Tính chất hóa học của hợp chất sắt 2

I. SẮT [II]

Có tính khử: Fe2+ \[ \to\] Fe3+ + 1e và tính oxi hóa : Fe2+  + 2e \[ \to\] Fe

1. Oxit FeO

- Chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên, không tan trong nước

- Tác dụng được với axit sinh ra muối sắt [II] còn khi tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh thì thu được muối sắt [III]

3FeO + 10HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO + 5H2O

- Điều chế bằng cách dùng CO hay H2 khử sắt [III] oxit ở 500oC

Fe2O3 + CO \[\xrightarrow{{{t^o}}}\] 2FeO + CO2

2. Hidroxit Fe[OH]2

- Là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.

- Dễ bị oxi hóa thành sắt [III] hiđroxit màu nâu đỏ trong không khí

4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O  →  4Fe[OH]3

- Có tính bazơ [tác dụng với axit [HCl, H2SO4 loãng] tạo nên muối sắt [II]]

- Điều chế: trong môi trường không có oxi để thu được sản phẩm tinh khiết

3. Muối sắt [II]

- Đa số tan trong nước, khi kết tinh ở dạng ngậm nước.

- Dễ bị oxi hóa thành muối sắt [III]

2FeCl2 + Cl2  →  2FeCl3

- Chú ý: dung dịch muối sắt [II] điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt [II] sẽ chuyển dần thành muối sắt [III].

- Điều chế: cho Fe [hoặc FeO, Fe[OH]2] tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Ứng dụng: muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.

II. SẮT [III]

Có tính oxi hóa : tác dụng với một số kim loại, một số hợp chất có tính khử.

Fe3+ + 1e -> Fe2+  hoặc Fe3+ +3e  -> Fe

1. Oxit Fe2O3

- Là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- Dễ tan trong cả dung dịch axit mạnh

Ở nhiệt độ cao, Fe2O3 bị CO khử hoặc H2 khử thành Fe.


- Điều chế: qua phản ứng phân hủy sắt [III] hiđroxit ở nhiệt độ cao.

- Sắt [III] oxit tồn tại trong tự nhiên dưới dạng quặng hemantit dùng để luyện gang

2. Hidroxit Fe[OH]3

- Là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung dịch axit tạo muối sắt [III] 

2Fe[OH]3 + 3H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 6H2O

- Điều chế: cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt [III].

FeCl3 + 3NaOH → Fe[OH]3 + 3NaCl

3. Muối sắt [III]

- Các muối sắt [III] có tính oxi hóa, dễ bị khử thành muối sắt [II].

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

- Bột đồng tan trong dung dịch muối sắt [III].

Cu + 2FeCl3 [vàng nâu] → CuCl2 + FeCl2

⇒ Dung dịch CuCl2 [màu xanh] và dung dịch FeCl2 [không màu] nên dung dịch thu được có màu xanh.

Sơ đồ tư duy: Hợp chất của sắt

Loigiaihay.com

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu phần TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MUỐI SẮT [II] nhằm hổ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 25-12-2017

14,022 lượt xem

I. Tính chất hóa học

 - Có tính khử

      Fe2+ → Fe3+   +   1e

  Không bền, có tính khử, khi tác dụng với chất oxi hóa tạo thành muối sắt [III]. 

   2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl

    3Fe[NO3]2 + 4HNO3 → 3Fe[NO3]3 + NO + 2H2O   

   2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2[SO4]3 + SO2 + 2H2

  10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2[SO4]3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2

  6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2[SO4]3 + K2SO4 + Cr2[SO4]3 + 7H­2O

II. Điều chế muối sắt [II] 

-  Muối sắt [II]: Cho Fe hoặc FeO, Fe[OH]2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.        

      FeO + 2HCl →  FeCl2 + H2O     

III. Ứng dụng của hợp chất sắt [II]

 - Dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật, pha chế sơn, mực và dùng trong kĩ nghệ nhuộm vải.

Trung tâm luyện thi - gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

  1. Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt [II]:

        a]      Hợp chất Fe[II] có tính khử

-   Hợp chất sắt [II] tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt [III]. Trong pư hoá học ion Fe2+ có khả năng cho 1 electron.

                 Fe2+   à  Fe3+   +   1e

           à Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt [II] là tính khử.

