Thủy đậu bao lâu hết lây

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vắc - xin thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể lên tới hơn 90%.

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster [VZV] gây nên. Virus Varicella zoster virus có đặc tính phát ban các đợt liên tiếp với những đặc điểm đi kèm như: sốt, ngứa rát, nổi sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết mọc lên trên bề mặt da, thường không để lại sẹo [sẹo khi bị bội nhiễm], thường kèm với triệu chứng toàn thân nhẹ.

Vậy thủy đậu ủ bệnh trong bao lâu? Theo đó, bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần, thông thường là từ 14 - 16 ngày.

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những người chưa từng mắc thủy đậu nếu chưa được tiêm phòng vắc-xin thủy đậu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể lên tới hơn 90%. Vậy bệnh thủy đậu lây lan qua đường nào?

Phương thức lây truyền bệnh thủy đậu là từ người sang người bằng các con đường sau:

  • Lây trực tiếp qua đường hô hấp: Virus gây bệnh thủy đậu tồn tại trong các giọt nước bọt rất nhỏ có trong không khí, phát ra từ người nhiễm bệnh khi người này nói chuyện, ho, hắt hơi. Phương thức lây truyền này có tên gọi là nhiễm trùng nhỏ giọt.
  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với vật trung gian: Một trong những con đường lây nhiễm bệnh thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước của người bệnh. Ngoài ra, nếu tiếp xúc, chạm vào vật dụng cá nhân, sinh hoạt, giường chiếu của người bệnh thì nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao.

Theo đó, virus thuỷ đậu sẽ xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên, miệng hầu sau đó nhân lên tại chỗ và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Virus gây bệnh thủy đậu nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô rồi gây nhiễm virus huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc.

Tương tự như virus Herpes, virus gây bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn, trú tại hạch cảm giác, sau đó virus tái hoạt có thể gây nên bệnh zona.

Khả năng lây nhiễm thuỷ đậu mạnh nhất là khi người mắc bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nước

Quá trình lây truyền bệnh thủy đậu có thể kéo dài hơn ở những người bị thay đổi miễn dịch. Tỷ lệ tấn công thứ phát ở những người cảm nhiễm sống trong một gia đình là từ 70 đến 90%. Đối với bệnh nhân zona có thể lan truyền bệnh cho người lành trong một tuần sau khi ban mọc. Cơ thể người bệnh cảm nhiễm có thể bị mắc bệnh sau khi phơi nhiễm trong 10 đến 21 ngày.

Vậy bệnh thủy đậu lây lúc nào là mạnh nhất? Theo đó, trong các giai đoạn phát bệnh, giai đoạn toàn phát khi người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước khắp cơ thể, khả năng lây nhiễm sang người khác là cao nhất. Sau giai đoạn này, mức độ lây nhiễm sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu người bệnh không sớm hồi phục thì khả năng lây nhiễm vẫn có thể xảy ra.

Những người thân xung quanh người bệnh là đối tượng dễ bị lây nhiễm thủy đậu nhất. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm thủy đậu, người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể như sau:

  • Cách ly người bị nhiễm bệnh với những người xung quanh, tốt nhất nên để người bệnh ở trong phòng riêng, đặc biệt người bệnh không tới những chỗ đông người để hạn chế lây lan diện rộng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như: khăn mặt, cốc chén, quần áo...
  • Vệ sinh thân thể cho người bệnh sạch sẽ hàng ngày, không nên kiêng nước, kiêng gió theo kinh nghiệm dân gian. Nên tắm bằng nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tẩy rửa mạnh để người bệnh nhanh khỏi bệnh, hạn chế lây lan bệnh.
  • Sử dụng thuốc điều trị, phổ biến nhất hiện nay là Xanh Methylen bôi ngoài da. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần sử dụng thuốc hạ sốt khi có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Để tránh thủy đậu lây nhiễm, người bệnh không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng, tránh làm vỡ vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước lọc, ăn rau xanh, hoa quả tươi... đồng thời kiêng khem những thực phẩm không có lợi khiến cho mụn nước mưng mủ.

Trong trường hợp người nhà bệnh nhân nhận thấy các hiện tượng bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra xem có khả năng bị lây nhiễm không, để có hướng điều trị kịp thời.

