Tiểu luận Phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp

Việc rèn luyện ngữ pháp cho trẻ ngay từ nhỏ giúp ích có bé sau này rất nhiều. Chẳng hạn như tránh được tình trạng nói lắp, nói ngọng, nói đớt, nói sai từ ngữ. Vậy có những phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp nào? Hãy đi tìm các phương pháp đó qua bài viết sau.

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của bé. Ngôn ngữ chính là phương tiện để trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về thế giới xung quanh. Nhờ ngôn ngữ mà trẻ nhận biết nhiều hơn về các sự vật hiện tượng trẻ được tiếp xúc trong đời sống hàng ngày. 

Qua đó giúp trẻ hình thành và phát triển phong phú các biểu tượng của thế giới xung quanh. Ngôn ngữ còn giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển theo độ tuổi của trẻ. Do đó mà trẻ không chỉ tìm hiểu sự vật trước mắt và còn các sự việc xảy ra ở quá khứ và tương lai.

Những phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp

Để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp cần một quá trình dài và theo từng giai đoạn phát triển. Vì thế mà không chỉ có ở trường mà ở nhà ba mẹ cần dạy bé cách nói đúng ngữ pháp. Một số phương pháp dạy cho bé cách nói đúng ngữ pháp được thực hiện ở trường ba mẹ có thể tham khảo.

Xây dựng môi trường ngôn ngữ cho trẻ

 Để có thể phát triển khả năng nghe và nói của bé nhanh chóng và tích cực cha mẹ cần thường xuyên cho bé nghe và nói. Ba mẹ và giáo viên cần thường xuyên trò chuyện với trẻ. Đồng thời khuyến khích trẻ nói nhiều hơn mỗi ngày. Khi thấy trẻ khó khăn trong cách nói hoặc tâm lý ngập ngừng nhút nhát cần khích lệ và động viên, hỗ trợ trẻ trò chuyện.

Tạo môi trường ngôn ngữ cho bé thông qua các hoạt động học tập

Để tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ không chỉ giữa cô và trò, ba mẹ và con mà còn có mọi người xung quanh. Khi giao tiếp với trẻ cần nói với giọng điệu dịu dàng, êm ái , dễ nghe và tình cảm. Qua đó trẻ sẽ thấy tự tin và hứng thú giao tiếp hơn. Có thể giao lưu với trẻ qua các hoạt động đưa đón bé mỗi ngày. Tạo cơ hội cho bé nghe các âm thanh, tiếng chim hót, ….. nhằm mục đích kích thích thính giác và các giác quan khác. Tổ chức các hoạt động kết hợp lời nói qua trò chơi, đóng kịch, đọc thơ,...

Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt 

Tổ chức các tiết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng tạo nên hứng thú giúp trẻ học tốt hơn. Ví dụ giáo viên khi vào tiết học cho bé cần tạo sự chú ý cho trẻ hứng thú. Tổ chức hoạt động đa dạng trọng tâm. Chẳng hạn như việc tổ chức kể chuyện, đóng kịch, giáo viên cần hướng dẫn lối kể chuyện sáng tạo, cách sử dụng trang phục, đồ dùng hợp nội dung kể chuyện.

Tạo môi trường học tập nhẹ nhàng, truyền cảm hứng giao tiếp cho trẻ

Tạo môi trường chữ viết 

Tạo môi trường chữ viết phong phú ở trường và lớp, theo nhóm là biện pháp phát triển ngôn ngữ cho bé. Cách tạo nên môi trường chữ viết hiệu quả là giáo viên viết vào giấy sau đó chỉ đồ dùng, các nhóm hoạt động, vật dụng xung quanh lớp để bé tiếp thu. 

Tổ chức các trò chơi rèn luyện ngữ pháp cho bé

Ví dụ như góc để sách và thư viện đổi thành “Thư viện của bé”, chủ đề gia đình thành “ Gia đình của bé”, chủ đề thế giới thực vật gọi là” Hoa và Lá”. Khi tạo môi trường chữ viết cần lưu ý: 

  • Khuyến khích bé tham gia với giáo viên.

  • Làm cùng với trẻ cần hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể.

  • Cần thường xuyên đọc với trẻ các từ vựng bất cứ lúc nào có thể.