            -   Ở nhiệt độ thường, trong không khí [có O2, H2O], Fe[OH]2 bị oxi hoá thành Fe[OH]3. 

                4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O à 4 Fe [OH]3

            -   Sục khí clo vào dung dịch muối FeCl2, muối Fe[II] bị oxi hóa thành muối Fe[III].

                 2 FeCl2  + Cl2   à 2 FeCl3

            -    Hợp chất Sắt[II] bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc nóng hoặc dd axit HNO3 tạo thành muối Fe[III].

                3FeO + 10 HNO3 à 3 Fe[NO3]3 + NO + 5H2O

            -      Cho từ từ dung dịch FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp [ KMnO4 + H2SO4], Fe2+ khử KMnO4- thành Mn2+.

                              10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 à5Fe2[SO4]3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

         Kết luận:

         b]      Oxit và hidroxit sắt[II] có tính bazơ

        Chúng tác dụng được với axit [HCl, H2SO4 loãng] tạo thành muối Fe[II].

               FeO + 2HCl à FeCl2 + H2O

        2.      Điều chế một số hợp chất sắt [II]:

            -   Fe[OH]2 : Dùng phản ứng trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt [II] với dung dịch bazơ.

               Ví dụ: FeCl2 + 2 NaOH à Fe[OH]2 + 2 NaCl

                         Fe2+   +  2 OH-   à  Fe[OH]2

            -  FeO : Phân huỷ Fe[OH]2 ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí .

                         Fe[OH]2  à  FeO   +  H2O

    Hoặc khử oxit sắt ở nhiệt độ cao.

            Fe2O3  +  CO  à 2 FeO  +  CO2

             -  Muối sắt [II]: Cho Fe hoặc FeO, Fe[OH]2 tác dụng với các dung dịch HCl, H2SO4 loãng.

II.        Hợp chất sắt [III]:

  1. Tính chất hoá học của hợp chất sắt [III]:

a]      Hợp chất sắt [III] có tính oxi hoá:

                -  Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt [III] bị khử thành hợp chất sắt [II] hoặc kim loại sắt tự do.

                Trong pư hoá học, ion Fe3+  có khả năng nhận 1 hoặc 3e, tùy thuộc vào chất khử mạnh hay yếu:                                             

                                  Fe3+  +  1e à Fe2+

                                  Fe3+  +  3e à Fe

                à Tính chất chung của hợp chất sắt [III] là tính oxi hoá.

                -  Nung hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 ở nhiệt độ cao:

                         Fe2O3   +  2Al  à Al2O3  +  2 Fe

                -   Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch muối sắt [III] clorua.

                        2 FeCl3  +  Fe  à  3 FeCl2

                -    Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3.

                       Cu  +  2 FeCl3  à  CuCl2   +  2 FeCl2

                -    Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:

                        2FeCl3  +  H2S  à  2 FeCl2  + 2 HCl  +  S$

      2.      Điều chế một số hợp  chất sắt [III]:

                -     Sắt[III] hiđroxit: Fe[OH]3, chất rắn, màu nâu đỏ.

                Điều chế: pư trao đổi ion giữa dung dịch muối sắt [III] với dung dịch kiềm.

                Ví dụ :Fe[NO3]3 +3NaOH àFe[OH]3+3 NaNO3

                Pt ion: Fe3+  +  3 OH-  à Fe[OH]3

                -   Sắt [III] oxit: Fe2O3

                Phân huỷ Fe[OH]3 ở nhiệt độ cao:

                    2 Fe[OH]3   à  Fe2O3   +  3 H2O

                 Muối sắt [III]:

                 Điều chế trực tiếp từ phản ứng của Fe với chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4 đặc nóng.

                     Fe + Cl2 àFeCl3

                Hoặc phản ứng của hợp chất Fe[III] với axit.

                     Fe2O3 + 6HCl à2FeCl3 + 3H2O

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sách giáo khoa Hoá học lớp 12 - chương trình nâng cao.

[2] Nguyễn Đức Vận, Hoá học vô cơ - Phần kim loại, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[3]  Cao Cự Giác, Thiết kế bài giảng Hóa học 12 - nâng cao, NXB Hà Nội 2010.

[4] www.tulieu.vn

[5] www.wikipedia.org

Video liên quan

Chủ Đề