Thuốc viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Vậy những loại thuốc nào có thể trị viêm mũi cho bà bầu và cần lưu ý gì khi dùng chúng?

Vì sao bị viêm mũi trong thai kỳ?

Viêm mũi dị ứng [IAR] trong khi mang thai không nhất thiết phải là do việc tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ước tính lên đến 20% triệu chứng thai kỳ được cho là có liên quan đến các tác động của nồng độ estrogen và yếu tố tăng trưởng của nhau thai trên niêm mạc mũi. Viêm mũi thai kỳ có thể bắt đầu trong bất kỳ tuần thai nào nhưng mức độ nghiêm trọng có thể tăng trong ba tháng cuối khi nồng độ estrogen trong máu tăng. Vấn đề này có xu hướng tự kiểm soát và triệu trứng thường tự mất sau khi sinh, vì vậy, điều quan trọng là xác định viêm mũi ở phụ nữ mang thai có liên quan đến chất gây dị ứng hay không. IAR có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, ngứa mũi gây khó chịu rõ rệt. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như gây mất ngủ, ngáy, ngưng thở khi ngủ và làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn. Có rất ít loại thuốc dùng để điều trị IAR được cấp phép sử dụng trong thai kỳ. Hơn nữa, các lựa chọn điều trị phải phụ thuộc vào các triệu chứng chủ yếu, mức độ nghiêm trọng và dai dẳng để xác định liều lượng và thời gian sử dụng.

Phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc trị viêm mũi.

Một số loại thuốc tại chỗ thường dùng

Corticosteroid: Dạng xịt mũi như beclometasone, budesonide và fluticasone là lựa chọn điều trị cho IAR trong khi mang thai đặc biệt là khi triệu chứng nghẹt mũi trầm trọng hoặc đợt cấp xuất hiện thường xuyên.

Thuốc nhỏ mắt và mũi: Thường sử dụng là natri cromoglicate,  thuốc này được coi là liệu pháp đầu tiên cho điều trị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Ở liều điều trị, thuốc nhỏ mắt natri cromoglicate hấp thu kém qua bề mặt niêm mạc [khoảng 0,03% được hấp thụ] và lượng thuốc hấp thu vào hệ tuần hoàn là rất nhỏ.

Thuốc kháng histamine đường uống: Đặc biệt thích hợp để làm giảm các triệu chứng gây ra qua chất trung gian histamin, bao gồm các triệu chứng ở mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi, nhưng ít gây nghẹt mũi. Các thuốc này có được hấp thu vào hệ tuần hoàn và vì thế so với việc điều trị bằng chế phẩm đường tại chỗ, dạng uống này được coi là liên quan đến nguy cơ với thai nhi cao hơn. Trước đây, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai vì thiếu dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dữ liệu có sẵn ủng hộ cho việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai cho thai kỳ.

Thuốc kháng histamin dạng xịt mũi: Thuốc có hiệu quả trong việc giảm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi nhưng không cải thiện các triệu chứng ở mắt. Tại Anh, azelastine là thuốc kháng histamin dạng xịt mũi duy nhất được cấp phép sử dụng, tuy nhiên, dữ liệu về sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai trên người vẫn còn thiếu nhưng cho đến nay, không có bằng chứng nào chỉ ra việc sử dụng thuốc trong thai kỳ với mức liều khuyến cáo có liên quan đến tăng nguy cơ các tác dụng bất lợi thai kỳ.

Thuốc thông mũi giao cảm dạng uống và dạng xịt: Thuốc thông mũi có lợi ích hạn chế trong IAR và thường chỉ được khuyến cáo để giảm nghẹt mũi trước khi sử dụng corticosteroid tại chỗ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Khi kê đơn điều trị viêm mũi cho phụ nữ mang thai, bác sĩ đã cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc nên cần tuyệt đối làm đúng hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Chẳng hạn dùng thuốc thông mũi giao cảm kéo dài có thể gây tắc nghẽn dữ dội hơn khi dừng lại [viêm mũi medicamentosa].

Không tự ý dùng thuốc: Phụ nữ mang thai là trường hợp đặc biệt khi dùng thuốc nên trong bất kỳ tình huống nào cũng không nên dùng thuốc mà không có tư vấn của bác sĩ hay sử dụng thuốc của người khác. Thuốc xylometazoline là thuốc có tác dụng thông mũi, ít có khả năng gây bất lợi cho thai nhi nhưng do dữ liệu để sử dụng trong thời kỳ mang thai còn hạn chế nên việc sử dụng thuốc được khuyến cáo sau 3 tháng đầu của thai kỳ.

Ngoài ra, hiện nay cùng với việc dùng thuốc, người bị viêm mũi còn áp dụng các liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế, chẳng hạn như bổ sung vi lượng, các loại thuốc thảo dược và châm cứu để điều trị viêm mũi dị ứng đang khá phổ biến và nhiều bệnh nhân khá hài lòng. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để chứng minh cho tính hiệu quả của các phương pháp điều trị đó do còn thiếu dữ liệu lâm sàng và chưa đủ thông tin đáng tin cậy nên phụ nữ mang thai được khuyên nên tránh tất cả các phương pháp điều trị như vậy trong suốt thai kỳ.


