Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn học tiêu học

Mô đun lập kế HOẠCH dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [424.03 KB, 38 trang ]

Mô đun
LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Năm học 2013-2014


Mục tiêu chung

Mô đun này nhằm bồi dưỡng cho GV THCS và THPT những kiến thức, kĩ năng và thái
độ cần thiết về Lập kế hoạch dạy học môn học để giúp họ có thể thực hiện tốt yêu
cầu được quy định trong Điều 6. Tiêu chuẩn 3, Tiêu chí 8 của Chuẩn nghề nghiệp GV
Trung học.


Mục tiêu cụ thể
Hoàn thành mô đun 5, HV cần đạt được các yêu cầu sau:




Xác định được các minh chứng của tiêu chuẩn 3 có liên quan đến tiêu chí 8. Xây
dựng kế hoạch dạy học và trình bày được các mức độ đánh giá xếp loại giáo viên
theo chuẩn 3 tiêu chí 8.
Tự đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài học của bản
thân hiện nay đang ở mức độ đánh giá xếp loại nào để có kế hoạch phấn đấu đạt
mức điểm tối đa.


Mục tiêu cụ thể [tiếp theo]





Có kĩ năng xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài học đạt chuẩn ở mức
điểm tối đa.
Tự tin và có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch bài
học đạt chuẩn ở mức điểm tối đa.


NỘI DUNG

1.
2.
3.

Tìm hiểu về Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học và Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch
dạy học .
Xây dựng kế hoạch dạy học năm học môn học đáp ứng các mức độ của tiêu chí
8.
Xây dựng kế hoạch bài học đáp ứng các mức độ của tiêu chí 8


TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ
TIÊU CHÍ 8. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC

I. MỤC TIÊU




Kể tên được các tiêu chuẩn trong chuẩn nghề nghiệp của GV.


Nêu được tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3 : Năng lực của GV và các minh chứng
có thể dùng để đánh giá tiêu chuẩn 3 trong chuẩn nghề nghiệp của GV.


TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ
TIÊU CHÍ 8. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC [tt]



Phân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có
để thực hiện tiêu chí 8.



Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ
đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8.


NỘI DUNG
1. Tiêu chuẩn 3 : Năng lực dạy học và các minh chứng của tiêu chuẩn 3.
2. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học và các mức độ đánh giá xếp loại GV theo
tiêu chí 8.


TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN



Văn bản Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung
học phổ thông.





Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1,
2.



Giấy Ao, bút dạ/bút sáp các màu, băng dính.


HOẠT ĐỘNG1: TÌM HIỂU VỀ TIÊU CHUẨN 3 : NĂNG LỰC DẠY HỌC VÀ CÁC MINH CHỨNG

1.
2.
3.
4.

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm bao nhiêu tiêu chuẩn ?
Trong Tiêu chuẩn 3 có bao nhiêu tiêu chí, đó là những tiêu chí nào ?
Nêu tầm quan trọng của tiêu chuẩn 3.
Căn cứ vào đâu để đánh giá năng lực dạy học của GV ?


Chuẩn nghề nghiệp GV trung học gồm 6 tiêu chuẩn









Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất đạo đức chính trị và lối sống
Tiêu chuẩn 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Tiêu chuẩn 3. Năng lực dạy học
Tiêu chuẩn 4. Năng lực giáo dục
Tiêu chuẩn 5. Năng lực hoạt động chính trị xã hội
Tiêu chuẩn 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp


Trong Tiêu chuẩn 3 có 8 tiêu chí, đó là từ tiêu 8 đến tiêu chí
15.










Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học


Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh


Các minh chứng được dùng để đánh giá năng lực dạy học
của GV
1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực của học sinh.
2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý.
3. Biên bản đánh giá bài lên lớp [của tổ chuyên môn, của học sinh ...].
4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên.


[tiếp theo]

5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học [nếu có].
6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên [nếu có].
8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá [nếu cần].