Tạo hứng thú cho trẻ với đồ dùng trực quan và trò chơi 

Hình thức này cơ bản nhất giúp trẻ làm quen với văn học. Bởi các tác phẩm văn học trong chương trình học có nội dung và chủ đề quen thuộc cho trẻ làm quen. Giáo viên nên thực hiện nhiều hình thức khác nhau gây hứng thú để bé nhanh chóng phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn. Giáo viên có thể dùng tới:

  • Đồ dùng trực quan như tranh ảnh, trang phục, sân khấu, rối que, băng đài,...

  • Sử dụng trò chơi: Hình thức này giúp kích thích tư duy, phát triển ngôn ngữ, năng lực tri giác cụ thể và trí nhớ.

Cho trẻ kể lại truyện, chơi đóng kịch và đóng vai theo chủ đề phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp bằng cách kể chuyện giúp trẻ tái hiện sự việc mạch lạc hơn. Trẻ dùng nội dung và hình thức ngôn ngữ để thể hiện câu chuyện.

Giáo viên không cần yêu cầu trẻ học thuộc lòng câu chuyện mà hãy để trẻ nghe hiểu và kể theo ngôn ngữ của chính mình. Trẻ truyền đạt nội dung câu chuyện tự do và thoải mái nhưng vẫn đảm bảo đúng nội dung cốt truyện.

 Thông qua các hoạt động khác trong lớp 

Giáo viên nên tổ chức các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc. 

  • Đối với hoạt động ngoài trời cần dạy trẻ kể về các sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống, những điều trẻ biết, tưởng tượng,... Từ đó giúp trẻ chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp các sự kiện theo trình tự nhất định.

  • Hoạt động góc: Thông qua hoạt động góc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh

Nhà trường cần làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết được và phối hợp với giáo viên rèn thêm cho bé ở nhà. Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu như vải vụn, giấy, sách, lọ nhựa, quần áo cũ,...

Trao đổi và gắn kết phụ huynh cố gắng dành thời gian tâm sự, lắng nghe và trò chuyện với bé. Cố gắng phát âm đúng để trẻ bắt chước. Tuyên truyền giáo dục trẻ phát âm chuẩn qua câu thơ, truyện, sách báo, bài bát,... 