Hầu hết những người từng mắc bệnh thủy đậu thì trong cơ thể đã có sẵn miễn dịch và đa số sẽ không bị mắc lại nữa. Ngoài ra, nếu người chưa từng mắc bệnh nhưng được tiêm ngừa vắc-xin phòng thủy đậu thì nguy cơ bị lây nhiễm cũng thấp hơn.

Vì vậy, biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu. Khi tiêm vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ miễn dịch tuyệt đối với những người tiêm có thể đến 90%. Tỷ lệ khoảng 10% còn lại vẫn có thể mắc bệnh nếu hệ miễn dịch quá yếu nhưng hầu hết các trường hợp này mắc với thể rất nhẹ và không có biến chứng.

Ngoài ra, nếu trong gia đình hoặc bạn bè có người mắc bệnh thì cần thực hiện những biện pháp sau để phòng tránh bệnh lây lan:

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi tại chỗ từ 7-10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh, tránh tới chỗ đông người để lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Người mắc thủy đậu nên được cách ly tạm thời, hạn chế sinh hoạt chung phòng với người khác.
  • Vệ sinh và sát khuẩn đồ dùng sinh hoạt của người bệnh thường xuyên. Đồng thời dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ và thông thoáng.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý khi có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.

Giữ cho bàn tay sạch sẽ khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh bằng cách rửa tay bằng xà phòng

  • Người bị nhiễm bệnh thủy đậu không nên gãi, chà xát các nốt ban để tránh lây nhiễm cho người khác khi nốt ban bị vỡ ra.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng giờ để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại virus.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho hầu hết các nhóm độ tuổi, trong đó có vắc-xin phòng thuỷ đậu. Các ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Khách hàng theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec; ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
  • Những điều cần biết về vắc-xin thủy đậu
  • Bệnh thủy đậu ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ và thai nhi?

Video đề xuất:

Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi?

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi , hết lây , mụn thủy đậu bao lâu thì vỡ , thủy đậu mấy ngày hết ngứa ... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên và 1 số dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu

Bị thủy đậu bao lâu thì khỏi, mấy ngày hết ngứa ở người lớn và trẻ em là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bị bệnh. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra bao nỗi phiền toái trên da như mọc các nốt mụn nước chứa đầy dịch có kích thước như hạt đậu và vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi

Theo các bác sĩ, sau khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng điển hình thì thời gian để hồi phục và khỏi bệnh thủy đậu sẽ thường giao động từ 7-21 ngày. Bên cạnh đó, người bệnh còn cần khoảng 7-10 ngày nữa kể từ giai đoạn toàn phát của bệnh đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Với những người có sức đề kháng thực sự yếu thì thời gian để bệnh được điều trị sẽ lâu hơn, thường kéo dài trong nhiều tuần.

Người lớn bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?

Vì vậy, với câu trả lời cho vấn đề trẻ em, người lớn bị thủy đậu bao lâu thì khỏi thì gần như 100% tất cả người bệnh sẽ cần trải qua đủ các giai đoạn sau đây để cơ thể có thể sản sinh ra các miễn dịch cần thiết với bệnh này:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Khi người bệnh nhiễm phải virus [Varicella Zoster], cơ thể sẽ không có bất cứ triệu chứng bất thường nào của bệnh. Đây được xem là thời gian ủ bệnh [khoảng 1-2 tuần] sau khi bị nhiễm. Đối với những người có hệ miễn dịch quá yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc người cao tuổi, trẻ nhỏ thì thời gian ủ bệnh có thể ngắn hơn.
  • Giai đoạn bệnh khởi phát: Bệnh khởi phát với những triệu chứng đầu tiên trong 1-2 ngày sau khi hết thời gian ủ bệnh. Triệu chứng điển hình đó là trên mặt và các vùng da khác bắt đầu mọc những nốt ban màu đỏ hồng, cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, người bệnh thời gian này cảm thấy rất chán ăn, bị sốt nhẹ và có thể bị nhức đầu.
  • Giai đoạn bệnh toàn phát: Chính là lúc các nốt ban đỏ dần thành hình các nốt mụn nước thủy đậu, bên trong chứa đầy dịch khuẩn với kích thước như hạt đậu nhỏ. Ban đầu, dịch trong nốt mụn sẽ có màu trong suốt, theo thời gian phát triển của bệnh nó dần chuyển màu đục như mủ. Số lượng nốt mụn nước trên cơ thể ngày một tăng và hầu như phần da nào cũng có thể mọc bao gồm cả da đầu, sau tai, thậm chí là niêm mạc miệng và lưỡi…
  • Giai đoạn hồi phục: Khi các nốt mụn nước dần khô miệng, đóng vảy và tự bong ra là lúc bệnh đến giai đoạn khỏi. Chú ý, chỉ khi nốt mụn nước cuối cùng trên cơ thể rụng thì mọi người mới hết khả năng lây bệnh cho người khác.