HOẠT ĐỘNG 2: TIÊU CHÍ 8: KẾ HOẠCH DẠY HỌC VÀ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI GIÁO VIÊN THEO TIÊU
CHÍ 8

Mục tiêu



Phân tích tiêu chí 8 và xác định được một số năng lực người GV trung học cần có
để thực hiện tiêu chí 8.




Trình bày những thuận lợi và khó khăn của GV khi thực hiện theo các mức độ
đánh giá giáo viên theo tiêu chí 8.


Phiếu bài tập
Mức độ đánh giá

Yêu cầu cần đạt của tiêu chí 8

[điểm]

1 điểm

Biết lập kế hoạch dạy học năm học, bài học [giáo án]
theo yêu cầu quy định.

2 điểm

Kế hoạch dạy học năm học, bài học thể hiện đầy đủ các
mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt
chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ
thực hiện phù hợp, khả thi.

Thuận lợi

Khó khăn



3 điểm

Kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho
phù hợp với tình hình thực tế. Kế hoạch bài học [giáo án] thể
hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục,
đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư
phạm có thể xảy ra và cách xử lí.

4 điểm

Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học
với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và
ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp. Kế
hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy
học và giáo dục, có nhiều phương án thích ứng với các đối
tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể
xảy ra và cách xử lí.


Để thực hiện được Tiêu chí 8. Lập kế hoạch dạy học đòi hỏi người GV phải có những năng lực sau :




Thể hiện được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học môn học và chuẩn kiến
thức, kỹ năng của môn học trong kế hoạch năm học/bài học.
Có khả năng xác định những nội dung giáo dục có thể tích hợp vào môn học/bài
học và biết tích hợp chúng một cách phù hợp, không gượng ép, không làm mất
tính đặc trưng của môn học.



[Tiếp theo]




Có năng lực lập kế hoạch bài học theo quan điểm phân hóa nhằm đáp ứng trình
độ nhận thức, phong cách học tập, … của HS lớp mình phụ trách.
Có năng lực xây dựng môi trường lớp học [môi trường vật chất và tinh thần] tạo
thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy được
tính tích cực học tập của HS.


Nội dung 2 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC
ĐÁP ỨNG CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA TIÊU CHÍ 8

MỤC TIÊU



Đánh giá xếp loại được một số kế hoạch dạy học năm học môn học theo các mức
độ của tiêu chí 8.



Xây dựng được kế hoạch dạy học năm học môn học đáp ứng các mức độ đánh
giá xếp loại của tiêu chí 8.


NỘI DUNG



1.
2.

Đánh giá xếp loại một số kế hoạch dạy học năm học hiện hành.
Xây dựng kế hoạch dạy học năm học đáp ứng các mức độ đánh giá xếp loại của
tiêu chí 8.


TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN



Văn bản Đánh giá giáo viên trung học theo chuẩn nghề nghiệp và các phụ lục 1,
2.



Kế hoạch dạy học năm học các môn : Sinh học [lớp 12], Hóa học [lớp 11], Địa lí
[lớp 10], Ngữ văn [lớp 6], Toán [lớp 9], Lịch sử [lớp 7], Tiếng Anh [lớp 8]



Giấy Ao, bút dạ, băng dính.



HOẠT ĐỘNG 1: THỰC HÀNH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI MỘT SỐ KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM
HỌC HIỆN HÀNH



Phiếu bài tập cá nhân

Các mức độ

1. Biết lập kế hoạch dạy học năm học theo yêu cầu quy định

2. Kế hoạch dạy học năm học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, tiến độ
phù hợp

3. Kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế.

4. Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo
dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự
phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp.

