấy bố tôi trả lời: đã có vợ và những 4 đứa con gái”, bà nhớ lại.

Cũng trong chương trình, còn có câu chuyện về bài hát Câu hò bên bến Hiền Lương của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Áo lụa Hà Đông của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Tình ca của nhạc sĩ Hoàng Việt, Bài ca hy vọng của nhạc sĩ Văn Ký và Có phải em mùa thu Hà Nội của nhạc sĩ Trần Quang Lộc.

Có thể nhắc tới nhiều bài của ông đã trở nên quá quen biết: “Đoàn vệ quốc quân”, “Những ánh sao đêm”, “Tình trong lá thiếp”, “Thật là khó nói”, “Hành khúc ngày và đêm”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, “Sợi nhớ sợi thương”, “Anh ở đầu sông em cuối sông”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Đêm nay anh ở đâu?”...

Nhiều người có thể không thuộc hết nhưng có lẽ đều biết và ưa thích những bài hát trên. Âm nhạc của Phan Huỳnh Điểu có nhiều điểm độc đáo, đặc biệt. Ngoại trừ bài “Đoàn vệ quốc quân” sáng tác từ trước Cách mạng tháng 8 và một bài sáng tác thời kỳ chống Mỹ với bút danh Huy Quang mang tên “Ra tiền tuyến” thì hầu như ông chỉ viết tình ca [bài hát nói đến tình yêu đôi lứa]. Đặc điểm nổi bật ở những bài tình ca của ông là luôn gắn tình yêu nam nữ với bối cảnh xã hội, hoàn cảnh đất nước nhưng ca khúc có giai điệu rất mềm mại, lãng mạn chứ không một chút lên gân, khô cứng.

Dẫu có viết về bất cứ đề tài nào ông cũng viết dưới dạng những bản tình ca và đều có đời sống bền vững trong trái tim nhiều thế hệ công chúng ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bằng chứng là trong các chương trình biểu diễn, nhiều ca sỹ trẻ thích dòng nhạc nhẹ cũng đồng thời hát nhiều ca khúc của Phan Huỳnh Điểu. Ông là nhạc sỹ ở thế hệ cây đa, cây đề nhưng vẫn có nhiều công chúng trẻ tuổi ái mộ. Hưởng thọ 91 tuổi [sinh năm 1924 tại Quảng Nam], nhưng khi đã bước vào tuổi 80, ông vẫn cho ra đời nhiều tình ca hay, vẫn rất “ăng vô” [vào] công chúng.

Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu [1924 - 2015].

Ông là một trong những nhạc sỹ đã làm cho “nhạc đỏ” trở nên hấp dẫn, lôi cuốn hơn bất cứ thứ nhạc nào khác. Nếu ai có chút kiến thức về âm nhạc sẽ thấy Phan Huỳnh Điểu hầu như chỉ viết bài hát ở điệu thức thứ [mineur] và đa số chỉ dành cho đơn ca. Ngay cả hai bài “Hành khúc ngày và đêm” và “Cuộc đời vẫn đẹp sao” tuy ít nhiều mang tính chất hành khúc nhưng vẫn lộ rõ màu sắc đơn ca hơn là hát tập thể. Một điểm dễ nhận thấy ở người nhạc sỹ xứ Quảng này là rất sở trường với việc phổ thơ. Phần lớn ca khúc của ông đều phổ thơ của người khác. Ông là một trong những nhạc sỹ phổ thơ nhiều và thành công nhất, là bậc thày trong lĩnh vực này.

Cũng như nhiều nhạc sỹ, văn nghệ sỹ khác ở nước ta, Phan Huỳnh Điểu cũng phải làm một cán bộ, công chức chứ không thể chỉ chuyên sáng tác. Nhưng ông đã không cáng đáng một chức vị gì đáng kể mà nói theo cách nói dân giã là cả đời chỉ ngồi bệt xuống đất chứ không có chiếc “ghế” nào. Tuy nhiên, khi Hội Nhạc sỹ Việt Nam mới được thành lập vào năm 1957, ông được bầu làm Ủy viên thường vụ của Ban chấp hành. Nhưng đó là do được bầu và cũng chỉ trong một hai khóa gì đó. Rồi ông xin rút lui vì tự cho rằng mình không hợp với bất cứ chức vụ gì dù chỉ là đoàn thể. Từ đó, ông chỉ chuyên tâm vào sáng tác.

Tôi là thế hệ con, em, học trò của Phan Huỳnh Điểu. Khi ông còn ở Hà Nội, chưa vào sinh sống ở TP. HCM, tôi có nhiều dịp được tiếp xúc với ông. Ông chỉ hào hứng nói chuyện âm nhạc, chuyện sáng tác. Ngoài ra, không có chuyện gì có thể khiến ông say mê, miệt mài. Nói chuyện gì khác chỉ được ít phút rồi thể nào cũng quay trở lại chuyện âm nhạc. Không như nhiều người sáng tác khác thường chỉ thích nói đến tác phẩm của mình mà thờ ơ với tác phẩm của người khác, Phan Huỳnh Điểu đã khiến tôi rất quý trọng vì ông luôn lắng nghe tác phẩm của bất cứ ai khi muốn ông nghe, góp ý.

Khi tôi vừa tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn học, đang tập toạng sáng tác âm nhạc, đã tìm đến làm quen với ông và được ông tiếp đón ngay, không một chút kênh kiệu, khoảng cách, mặc dù lúc đó ông đã rất nổi tiếng. Tôi xin được ông chỉ bảo cho những bài hát mình mới tập viết. Ông chăm chú nghe, thường yêu cầu tôi hát đi hát lại nhiều lần. Có bài ông góp, gợi ý cách sửa ngay, có bài ông nói cứ để đó, lần sau đến, sẽ góp, có nghĩa ông cần thời gian suy nghĩ, nghiền ngẫm.