Phụ nữ bị viêm mũi dị ứng [IAR] trong thời kì mang thai có thể được điều trị bằng một số thuốc mà không làm gây ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi .Tuy nhiên, các quyết định điều trị luôn luôn phải dựa trên đánh giá nguy cơ - lợi ích cho từng trường hợp cụ thể.

                                

Lựa chọn thuốc điều trị dựa trên các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng cũng như các bằng chứng về sự an toàn trên thai nhi, hiệu quả và mong muốn điều trị trên bệnh nhân. Viêm mũi và đặc biệt là viêm mũi khi mang thai không phải lúc nào cũng do tác nhân gây dị ứng và có thể không đáp ứng với các liệu pháp điều trị chuẩn.

Điều trị:

          1. Bảng tóm tắt:

Thuốc

An toàn cho phụ nữ có thai

Tránh dùng trong 3 tháng đầu

Tránh dùng trong thai kỳ

Cân nhắc lợi ích – nguy cơ

Corticosteroid dạng xịt mũi [beclometasone, budesonide, fluticasone]

x

Natri cromoglicate

x

Kháng H1 thế hệ 1 [chlorpheniramin], thế hệ 2 [loratadin, cetirizin]

x

Kháng H1 dạng xịt

x

Các thuốc thông mũi dạng xịt [Oxymetazoline, Xylometazoline]

x

Các thuốc thông mũi dạng uống [pseudoephedrine]

x

Các thuốc điều trị hỗ trợ, bổ sung [vi lượng, thảo dược..]

x

x

          2. Cụ thể:

  • Tránh/hạn chế tối đa chất gây dị ứng, nếu nhận biết được và nếu việc thực hiện việc tránh/hạn chế này là có thể thực hiện được trong thực tế.
  • Đánh giá nguy cơ và lợi ích - đặc biệt cần liên hệ chặt chẽ với các giai đoạn của thai kì.
  • Thứ tự ưu tiên điều trị cho IAR trong thai kỳ là sử dụng các chế phẩm tại chỗ và ít tác dụng toàn thân, do đó làm giảm nguy cơ gây ra cho thai nhi.
  • Nếu triệu trứng nghẹt mũi xuất hiện nhiều, corticosteroid dạng xịt mũi là phương pháp điều trị được lựa chọn. Natri cromoglicate dạng xịt mũi cũng thích hợp sử dụng trong khi mang thai nhưng có thể ít hiệu quả hơn.
  • Nếu dạng xịt mũi không làm giảm hoàn toàn các triệu chứng hoặc bệnh nhân không dung nạp được, cần cân nhắc thêm thuốc kháng histamin đường uống. Chlorpheniramine là thuốc kháng histamin truyền thống được lựa chọn trong thời kỳ mang thai nhưng có thể gây buồn ngủ.
  • Loratadine hoặc Cetirizin là thuốc kháng histamin hiện nay được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ.
  • Thuốc thông mũi có lợi ích hạn chế trong IAR và thường chỉ được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai để giảm nghẹt mũi trước khi sử dụng corticosteroid tại chỗ.
  • Bất kỳ thuốc nào được kê trong thời kì mang thai nên được kê ở liều thấp nhất có hiệu quả và được kê trong thời gian ngắn nhất có thể.

          Corticosteroid – dạng xịt mũi

Corticosteroids dạng xịt mũi, như beclometasone, budesonide và fluticasone, là lựa chọn điều trị cho IAR trong khi mang thai đặc biệt là khi triệu chứng nghẹt mũi trầm trọng hoặc đợt cấp xuất hiện thường xuyên.

          Na cromoglicate - Thuốc nhỏ mắt và mũi

Natri cromoglicate không có nguy cơ gây quái thai khi sử dụng trong thai kỳ, mặc dù hiệu quả của nó có thể không rõ rệt khi so sánh với các corticosteroid đường hít. Thuốc này được coi là liệu pháp đầu tiên cho điều trị viêm mũi dị ứng trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kì

Theo thông tin của các nhà sản xuất thuốc nhỏ mắt natri cromoglicate, natri cromoglicate nhỏ mắt không có tác dụng phụ trên sự phát triển của thai nhi, và thuốc nhỏ mắt có thể được sử dụng trong thai kỳ khi cần thiết. Ở liều điều trị, thuốc nhỏ mắt Na cromoglicate hấp thu kém qua bề mặt niêm mạc [khoảng 0,03% được hấp thụ] và lượng thuốc hấp thu vào hệ tuần hoàn là rất nhỏ .

          Thuốc kháng histamine đường uống

Thuốc kháng histamin đường uống là đặc biệt thích hợp để làm giảm các triệu chứng gây ra qua chất trung gian histamin; bao gồm các triệu chứng ở mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi, nhưng ít gây nghẹt mũi. Các thuốc này có được hấp thu vào hệ tuần hoàn và vì thế so với việc điều trị bằng chế phẩm đường tại chỗ, dạng uống này được coi là liên quan đến nguy cơ với thai nhi cao hơn .

          Thế hệ 1 [kháng histamin gây buồn ngủ]

Chlorpheniramin là thuốc truyền thống được được lựa chọn trong thời kỳ mang thai vì kết quả từ phần lớn các nghiên cứu không cho thấy nguy cơ bất lợi cho thai nhi. Tuy nhiên do lo ngại việc thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức khi sử dụng nên các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được khuyến cáo trong điều trị IAR, trong đó có bao gồm IAR trong thai kỳ.

          Thế hệ 2 [kháng histamin không gây buồn ngủ]

Do lo ngại về tác dụng bất lợi của thuốc kháng histamin thế hệ 1, khi có chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin, các thuốc thế hệ hai được ưu tiên hơn. Trước đây, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai vì thiếu dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều dữ liệu có sẵn ủng hộ cho việc sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai cho thai kỳ.

Loratadine được nghiên cứu nhiều nhất trong các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai trong khi mang thai, với dữ liệu từ hơn 5000 bệnh nhân sử dụng thuốc. Kết quả chỉ ra thuốc không làm tăng nguy cơ gây quái thai và không có tác dụng phụ trên trẻ sơ sinh khi sử dụng lora tadine trong khi mang thai.

Cetirizin là một chất chuyển hoá mang hoạt tính của hydroxyzine cũng không liên quan đến tăng nguy cơ quái thai trên người.

Fexofenadine là chất chuyển hoá mang hoạt tính của terfenadin, vốn được coi là thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ - có thể được lựa chọn trong thời kỳ mang thai. Hiện không có nhiều dữ liệu về việc sử dụng của fexofenadine trong khi mang thai, tuy nhiên điều đó không có nghĩa sử dụng thuốc liên quan đến tăng nguy cơ gây quái thai. Tuy nhiên loratadin hoặc cetirizin là những lựa chọn phổ biến hơn.

          Thuốc kháng histamine – dạng xịt/nhỏ mũi

Thuốc kháng histamin dạng xịt mũi có hiệu quả trong việc giảm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi và nghẹt mũi nhưng không cải thiện các triệu chứng ở mắt. Cho đến nay, không có bằng chứng nào chỉ ra việc sử dụng thuốc trong thai kỳ với mức liều khuyến cáo có liên quan đến tăng nguy cơ các tác dụng bất lợi thai kỳ. Vì thế, việc sử dụng do vô ý trong khi mang thai không cần yêu cầu can thiệp gì thêm.

          Thuốc thông mũi giao cảm – dạng uống và dạng xịt

Thuốc thông mũi có lợi ích hạn chế trong IAR và thường chỉ được khuyến cáo để giảm nghẹt mũi trước khi sử dụng corticosteroid tại chỗ. Sử dụng kéo dài có thể gây tắc nghẽn dữ dội hơn khi dừng lại [viêm mũi medicamentosa] do đó chỉ nên được sử dụng nhiều nhất là 7-10 ngày. Vì các thuốc này có hiệu quả ngắn hạn để giảm các triệu chứng của viêm mũi thai kỳ, các thuốc được sử dụng khá rộng rãi ở phụ nữ mang thai và thường không hợp lý. Oxymetazoline không gây nguy hiểm cho thai nhi khi sử dụng ở liều khuyến cáo và Xylometazoline cũng tương tự như vậy, cũng ít có khả năng tăng nguy cơ bất lợi. Tuy nhiên, do dữ liệu để sử dụng trong thời kỳ mang thai còn hạn chế, sử dụng thuốc nên để sau 3 tháng đầu của thai kì.

Thuốc thông mũi đường uống như pseudoephedrine không được khuyến khích trong viêm mũi dị ứng do thiếu hiệu quả và do các tác dụng phụ, ví dụ như kích động, mất ngủ, tim đập nhanh. Do còn thiếu các nghiên cứu và nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như bệnh lý dạ dày, hẹp đường ruột, và tật nhỏ nửa mặt [microsomia hemifacial].

Thuốc uống nên tránh trong thời kỳ mang thai.

Điều trị bổ sung, hỗ trợ

Việc sử dụng các liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế, chẳng hạn như bổ sung vi lượng, các loại thuốc thảo dược và châm cứu để điều trị viêm mũi dị ứng đang khá phổ biến và nhiều bệnh nhân khá hài lòng. Tuy nhiên không có đủ bằng chứng để chứng minh cho tính hiệu quả của các phương pháp điều trị đó. Do còn thiếu dữ liệu lâm sàng và chưa đủ thông tin đáng tin cậy, bệnh nhân được khuyên nên tránh tất cả các phương pháp điều trị như vậy trong khi mang thai.

[Nguồn bài viết: Nguồn: UKMI Q&A 29.7. December 2015. Link bài báo gốc: //drive.google.com/file/d/0B_4penUNSSvpc0piRm0wSHB5Y0E/view?usp=sharing]

                                                                                 TỔ THÔNG TIN THUỐC

                                                                                    Ds Nguyễn Hồng Văn

Video liên quan

Chủ Đề