Tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam

Bạn nộp cho cô chưa nhỉ? Mình xin nhận xét một số ý. Trước khi nhận xét thì mình cũng xin lỗi vì bản thân quá nghiệp dư nên có thể nhận xét ra mấy câu không được hay và có thể là nhận xét không đúng. Nhưng đã là nhận xét riêng thì mình cũng có vài ý như sau:

  1. Bạn mắc lỗi diễn đạt khá nhiều. Phần gạch đỏ.
  2. Tách đoạn không đúng và dẫn dắt nó cứ lòng vòng, chưa ra vấn đề.
  3. Nhiều cái bạn đề cập đến mà chưa thấy phân tích hoặc là chưa đi sâu. Phần gạch chân xanh đầu tiên.
  4. Bạn dùng từ chưa chuẩn xác. Ví dụ: sự thiên hướng???
  5. Bạn dùng văn nói??? Phần lấy ví dụ mà mình gạch đỏ. Đó cũng là lỗi diễn đạt í.
  6. Cuối cùng thì cãi lỗi to nhất là.... Đoạn đầu còn trúng đề một tí... Đoạn sau mình đọc mà cảm tưởng như nó loạn loạn kiểu gì ấy... Chắc đoạn sau hơi lạc... Mà quan trọng là, tại sao bạn không đề cập tình người ở quê hương ngay từ đầu? Đề bài yêu cầu như vậy mà.
Nói tóm lại là... Đọc tái đọc hồi thì mình cảm thấy bài viết thiếu sót quá nhiều, có ý nhưng phan tích chưa sâu.

Reactions: Trần Tuyết Khả, andrew3629, hoa du and 1 other person

Em có viết bài văn này để nộp cho cô, nhưng em thấy chữ "suy nghĩ" nó mơ hồ nên em sợ lạc đề, xin mọi người đánh giá. P/s: Chả hiểu sao không đăng ảnh được: Mỗi ảnh 2MB và lỗi file quá lớn nữa.

Link ảnh đây ạ: //drive.google.com/open?id=1eyMS0cbpyoXkZUDCdzsmJokQopH5Td55

Mình hồi lớp 8 trở về trước cũng viết y như bạn này nhưng lên lớp 9 bị uốn nắn lại một cách kinh khủng. Cách viết của bạn ấy không có gì là sai, tuy vậy khi chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 có một số điểm cần phải lưu ý mà mình rút ra được: 1. Không viết như viết diễn thuyết trước đám đông 2. Không viết như MC ở trên thời sự nói 3. Viết ngắn. Mình không rõ tỉnh của bạn như nào nhưng ở trên Hà Nội mình chỉ có duy nhất là viết đoạn văn, không còn viết thành bài đầy đủ nữa. Các thầy cô chấm theo ý nên bạn phải đảm bảo viết đủ ý, không hay, không sáng tạo cũng được. Bạn hạn chế sử dụng cách dẫn dắt như ở ngoài đời bạn hay dùng, thay vào đó dùng các phép nối [quan hệ từ, từ chuyển tiếp...] như không những ... mà còn, mặc dù vậy.. nhưng, trước tiên..., hoặc thậm chí là chỉ cần dùng phép lặp, phép thế để dẫn dắt vào bài. Bạn hạn chế mở bài gián tiếp mà tập viết mở bài trực tiếp thật nhiều vào trước đã. Giới hạn về số chữ cũng rất nghiêm ngặt nên bọn mình không dám đa dạng hóa về độ dài mỗi câu để tạo nhịp điệu, ví dụ như câu của bạn: "Suy nghĩ về tình người đẹp đẽ ở quê tôi rất đơn giản. Nó rất đơn giản." Ngoài ra có một cái mẹo mà mình thực sự ghét khi thầy cô áp dụng vào lúc chữa bài cho mình. Bạn kệ hết mấy cái ngắt nghỉ mà bạn định sẵn đi, đọc bài theo cái cách làm bạn thấy thật kinh tởm. Nếu bạn không làm ra được những bài văn tệ hại, bạn chưa nỗ lực hết sức. Thiếu chúng bạn không thể nào sản sinh ra những bài văn hay được.

Mình góp ý nhiều như vậy nhưng mình cũng không viết hay đâu. Chúc bài của bạn may mắn được các mod đọc đến và góp lời chỉ bảo.

Reactions: Trần Tuyết Khả, andrew3629 and L e i

Con người, sinh ra và lớn lên, đều sẽ như những con sông nhỏ, vươn mình để chạm đến với biển lớn. Những đứa trẻ lớn ấy sẽ cố hết mình để đi đến những nơi mà chúng cho là miền đất hứa. Tôi cũng vậy, một người con đất Quảng, cũng nuôi trong mình giấc mơ đi đến những vùng đất mới, đẹp hơn, lớn hơn, hào nhoáng hơn nơi tôi đã sinh ra

Trong mường tược non nớt của đứa trẻ tỉnh lẻ, với tôi, thành phố là nơi có những ngọn đèn nối nhau, chạy dài hoài không dứt, là nơi có những chốn đi, chốn đến hấp dẫn. Và ngày tôi vào đại học, tôi chỉ mong thật nhanh đến ngày nhập học, để thật nhanh được chạm đến nơi tôi gọi là biển lớn suốt những năm tháng ấu thơ.

Vâng, có đi ra, có đi xa, mới thấm, vùng quê nghèo ấy, nơi tôi từng muốn nhanh nhanh rời đi ấy, lại nuôi giữ cả phần tâm hồn tuổi thơ tôi.Quảng Nam, vùng đất ấy, tạm biệt tôi vào ngày mát trời, bình yên.

Quảng Nam, hồn đất lưu giữ trong chất giọng đặc trưng.

Xưa nay, có lẽ Quảng Nam là vùng đất có phương ngữ bị mang ra trêu ghẹo nhiều nhất nước. Giọng Quảng, không ngọt ngào, sắc sảo và đầy chất nhạc như tiếng Hà Nội. Giọng Quảng cũng chẳng tha thiết, dịu dàng và giàu ân tình như tiếng Huế. Giọng Quảng lại đặc biệt với cách phát âm “ vụng về” và không lẫn vào đâu được.

Tiếng Quảng, đối với người lạ là “vụng về” và “quê một cục” nhưng đối với người Quảng lại thân thiết như máu thịt, như tâm hồn hòa lẫn giữa đất và người. Vì chỉ có người Quảng mới biết, đó là hồn đất nơi đây. Đi đến đâu để người con đất Quảng có thể tìm thấy chiếc xe “độp”, xe “lôm”…. Đi đến đâu để được đôn đả mời gọi: “Mua cá về en đi con ơi”, đi đến đâu để nghe được những bài thơ mà cũng thấy thấm đầy nét bình dị, chân thực như giọng Quảng quê tôi:

“Răng rứa mi, bô chừ dề Quảng Nôm?

Mi đừng chê quê tau lắm nén mưa

Mùa nước lụt , chuối kết bè bắt dế

Mi chưa hiểu thì lặng im nghe kể

Quê của tau nhiều đẹt sản nổi danh

Đến Quảng Nôm mi phải hiểu ngọn ngành

Riêng dọng núa chẳng nơi mô nhầm lẫn

Dân quê tau bô đời cần mẫn

Điếu thuốt rê, ly chè loá khề khà

Tô mì Quảng đậm đòa cay xé lũi

Mi có dề Quảng Nôm không mà hủa

Làm cho tau nôn nóng hết trong lòng

Tau gửi riêng mi chút chờ mong

Thôi rứa hỉ ,quê choa tau là đó”

Tiếng Quảng Nam bình dị, gần gũi như người nông dân suốt ngày gắn bó với ruộng đồng lem luốc bùn. Tiếng Quảng Nam chẳng khoa trương, hoa mỹ, đẹp đẽ như tiếng nói bao vùng miền cũng giống như con người Quảng lắm ân tình mặn nồng. Nhưng ở lâu với cái giọng này, đâm ra nghiện, nghiện được nghe, nghiện được thấy, nghiện được trở về.

Quảng Nam, nét mộc mạc đến từ mỗi người con.

Người ta thường nói, người Quảng Nam hay cãi.

Thế đất dốc, nước chảy xiết, thủy không tụ khiến cho họ nóng nảy, ưa lý sự và trong bất cứ vấn đề gì, họ cũng thích cãi, ưa cãi và ham cãi.

Quảng Nam nằm ở khúc ruột miền Trung của tổ quốc, với địa thế ““rừng núi, đồng bằng và biển đan cài vào nhau trong một không gian địa lý nhỏ hẹp” tạo nên cho người dân xứ Quảng dáng vóc và tư thế rắn rỏi, bền chắc.

Đặc điểm này đã có ảnh hưởng to lớn đến hình dáng, lối xưng hô, cách nói chuyện, và cả phong thái giao tiếp, giọng điệu ngôn ngữ… trong không những con người Chăm quá khứ mà cả người Quảng Nam hiện nay. Đơn cử như “bản chất ngay thẳng, không có tính chất lắt léo để giành cái tốt, cái lợi cho mình và đùn đẩy điều xấu cho người khác” và “dị ứng với sự dối trá và rất tôn trọng sự ngay thẳng, thật thà”, hoặc dám mơ ước, có tư tưởng dấn thân, háo thắng và hiếu chiến.

Người Quảng Nam có cách ứng xử và xưng hô khá dân dã và vụng về. Lối giao tiếp theo phương thức ăn cục nói hòn đã phần nào phản ánh tấm lòng rộng rãi và bao dung. Người Quảng Nam nghĩ gì nói nấy, rất bộc trực, không che đậy, giấu giếm, thấy gì nói đấy, nói mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Cái sự nắng, sự gió, sự bão bùng dậy cho con người đất Quảng nhiều điều. Người Quảng ăn nói không ngọt ngào, khéo léo bởi mấy ai sinh ra từ nắng gió mà tránh được màu da nâu, người Quảng thẳng thắn, bộc trực, bởi họ làm gì có thời gian cho những câu chuyện kéo dài quanh co. Họ sinh ra từ đất cát, nắng mưa và họ vươn lên như sương rồng sa mạc. Nắng gió đã khéo tạo nên họ, tạo nên cả bản tính thật thà, thẳng thắn, bình dị mà lại thắm mặn nét duyên.

Không chỉ là giọng nói mộc mạc, bản tính hiên lành, chân chất mà lại bộc trực, đất Quảng Nam lưu luyến người phương xa còn bởi những tô mì Quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn thịt heo….

Có thể, bạn sẽ nhìn thấy Quảng Nam với một góc nhìn khác, một cảm nhận khác, nhưng với đứa trẻ được vùng đất này nâng niu nuôi lớn như tôi, Quảng Nam luôn đẹp, đẹp trong cách nó nuôi tôi khôn lớn, trong cách nó nuôi lớn những anh hùng dân tộc, trong cách nó gồng mình đón những đợt bão to, trong cách nó vươn mình lên từ những mùa nắng gắt. Với tôi, vùng đất ấy thật quá kiên cường.

Quê tôi- Không thật long lanh đủ để thu hút nhiều người xa ghé lại, nhưng lại luôn đủ yêu thương để nuôi giữ bình yên trong tâm hồn những người con xa xứ, như tôi.

Video liên quan

Chủ Đề