Xem thêm : [ Hướng dẫn ] Cách sử dụng su bạc chữa thủy đậu hiệu quả !

Bị thủy đậu mấy ngày hết ngứa

Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra sẽ xuất hiện ngay từ những ngày đầu bệnh khởi phát [tức là 1-2 ngày sau khi hết thời gian ủ bệnh]. Chưa hết, người bệnh còn phải đối mặt với cảm giác này suốt thời gian toàn phát của bệnh [khoảng 1-2 tuần] và ngay cả khi các nốt mụn nước bắt đầu co lại và đóng vảy.

Bị bệnh thủy đậu mấy ngày hết ngứa

Đặc biệt, trong giai đoạn nốt mụn nước bắt đầu vỡ, khô miệng lại là lúc người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nhất. Tình trạng ngứa này sẽ càng tăng lên nếu người bệnh liên tục gãi hoặc chà xát lên các nốt mụn. Vậy bị thủy đậu mấy ngày hết ngứa?

Theo các chuyên gia, triệu chứng ngứa sẽ giảm khi mụn nước đã vỡ và hoàn toàn lành hẳn, kèm theo đó là việc các triệu chứng toàn thân khác cũng biến mất theo. Tuy nhiên, thời gian hết ngứa sẽ còn phụ thuộc vào số lượng nốt mụn trên da, tình trạng tổn thương da, chế độ chăm sóc và điều trị bệnh của từng người.

Để giảm nhanh các cơn ngứa của bệnh thủy đậu, có thể áp dụng một số phương pháp kiểm soát tổn thương da như sau:

  • Tuyệt đối không gãi: Kìm nén phản xạ gãi khi cơ thể bị ngứa là một việc không hề đơn giản nhưng nó là cách tốt nhất để tránh cho da bị tổn thương nhiều hơn. Chưa kể, việc gãi còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng tấn công da nhanh hơn, gây bội nhiễm và nhiều vấn đề tồi tệ hơn có thể xảy ra. Đối với trẻ em, hãy giúp bé cắt hết móng tay, đeo găng tay vải mềm thoáng với trẻ sơ sinh để hạn chế mức thấp nhất việc gây tổn thương da.
  • Chườm lạnh: Có thể dùng các túi chườm lạnh áp lên vùng da bị ngứa trong vòng 10-15 phút để “đánh lừa” cảm giác của cơ thể. Khi nhiệt độ lạnh tiếp xúc với da sẽ tạo ra một phản ứng làm tê dây thần kinh truyền dẫn cảm giác đến não bộ, tạm thời ngăn không cho não bộ tiếp nhận tín hiệu ngứa ngáy của cơ thể.
  • Mặc đồ thoáng rộng: Quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không chà sát lên da là lý tưởng nhất cho người bị bệnh thủy đậu. Việc này nhằm ngăn chặn việc quần áo ma sát với da khiến các nốt mụn nước bị vỡ và gây ngứa thêm cho người bệnh.
  • Tắm nước ấm với yến mạch: Ngâm cơ thể trong nước ấm là một cách giúp thư giãn thần kinh, dịu bớt cơn ngứa. Ngoài ra, nếu sử dụng thêm bột yến mạch còn giúp dưỡng ẩm cho da và giúp da giảm viêm tốt hơn.
  • Sử dụng thuốc giảm ngứa: Có một số loại thuốc, kem bôi có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da mà người bệnh có thể tham khảo thêm như: Thuốc kháng histamin [Loratadine, Diphenhydramine hoặc Cetirizine]; Thuốc bôi chứa corticoid hoặc Calamine lotion – kem bôi da chứa kẽm oxit. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc, kem bôi da hỗ trợ giảm ngứa nào thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Xem thêm : [ Vacxin thủy đậu tiêm mấy mũi ? ] Giá vacxin bao nhiêu tiền ?