Những năm tháng đó, con người ta vô tư, trong sáng, ít tính toán như bây giờ. Nay nghĩ lại, tôi tự thấy rất ngượng vì luôn làm phiền ông mà không có bất cứ hình thức gì đền đáp lại ngoài việc năng lui tới chơi với ông. Mà cũng chỉ là thăm “suông”. Vậy mà tôi cứ “hồn nhiên như cô Tiên”, thi thoảng đến làm phiền ông cả buổi. Có lần lại còn được ông giữ lại, mời ăn cơm vì trao đổi bài vở đến quá trưa.

Ai mà tiếp xúc với ông thì sẽ không thể quên đôi mắt to, đen, luôn ướt rất có hồn của ông. Hồi đó, tôi chưa có vợ, cứ thầm nghĩ trong lòng không biết ông có con gái không. Nếu có, chắc phải giống cha. Và nếu giống ở đôi mắt thì sẽ tuyệt đẹp. Nhưng tôi không dám hỏi ông. Vì toàn đến chơi với ông vào giờ hành chính nên ít gặp người khác ở nhà. Rồi thời gian trôi đi, sau đó tôi chẳng nghĩ đến chuyện “hão huyền” đó nữa.

Vợ chồng nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.

Nhạc của Phan Huỳnh Điểu làm sao thì con người ông làm vậy. Ông đôn hậu, hiền hòa, điệu đà, dường như không giận ai bao giờ. Ấy là tôi nghĩ một cách chủ quan, đơn giản như thế. Cũng bởi tôi biết rõ từng có người khá đố kỵ, không ưa ông, hạ thấp giá trị tác phẩm của ông. Nhưng ông vẫn nghĩ về họ tốt, vẫn dành những lời trân trọng khi nói về họ. Tôi tưởng ông không biết người kia kỳ thị mình bèn hỏi một người khác cũng rất thân với ông. Người này nói với tôi: “Phan Huỳnh Điểu là thế. Ông ấy không bao giờ chấp nê ai”. Quả là một bài học quý cho tôi về đối nhân xử thế, về sự độ lượng, nhân ái trong việc nhìn nhận con người.

Tôi nhớ mãi một lần cách đây đã gần 40 năm, tôi bị một nhạc sỹ cũng rất nổi tiếng cùng thế hệ với Phan Huỳnh Điểu chèn ép khi cùng sáng tác bài hát cho một tỉnh ở miền Tây Nam bộ. Vị nhạc sỹ này thậm chí còn yêu cầu địa phương nếu đã mời ông thì chỉ một mình ông, không mời thêm bất cứ ai, huống hồ một người còn trẻ [khi ấy], chưa có bề dày tác phẩm như tôi.

Biết chuyện này, khi gặp Phan Huỳnh Điểu lúc này đã về sống ở TP. HCM, tôi kể với ông thì được ông động viên: “Không việc gì phải buồn. Đó là lẽ đời dễ hiểu. Em hãy dốc sức vào viết bài cho tốt. Đó chính là động cơ để em cay cú mà sáng tác hay. Địa phương người ta sẽ thấy thôi. Nhất là công chúng, cứ hay là họ thích, đâu có để ý bài của ai, thày hay trò, có nổi tiếng hay chưa”.

Và cuộc sáng tác lần ấy, tôi đã thành công. Địa phương này đã chấp nhận bài của tôi chứ không phải bài của nhạc sỹ nổi tiếng kia. Sau lần đó, ra Hà Nội, tôi được kết nạp vào Hội Nhạc sỹ Việt Nam cũng từ “phi vụ” thành công này. Tôi mãi mãi biết ơn Phan Huỳnh Điểu đã có lời động viên đúng lúc, như là cho tôi uống một liều thuốc bổ tinh thần, đã khích lệ tôi vượt qua sự buồn phiền dễ có ở một người trẻ chưa có nhiều bản lĩnh trong cuộc sống.

Và giờ đây, Phan Huỳnh Điểu đã rời khỏi thế gian. Tôi quá tiếc nuối và hối hận vì trước khi ông mất ít ngày, tôi có mặt ở Sài Gòn, nhưng vì bận nhiều việc mà đã không đến thăm ông. Lúc đó, ông đã trên 90 tuổi. Nhưng đâu có nghĩ ông lại ra đi chỉ vài tuần sau đó. Chẳng cứ gì tôi vốn mang ơn ông từng đã chỉ bảo việc sáng tác trong quá khứ mà bất cứ công chúng nào yêu thích âm nhạc đều dễ thấy thật khó có sự thay thế một giọng điệu ca khúc sâu lắng, cuốn hút, mượt mà và cực kỳ truyền cảm như ông.

Phan Huỳnh Điểu mất đi, để lại cho đời sống âm nhạc nước ta một khoảng trống quá lớn, không dễ san lấp. Hôm nay, trong sự ồn ã, thậm chí là bát nháo của rất nhiều loại nhạc, loại tình ca lâm ly, sướt mướt rẻ tiền, người ta vẫn gọi là “não tình” mà không ít bạn trẻ ngộ nhận đó là hiện đại, là sành điệu đang có nhan nhản ở khắp nơi, mới càng thấy quý, thấy nhớ thứ “đặc sản” tình ca của Phan Huỳnh Điểu. Ông quả là rất xứng đáng với Giải thưởng Hồ Chí Minh được Nhà nước trao tặng. Nhưng cao quý hơn là ông đã và sẽ sống mãi trong tâm khảm công chúng bởi rất nhiều ca khúc luôn sáng lung linh như những viên ngọc, không lớp bụi thời gian nào có thể phủ mờ.

Chủ Đề