Đạt

Không đạt

Minh chứng


Gợi ý phân tích KHDH năm học trước khi điền vào phiếu Bài
tập






Có hay không có mục tiêu tổng quát [mục tiêu chung] của môn học ?
Có hay không có mục tiêu của bài học ? Có sử dụng các động từ có thể lượng
hóa/đánh giá được để viết mục tiêu chưa ? Có thể hiện được mục tiêu giáo dục
tích hợp hay không ? Nếu có, đã thể hiện như thế nào [phù hợp hay gượng ép,…]
?
Có thể hiện việc điều chỉnh KHDH năm học cho phù hợp với hướng dẫn năm học
của môn học, đặc điểm HS, điều kiện địa phương hay không ?


Tiêu chí của một tiết học hiệu quả

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một tiết học không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công việc quản lí giáo dục, nó còn giúp các giáo viên có định hướng và những chỉ dẫn rõ ràng để đạt đến hiệu quả của việc dạy học.

Việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một tiết học không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công việc quản lí giáo dục, nó còn giúp các giáo viên có định hướng và những chỉ dẫn rõ ràng để đạt đến hiệu quả của việc dạy học. Dưới đây là một số tiêu chí cơ bản của một tiết học thành công:

  1. KẾ HOẠCH DẠY HỌC [GIÁO ÁN]

Có sự chuẩn bị tốt cho giờ học là điều cần thiết đầu tiên đảm bảo cho việc dạy và học hiệu quả. Một kế hoạch dạy học hiệu quả là gì?

Kế hoạch dạy học hiệu quả phải thể hiện một cách rõ nét ở một số điểm cụ thể:

  • Liên kết với kiến thức, kĩ năng, kết quả mà học sinh đã đạt được trong các bài học trước.
  • Sự đa dạng về năng lực học tập, phong cách học tập và sự khác biệt trong nội dung giảng dạy giữa các học sinh trong lớp lớp học.
  • Giáo án phù hợp giữa trình độ nhận thức và khả năng của học sinh.
  • Nội dung dạy học phải có liên hệ với nội dung chương trình chung của năm học và chương trình quốc gia.
  • Gắn với mục đích và mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của trường.

Ngoài ra còn bao gồm:

  • Cơ hội cho phép học sinh tạo nên sự tiến bộ trong học tập.
  • Mục tiêu đầu ra phù hợp, có thể đánh giá được.
  • Có tiêu chí thành công, có thể đánh giá được sự tiến bộ và thay đổi của học sinh.
  • Các chiến thuật dạy học đa dạng, phong phú.
  • Ý thức rõ được những nội dung [kiến thức, kĩ năng] mà bạn muốn dạy học sinh.
  • Hoạt động phải hấp dẫn và mang tính thử thách người học.
  • Có khung kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và hiệu quả, bao gồm kiểm tra đánh giá nhanh và đánh giá cuối giờ học.
  • Có sự đối chiếu với học sinh toàn trường hoặc kế hoạch dạy học của bộ môn.
  1. CÁC CHIẾN LƯỢC DẠY VÀ HỌC

Áp dụng đa dạng các chiến lược dạy học, phù hợp với mục tiêu của quá trình dạy học và đảm bảo việc dạy học đạt hiệu quả.

Những yếu tố nào đảm bảo việc dạy học hiệu quả? Một chiến lược dạy học hiệu quả cần phải có những tiêu chí sau:

  • Học sinh nhận thức được về những của nội dung bài học mà chúng sẽ học trong giờ học, và hiểu được cách làm thế nào để đạt được điều mà giáo viên mong muốn.
  • Học sinh có thể làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm [bao gồm cơ hội hoạt động] và ở trình độ chung của toàn lớp và làm việc theo phong cách/ sở trường của bản thân.
  • Có các yêu cầu cao đối với hoạt động thực hành, viết và nói.
  • Có cơ hội để học tập độc lập, thể hiện năng lực riêng của cá nhân.
  • Việc phân bố thời gian được tiến hành phù hợp để học sinh có thể suy nghĩa và sau đó ứng dụng những điều mà chúng đã học.
  • Học sinh được ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được.
  1. QUẢN LÝ LỚP HỌC

Quản lí lớp học hiệu quả yêu cầu bạn phát phát triển các kĩ năng và chiến thuật quản lý để khuyến khích việc học. Vậy khi nào thì hoạt động quản lý lớp học trở nên hiệu quả?