Mụn nước thủy đậu bao lâu thì xẹp

Bệnh thủy đậu thường có một khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 15-20 ngày với các triệu chứng xuất hiện trên da như nổi mụn nước gây ngứa.

Sau khi các mụn nước được hình thành có mày trong hoặc màu vàng đục trong khoảng 3 ngày. Các mụn nước này có thể bị vỡ ngay sau khi hình thành do các hoạt động co sát hoặc tắm rửa vệ sinh trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên đối với những mụn nước không bị vỡ ngay sau khi mọc thì thường chỉ sau khoảng 4-5 ngày chúng sẽ tự vỡ và hình thành vảy trên da.

Một vài yếu tốt có thể làm ảnh hưởng tới các mụn nước sẽ tự vỡ và đóng vảy như:

  • Sức đề kháng của cơ thể: Người có sức đề kháng càng tốt thì thời gian hồi phục bệnh càng nhanh vì cơ thể nhanh chóng sản sinh ra các kháng thể tiêu diệt virus.
  • Phương pháp chữa trị: Thời gian điều trị bệnh sẽ được rút ngắn hơn nếu mọi người thực hiện cách điều trị khoa học, đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Lối sống, lối sinh hoạt: Các nốt mụn viêm nhiễm sẽ lành nhanh hơn nếu như người bệnh vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách, không làm chúng bị bội nhiễm, bị vỡ do gãi. Ngoài ra, việc kiêng khem những thực phẩm như: Lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau muống, đồ nếp, thịt bò… cũng là cách giúp nốt mụn mau lành miệng.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì hết lây

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc trẻ em, người lớn bị thủy đậu bao lâu thì khỏi, mấy ngày hết ngứa. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích cho bản thân mình

Theo các chuyên gia về sức khỏe hàng đầu trong nước thì căn bệnh thủy đậu này thường lây lan nhiều nhất trong giai đoạn trước khi những mụn nước nổi lên đó là khoảng từ 5 cho tới 7 ngày. Và thời điểm sau khi đã nổi mụn nước thủy đậu sau 3 ngày.

Kể từ sau khoảng thời gian này thì khả năng lây nhiễm bệnh sẽ giảm xuống và sẽ không lây sang người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp kề da với người bị bệnh để không bị lây bệnh. Bệnh thủy đậu tuy là căn bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời nó có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây

Cụ thể, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng như: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết hay viêm não hay có thể dẫn đến viêm phổi cho người bệnh. Vậy chăm sóc và điều trị bệnh thủy đậu như thế nào để nhanh khỏi bệnh.

Cách chăm sóc và điều trị tốt nhất khi bị bệnh thủy đậu

– Sử dụng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ ra

– Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng khi bị thuỷ đậu. Người bệnh cần tránh làm vỡ các nốt phỏng vì có thể gây bội nhiễm và thành sẹo

– Bổ sung lượng Vitamin tổng hợp và men vi sinh giúp trẻ tăng đề kháng

– Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả sẽ tốt cho quá trình hồi phục của bệnh

– Người bệnh nên kiêng ăn đồ tanh, đồ nếp, thịt gà,… có thể khiến vết phỏng mưng mủ.

– Người bệnh nên mặc quần áo vải mềm, tránh cọ sát với vết phỏng gây vỡ. Nên mắc những chiếc áo thấm hút mồ hôi

– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Kết hợp tắm với các loại lá sẽ rút ngắn được quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.

– Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như: Khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa,.. tránh trường hợp lây bệnh cho người khác.

Trên đây là những thông tin trả lời cho thắc mắc trẻ em, người lớn bị thủy đậu bao lâu thì khỏi, mấy ngày hết ngứa. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích cho bản thân mình

Page 2

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form

Video liên quan

Chủ Đề