Các phương pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp đều chia sẻ qua bài viết trên. Mong rằng những kiến thức trên giúp ích cho bạn trong việc giáo dục trẻ.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐỎ THỊ HẢI CÁC BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO NHỠ [4-5 TUỔI] NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ ĐỎ THỊ HẢI HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC CÁC BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO NHỠ [4-5 TUỔI] NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ Người hướng dẫn khoa học ThS. VŨ THỊ TUYÉT HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Tiếu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn - Tiếng Việt và Phương pháp dạy học đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Vũ Thị Tuyết người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và giúp em hoàn thành khóa luận này. Trong quả trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn, Em xỉn chân thành cảm ơnỉ Hà Nội, ngày tháng năm 20Ì5 Sinh viên Đỗ Thị Hải LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cùa riêng em. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đe tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày thảng năm 2015 Sinh viên Đỗ Thị Hải LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỚ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu................................................................................................4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5 6. Cấu trúc khóa luận....................................................................................................5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : Cơ SỞ LÍ LUẬN ...................................................................................6 1.1. Cơ sở tâm lí.........................................................................................................6 1.2. Cơ sở sinh lí........................................................................................................7 1.3. Cơ sở ngôn ngữ học............................................................................................8 1.3. ì. Hệ thống từ loại...............................................................................................8 1.3.2 1.4. Câu................................................................................................................16 Một số khái niệm lí thuyết................................................................................28 1.4.1. Ngữ pháp là gì?............................................................................................28 1.4.2. Phương pháp là gì?......................................................................................28 1.4.3. Phương pháp dạy trẻ nói đủng ngữ pháp là gì ?..........................................29 CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO NHỠ [4 - 5 TUỔI] NÓI ĐỦNG NGỮ PHÁP.......................................................................31 2.1. Đặc điếm ngữ pháp trong lời nói của trẻmẫu giáo nhỡ....................................31 2.2. Nội dung dạy trẻ 4-5 tuôỉ nói đủng ngữ pháp..................................................33 2.2.1. Tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là nhóm danh từ.........................................34 2.2.2. Tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là nhóm động từ.........................................34 2.2.3. Tập đặt câu có danh từ [nhóm danh từ] làm vị ngữ.....................................36 2.2.4. Tập đặt câu có thành phân trạng ngữ..........................................................36 2.2.5. Tập đặt câu ghép đẳng lập............................................................................37 2.2.6. Tập đặt câu ghép chính phụ.........................................................................38 2.2.7. Tập đặt câu tường thuật, câu nghỉ vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán........39 2.3. Các lỗi ngữ pháp...........................................................................................40 2.3.1. Lôi thiếu các thành phần nòng cốt...............................................................41 2.3.2. Cảu không phân định rõ thành phân [gọi là câu có kêt cầu rỏi nát]...........44 2.4. Các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ nói đúng ngữ pháp..............................46 2.4.1. Cô sử dụng lời nói mẫu................................................................................46 2.4.2. Đàm thoại.....................................................................................................46 2.4.3. Sử dụng hệ thong câu hỏi.............................................................................47 2.4.4. Sử dụng biện pháp soạn lại vẫn bản............................................................48 2.4.5. Cho trẻ được thực hành giao tiếp, kế chuyên...............................................49 2.4.6. Phát hiện lôi sai và sửa lôi cho trẻ...............................................................51 KẾT LUẬN ................................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................55 MỞ ĐÀU 1. Lí do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”. Trẻ em chính là mầm non tương lai của đất nước.Vì vậy việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ măng non trở thành công dân tốt với đầy đủ nhân lực, trí lực để góp phần xây dựng đất nướclà nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục và toàn xã hội. Bậc học giáo dục mầm non là mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với vai trò là bậc học nền tảng, chất lượng giáo dục mầm non có vai trò quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân cũng như chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo. Vì vậy việc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng. V.I.Lênin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người Nhờ có ngôn ngữ con người mới hiểu được nhau, cùng nhau phấn đấu vì những mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng, học tập và phát triển xã hội. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách toàn diện. Thật vậy, trẻ mẫu giáo có nhu cầu giao tiếp rất lớn, trẻ muốn được trình bày những mong muốn, ý nghĩ của mình với người thân và những người xung quanh để mọi người có thể chăm sóc, giáo dục trẻ. Đó chính là một trong những điều kiện quan trọng đế hình thành nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ học tập, vui chơi và tham gia vàocác hoạt động sinh hoạt. Giống như việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở các cấp học khác, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ đồng thời sử dụng nó như một phương tiện để vui chơi, học tập mà ngôn ngữ được tích lũy trong tất cả các hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất cả các hoạt động giáo dục và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. 8 Mặt khác, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển thành tựu của giai đoạn trước. Với vai trò to lớn đó, ai cũng sẽ hiểu rằng việc giúp trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặc biệt là việc dạy trẻ nói câu đúng ngữ pháp trước khi bước vào trường tiểu học. Tuy nhiên ngay trong trường mầm non thì việc phát triến ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng gây nhiều lúng túng cho giáo viên.Vì thực tế không có các tiết học riêng biệt về phát triển ngôn ngữ mà giáo viên chủ yếu lồng ghép qua các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học. Chính vì vậy, việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp và việc lựa chon các biện pháp để dạy trẻ nói đúng ngữ pháp hiện nay đang là một việc làm cần thiết. Là một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi ý thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ ở tất cả các lứa tuổi ở trường mầm non, vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ [4-5 tuổi] nói đúng ngữ pháp” và quyết tâm đi sâu tìm hiểu, qua đó tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc giảng dạy sau này. Tôi cũng hi vọng đề tài của tôi sẽ đóng góp một phần nào đó cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường mầm non. 2. Lịch sử nghiên cún vấn đề Trẻ em luôn nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là các nhà khoa học. Việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp không còn là mới mẻ nữa, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều mức độ và phạm vi khác nhau. Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng được quan tâm hơn. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các địa phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trong đó không thể thiếu được chính là dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. 9 Cuốn “Phương pháp phát triển cho trẻ dưới 6 tuổi”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, của tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt,Nguyễn Kim Đức đã nói lên được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phương pháp phát triến lời nói trẻ em”, Nxb Đại học Sư phạm, 2007, đã nêu lên đặc điểm ngôn ngữ và chú trọng đến dạy nói cho trẻ, phát triển ngôn ngữ thông qua các thành phần của ngữ pháp tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ, dạy trẻ các mẫu câu tiếng Việt, phát triển lời nói mạch lạc, phát triến vốn từ nghệ thuật cho trẻ thông qua các tác phẩm văn họ, tạo tiền đề tốt để trẻ chuẩn bị vào lóp một. Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tố chức, quản lí, những sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lí ngành mầm non. Trong đó cũng có khá nhiều bài viết về vấn đề phát triến ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Trong đó tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có bài dịch tìm hiểu về chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc. Đây là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay. Cũng trong tạp chí giáo dục mầm non số 1/2009, có bài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non”, của tiến sĩ Bùi Kim Tuyến[Viện khoa học giáo dục Việt Nam], đã đề cập tới việc tạo thói quen nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếp với trẻ bằng những câu hỏi gợi mở. Đứng trên phương diện một nhà giáo dục học, một nhà tâm lí học, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non”, 2005, đã đề cập đến sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn, từng lứa tuối. Trong cuốn: “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, Nxb Đại học sư phạm, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể. Qua đó, ông đã đưa ra một số phương pháp 1 0 phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo. Nguyễn Xuân Khoa với “Tiếng Việt 1, 2”, Nxb Đại học Sư phạm đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tiếng Việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ. Trong cuốn “Dạy nói cho trẻ trước lớp một” của Phan Thiều, 1997 và cuốn “Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo”, Tạ Ngọc Thanh, 1980, là những công trình nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy Tiếng Việt ở nhà trường. Tuy nhiên nội dung các bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở sự giải thích, vận dụng các tri thức ngôn ngữ học, các thành tựu ngôn ngữ về Tiếng Việt vào nhà trường. “Các phương pháp, biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp”,2013, khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Dương cũng đã nêu lên được đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ, từ đó đưa ra được các biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Tuy nhiên đề tài này chưa thật sự đi sâu vào vấn đề. Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở các khía cạch khác nhau.Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu các biện pháp dạy trẻ 4 - 5 tuổi nói đúng ngữ pháp Nhận thức được tầm quan trọng này, tôi mạnh dạn chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài: “Các biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi nói đúng ngữ pháp”. 3. Mục đích nghiên cún Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm ngữ pháp của trẻ 4-5 tuối. Qua đó đưa ra những biện pháp tốtnhất giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ và những biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. 1 1 - Phạm vi nghiên cứu : trẻ 4-5 tuổi 5. Phương pháp nghiên cún - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp quan sát - Phương pháp thực hành - Phương pháp phân tích - tổng hợp 6. Cấu trúc khóa luận - Phần 1: Phần mở đầu - Phần 2: Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo nhỡ [4-5 tuổi] nói đúng ngữ pháp. NỘI DƯNG CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở tâm lí Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người đồng thời là công cụ quan trọng của quá trình tư duy. Đó cũng chính là ranh giới giữa con người và thế giới động vật. Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người học tập và giao lun. Trong hoạt động học tập, ngôn ngữ là công cụ có tác dụng vô cùng to lớn. Ngôn ngữ vừa là công cụ thực hiện hóa tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người. Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy. Neu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ chu đáo sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Tuy nhiên, việc tiếp nhận ngôn ngữ nói chung và việc tiếp nhận tiếng Việt nói riêng ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự phát triển tâm lí lứa tuổi. Tư duy của trẻ mầm non mang tính hình tượng cụ thể, tức là trẻ nhận biết dặc điểm của sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan [mắt để nhìn, mũi để ngửi, tai để n g h e . . H o ạ t động chủ đạo của trẻ mầm non, đặc biệt trẻ ở giai đoạn ấu nhi là hoạt 1 2 động với đồ vật. Sang lứa tuổi mầm non là trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm thỏa mãn mong muốn được làm người lớn, được giao tiếp như người lớn. Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ học nhận thấy rằng, việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong các lĩnh vực khác. Ngôn ngữ được hình thành từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn hài nhi, ở trẻ đã hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp với người lớn ngày càng làm nảy sinh khả năng nói năng của trẻ. Trẻ không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách giao tiếp của những người xung quanh mình. Đó là cách học theo phương pháp tự nhiên. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, khi tư duy phát triển đến mức độ cần thiết thì có thể dạy trẻ học nói như các môn học khác, nghĩa là bằng cách phân tích, giảng giải... Đó là cách học có ý thức, cần tìm hiểu đặc điểm về vốn từ của trẻ cũng như đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ một cách chính xác. Từ đó có những biện pháp dạy trẻ nói đúng ngữ pháp một cách khoa học nhất. 1.2. Cơ sở sinh lí Các nhà sinh lí và giải phẫu học đã chứng minh cơ sở vật chất của đời sống trẻ phụ thuộc vào bộ não và hoạt động thần kinh cao cấp. Cho đến lúc chào đời, não bộ của trẻ chưa phát triến đầy đủ. Mặc dù hình thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não của người lớn là mấy. Ở trẻ sơ sinh: não bộ có kích thước nhỏ, khoảng 370 - 392g [1/8 - 1/9 trọng lượng cơ thể]. Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như: ngôn ngữ, lời nói, chữ viết...Việc phát triển ngôn ngữ phải liên hệ mật thiết với việc phát triến và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Trong ba năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ.Vì thế phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt kết 1 3 quả tốt. Khả năng chú ý của trẻ mầm non chưa cao.Tư duy của trẻ mang đậm tư duy trực quan hành động và trực quan hình ảnh, chưa hình thành loại tư duy ngôn ngữ logic. Do đó ngôn ngữ của trẻ mầm non còn hạn chế hơn so với các lứa tuổi khác. Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát âm. Bộ máy phát âm của trẻ mầm non chưa phát triển đầy đủ, các bộ phận tạo thành tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ thường phát âm không chuấn và thiếu chính xác. Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện của 2 hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi... Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng với sự lớn lên của trẻ. Trong thực tế có những em sinh cùng ngày nhung có em ngôn ngữ phát triển tốt, có em thì nói ngọng hoặc chậm nói. Có sự khác nhau như vậy là do bộ máy phát âm khác nhau và quá trình chăm sóc, giáo dục của mỗi trẻ là khác nhau. Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuấn mực âm thanh ngôn ngữ. Do đó, việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu khả năng ngữ pháp trong lời nói của trẻ mầm non hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học. 1.3. Cơ sở ngôn ngữ học Ngôn ngữ học là hệ thống của nhiều hệ thống. Nói như vậy có nghĩa là hệ thống ngôn ngữ do hệ thống bộ phận hợp thành: hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vựng, hệ thống ngữ pháp và hệ thống phong cách. Các hệ thống ấy lại hàm chứa các bộ phận nhỏ trong lòng của mình 1.3.1. Hệ thống từ loại Căn cứ vào tiêu chí phân định từ loại và ý nghĩa của từ loại có thế chia thành ba nhóm từ loại: Nhóm 7: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phần câu gọi là thực từ.Nhóm từ này gồm: danh từ, động từ, tính từ. 1 4 Nhóm 2: Hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ. Nhóm từ này gồm: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. Nhóm 3: Lớp từ trung gian gồm: đại từ và số từ. 1.3.1.1. Thực từ 1.3.1.1.1. Danh từ. * Đặc điểm của danh từ: - về ý nghĩa khái quát: Danh từ là những thực từ biểu đạt ý nghĩa về sự vật tồn tại trong thực tế khách quan mà con người có thể nhận biết được như: cây, gió, mưa, cô giảo, học sinh, ... - về chức năng ngữ pháp: Danh từ có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ cú pháp khác nhau, có thể làm thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu [bổ ngữ cho động từ, tính từ; định ngữ đi sau bổ sung cho danh từ; trạng ngữ] V D : Hôm nay, con đi học. * Phân loại danh từ: - Danh từ riêng: Là danh từ gọi tên sự vật, hiện tượng cụ thể riêng biệt, thường đứng sau danh từ chung làm định ngữ cho danh từ chung. Danh từ riêng bao gồm: tên riêng chỉ người, tên địa danh, tên con vật, tên sự vật. V D : Hà Nam, Nguyễn Phú Huy, . . . - Danh từ chung: Là những từ biểu thị tên gọi cho hàng loạt các sự vật, hiện tượng không phải cho các sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Danh từ chung có thể chia làm hai loại: + Danh từ tổng hợp: Là những danh từ biểu thị tên gọi của những thực thể mang ý nghĩa khái quát, tống hợp. V D : nhà cửa, bàn ghê, . . . 1 5 + Danh từ không tổng họp: Là những danh từ biểu thị sự vật đon thể. V D : bàn, ghế, quần, áo, . . . 1.3.1.1.2. Вопя, từ. * Đặc điểm của động từ: - về ý nghĩa khái quát: Động từ là những thực từ biểu thị hoạt động, trạng thái nhất định của sự vật, hiện tượng. - về chức năng ngữ pháp: chức năng tiêu biểu nhất của động từ là làm vị ngữ. Ngoài ra, động từ có thế đảm nhiệm chức năng bố ngữ, định ngữ, đôi khi làm chủ ngữ, trạng ngữ. V D ; Me đi chơ. CN VN * Phân loại động từ: dựa vào khả năng hoạt động độc lập và ý nghĩa khái quát của từ, có thể chia động từ làm hai loại: - Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa.Chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm, và có thể giữ chức vụ làm thành phần chính của câu. Động từ độc lập cũng có thế phân chia thành một số nhóm nhỏ: + Động từ tác động: chặt, chém, đấm, đảnh, xây,... Phía sau động từ tác động bắt buộc phải có bổ ngữ. + Động từ gây khiến: là những động từ có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng hay nói cách khác là thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hoặc cản trở đối tượng thực hiện hành động. V D : khuyên, ép, thúc, . . . + Động từ trao nhận: cho, biếu, tặng, ... + Động từ cảm nghĩ nói năng: nhìn thấy, nghe thấy, ... Nó thường kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quả, ... 1 6 + Động từ chỉ sự vận động, di chuyển: đi, chạy, nhảy, ... - Động từ không độc lập: là những động từ thường không đứng một mình đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải cùng với một động từ khác hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ. Có thể chia động từ không độc lập thành các nhóm nhỏ sau: Nhóm động từ tình thái: + Đ ộ n g t ừ c h ỉ s ự c ầ n t h i ế t : cẩn, nên, phải, cần phải, ... + Đ ộ n g t ừ c h ỉ k h ả n ă n g : có thể, không thể, chưa thể, ... + Động từ chỉ ý chí: định, toan, nỡ, dám, ... + Đ ộ n g t ừ c h ỉ n g u y ệ n v ọ n g , m o n g m u ố n : mong, muốn, ước, mong muốn, mong ước, ước muốn, ... + Động từ chỉ tiếp thụ, chịu đựng: bị, mắc, phải, được, ... + Động từ chỉ sự đánh giá, nhận định: cho, xem, thấy... Nhóm động từ quan hệ: + Động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm, ... + Động từ chỉ quan hệ sở thuộc, sở hữu: có, gồm, thuộc, thuộc về, bao gồm, ... ỉ.3.1.1.3. Tính từ. * Đặc điểm của tính từ: - về ý nghĩ khái quát: Tính từ là những thực từ biếu thị tính chất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng về các phương diện như hình thể, màu sắc... - về chức vụ cú pháp: giống như động từ, tính từ có thế làm vị ngữ trực tiếp. Ngoài ra tính từ có thể đảm nhiệm các chức năng ngữ pháp khác trong câu: bố ngữ, định ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ. V D : Cô giáo em rất xinh. CN VN 1 7 * Phân loại tính từ: căn cứ vào ý nghĩa khái quát có thể chia tính từ thành hai loại: - Tính từ tuyệt đối [không có mức độ]: Chúng không có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ. Bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa tuyệt đối về đặc trưng, tính chất hoặc là đặc trưng ấy không có gì đế so sánh: Ví dụ: Trên, dưới, trái, phải,... Trai, gái, đực, cái,... Trắng toát, đen xì, thơm phức,... - Tính từ tương đối [không có mức độ]: Chúng có khả năng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ bao gồm: + Nhóm tính từ chỉ màu sắc: vàng, nâu, đen, trắng... + Nhóm tính từ chỉ kích thước: dài, ngắn... + Nhóm tính từ chỉ hình dáng: cao, thấp, béo,... + Nhóm tính từ chỉ mùi vị: thơm, hẳc,... + Nhóm tính từ chỉ tính chất vật lí: lỏng, rắn, mềm, nhão,... + Nhóm tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu,... + Nhóm tính từ chỉ đặc điếm tâm lí: hiền, dữ, ảc,... + Nhóm tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, mạnh, yếu,... + Nhóm tính từ chỉ trí tuệ: ngu, đần, khôn, thông minh.. + Nhóm tính từ chỉ cách thức hoạt động: nhanh, chậm, bền, dẻo dai,... 1.3.1.2. Hư từ. 1.3.1.2. ì. Phu từ. * Đặc điểm của phụ từ: - về ý nghĩa khái quát: phụ từ là những hư từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà chỉ có chức năng dẫn xuất hoặc biểu hiện về tình thái. 1 8 * Phân loại: căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các hưu từ mà phụ từ thường đi kèm, có thể chia phụ từ thành hai nhóm. - Phụ tù' chuyên phụ cho danh từ: nhũng, các, mọi, moi, tùng, ...Là những hư từ mang ý nghĩa chỉ số. Bố sung ý nghĩa về mặt số lượng cho danh từ. - Phụ từ đi kèm với động từ và tính từ: các phụ từ này làm thành tố phụ trước hoặc thành tố phụ sau, bố sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ, tính từ. Bao gồm: + Phụ từ chỉ mệnh lệnh [thường đứng trước động từ]: hãy, đừng, chớ,... + Phụ từ chỉ mức độ: rất, hơi, quả, lắm,... + P h ụ t ừ c h ỉ t h ờ i g i a n : đã, sẽ, đang, vừa, mới,... + Phụ từ chỉ tần số: thường, hay, năng,... + Phụ từ bổ sung ý nghĩa khẳng định, phủ định: có, không, chưa, chẳng,... + Phụ từ chỉ ý nghĩa, kết quả: được, mất, ra,... + Phụ từ chỉ ý nghĩa kết thúc, hoàn thành: xong, rồi,... + Phụ từ chỉ ý nghĩa tương hỗ: + Phụ từ chỉ cách thức: ngay, liền, nữa,... + Phụ từ chỉ ý nghĩa tự lực: tự, lấy,... + Phụ từ chỉ sự đồng nhất, tiếp diễn: vẫn, cứ, đều,... ì.3.1.2.2. Quan hê từ. * Đặc điểm của quan hệ từ: - về ý nghĩa khái quát: quan hệ từ là những hư từ không dùng đế gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà chỉ để liên kết, để nối từ với từ, cụm từ với cụm từ, câu với câu. V D : và, với, hay, hoặc, vì nên, không những, mà còn,... * Phân loại: 1 9 - Quan hệ từ dùng biểu thị quan hệ đẳng lập: dùng để nối kết các thành phần có quan hệ đắng lập. + Quan hệ từ tập hợp: và, với, cùng, cùng với,... + Quan hệ từ lựa chọn: hay [hay là], hoặc [hoặc là],... + Quan hệ từ đối lập: nhưng, mà...nhưng mà, song,... + Q u a n h ệ t ừ t a n g t i ế n : không những...mà còn, chang những...mà còn, . . . + Q u a n h ệ t ừ s o s á n h : như, tựa như, hệt như, . . . - Quan hệ từ dụng biểu thị quan hệ chính phụ: dùng để nối kết các thành tố phụ vào thành tố chính. + Quan hệ từ chỉ thời gian, vị trí: ở, từ, đến, tới vào,... + Quan hệ từ chỉ đối tượng: với, đối với, về,... + Quan hệ từ chỉ phương thức; bằng, theo, nhờ,... + Quan hệ từ chỉ sở thuộc, nguồn gốc: của, do, mà,... + Quan hệ từ dùng để nối: rằng, là,... + Q u a n h ệ t ừ c h ỉ n g u y ê n n h â n : bởi, do, tại vì, bởi vì... cho nên, vì... nên,... + Quan hệ từ chỉ mục đích: đế...thì, đế cho,... + Quan hệ từ chỉ điều kiện: nếu, giá, nếu mà, giả mà,... + Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ: tuy, dù, dầu, mặc dầu...nhưng,... 1.3.1.2.3. Tình thái từ. * Đặc điểm của tình thái từ: - về ý nghĩ khái quát: Tình thái từ là những từ chỉ thái độ, tình cảm của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp. * Phân loại: - Tình thái từ nghi vấn: à, ư, không, hả,... 2 0

Video liên quan

Chủ Đề