Quản lí lớp học được coi là hiệu quả thể hiện ở:

  • Có môi trường luôn hấp dẫn và khuyến khích người học, nơi mà mọi thứ đều được sắp đặt một cách có trật tự, học liệu luôn sẵn sàng để hỗ trợ việc học của học sinh.
  • Có một loạt các chiến thuật để khuyến khích học sinh, tạo động lực trong các hoạt động mang tính mục đích.
  • Các nội quy của trường được đảm bảo trong lớp học, đảm bảo rằng có chính sách hỗ trợ toàn diện và bảo vệ trẻ em.
  • Học sinh cảm thấy môi trường an toàn, học sinh có thể tìm kiếm lời khuyên, sự hướng dẫn và sự hỗ trợ từ các phương tiện thích hợp.
  1. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC HỌC SINH

Việc đánh giá học sinh sẽ cho bạn những thông tin cần thiết cho việc thiết kế giáo án, hoạt động dạy và hoạt động học.

Bạn có chắc rằng mình luôn duy trì việc kiểm tra đánh giá học sinh?

Hoạt động kiểm tra/ đánh giá có thể được thực hiện:

  • Tạo nên những nhận xét trung thực về mức độ đạt được so với mục tiêu bài học đã được nêu ra đầu giờ và đầu khóa.
  • Sử dụng các công cụ đánh giá chính thức và không chính thức để đo sự tiến bộ mà học sinh đã đạt được.
  • Sử dụng những đánh giá thu được khi kết thúc giờ học vào việc thiết kế giáo án cho các bài học tiếp theo.

Nguyễn Hữu Long dịch

Nguồn:Trích ‘The Reflective Teacher’ [ETI, 2005]

Tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học tiêu học

Ngày 18/12/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Công văn này sau đó nhận được sự phản đối của nhiều giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông vì 4 phụ lục hướng dẫn thực hiện đều hình thức, dài dòng, chồng chéo, trùng lắp - nhất là phụ lục IV Kế hoạch bài dạy [giáo án] khiến thầy cô phải mất rất nhiều thời gian, công sức soạn bài.

Bên cạnh đó, Phụ lục 5 Mẫu phiếu đánh giá bài dạy của Công văn 5512 cũng hình thức, dài dòng không kém. Điều đáng nói là, đã có trường áp dụng phụ lục này vào đánh giá tiết dạy [dự giờ] khiến giáo viên phản đối.

Ngày 5/10/2021, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Tôi thất vọng vô cùng vì giáo viên vẫn phải soạn giáo án theo mẫu 5512. Một bạn đọc là giáo viên đề lại bình luận dưới bài viết như sau:

Hôm trước trường tôi tổ chức hội thảo về xây dựng giáo án theo Công văn 5512, bất cập ai cũng thấy rõ, chúng tôi hào hứng vì nghĩ rằng sau hội thảo nhà trường sẽ cho bỏ bớt mục tiêu ở các hoạt động.

Ai ngờ... Nhà trường cũng rất muốn đơn giản cho giáo viên nhưng chúng ta còn đang bị chi phối bởi phiếu đánh giá giờ dạy theo Công văn 5512. Mình rất mong có nhà giáo nào đó viết về phiếu đánh giá giờ dạy của công văn này.

Ảnh minh họa: Ninhbinh.edu.vn

Theo đó, mẫu phiếu đánh giá bài dạy của Công văn 5512 quy định nội dung và các tiêu chí đánh giá như sau:

Nội dung

Tiêu chí

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

1. Kế hoạch bài dạy

Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

1,00


Mức độ rõ ràng, chính xác của mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh.

2,00


Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

1,00


Mức độ phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

2,00


2. Hoạt động của giáo viên

Mức độ chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp và hình thức giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

2,00


Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

1,00


Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,00


Mức độ chính xác, hiệu quả trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh [làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận, thực hiện].

2,00


3. Hoạt động của học sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh trong lớp.

2,00


Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2,00


Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,00


Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

1,00


Tổng điểm

20,00


Phụ lục 5 hướng dẫn thêm, các tiêu chí được nhận xét, đánh giá theo 3 mức: Đạt mức 1 cho khoảng 50-65% điểm tối đa; Đạt mức 2 cho khoảng 65-80% điểm tối đa; Đạt mức 3 cho khoảng 80-100% điểm tối đa. Cho điểm đánh giá thành phần là bội số của 0,25.

Xếp loại bài dạy: GIỎI: tổng điểm đạt từ 18 điểm đến 20 điểm; KHÁ: tổng điểm đạt từ 13,5 điểm đến dưới 18 điểm; TRUNG BÌNH: tổng điểm đạt từ 10 điểm đến dưới 13,5 điểm; KHÔNG ĐẠT: tổng điểm dưới 10 điểm.

Tôi nhận thấy, phần hướng dẫn đánh giá của Phụ lục 5 dài lê thê, gồm 3 nội dung chính, nhiều tiểu mục và 3 mức tương ứng cho mỗi mục.


Nhiều thầy cô mua giáo án vì lười, không hẳn vì Công văn 5512

Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ điểm qua 1 nội dung đánh giá [Kế hoạch bài dạy] để giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn về về Phụ lục 5 mà cho đến thời điểm này, theo tìm hiểu của cá nhân tôi, chưa có bài viết nào đề cập tới.

Theo đó, nội dung 1 đánh giá Kế hoạch bài dạy [giáo án] có 3 tiểu mục: 1. Các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy; 2. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy; 3. Thiết bị dạy học và học liệu được lựa chọn để sử dụng trong Kế hoạch bài dạy.

Mỗi tiểu mục được đánh giá ở 3 mức, chẳng hạn, tiểu mục 3 quy định:

Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó.

Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động [đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành] với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.

Mức 3: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hoạt động [đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành] với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.

Phụ lục 5 gần 3000 chữ, tương đương 6 trang A4 [xem tại đây], giáo viên rất khó nhớ hết các nội dung đánh giá, còn việc áp dụng vào đánh giờ dạy thì rắc rối hơn nhiều.

Theo tìm hiểu của người viết, hiện tại nhiều trường phổ thông đang áp dụng mẫu phiếu đánh giá bài dạy theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, ngày 8/10/2014 vì đơn giản, ngắn gọn, hiệu quả, thiết thực.

Theo đó, Bộ Giáo dục quy định việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào 3 nội dung: 1. Kế hoạch và tài liệu dạy học; 2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh; 3. Hoạt động của học sinh.

Căn cứ vào Công văn 5555, giáo viên khi dự giờ chỉ cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu: Chuyển giao nhiệm vụ học tập; Thực hiện nhiệm vụ học tập; Báo cáo kết quả và thảo luận; Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Tài liệu tham khảo:

//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/toi-that-vong-vo-cung-vi-giao-vien-van-phai-soan-giao-an-theo-mau-5512-post221493.gd

//chuvanan.edu.vn/index.php/tin-tuc-va-thong-bao/hoat-dong-su-kien/603-ca-ng-v-n-5512-bgd-t-gdtrh-va-via-c-xa-y-da-ng-va-ta-cha-c-tha-c-hia-n-ka-hoa-ch-gia-o-da-c-ca-a-nha-tr-a-ng

//thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-duc/Cong-van-5555-BGDDT-GDTrH-2014-huong-dan-sinh-hoat-chuyen-mon-doi-moi-phuong-phap-day-hoc-255443.aspx

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

Video liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề