Thực trạng học online hiện nay

Trẻ em có thể đạt hiệu quả tốt nhất khi học Online nếu cha mẹ và giáo viên có thể hợp tác, cùng nhau hỗ trợ hình hành thói quen tự học, lên lịch trình, tạo cơ hội học tập vui vẻ và trợ giúp thêm các em khi cần thiết. Tình trạng dịch bệnh […]

Đọc tiếp

Đã đăng trong Tin tức  |  Tag Chiến lược phát triển dạy học trực tuyến, Chiến lược phát triển hình thức dạy học trực tuyến, giải pháp dạy học trực tuyến, Giải pháp học trực tuyến, giai phap hop truc tuyen, Kinh nghiệm dạy học trực tuyến, Kinh nghiệm học trực tuyến, Phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả, Thực trạng dạy học trực tuyến, Thực trạng học online của sinh viên hiện nay

[LĐ online] - Dạy học trực tuyến mới phổ biến 2 năm nay, do dịch bệnh Covid-19 các trường không dạy học trực tiếp cho học sinh được, nên mới chuyến sang dạy học trực tuyến, nhất là các trường đại học và cao đẳng. 

Cô giáo Cao Thúy Loan - Giáo viên Toán - Tin lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi [phường B’Lao, TP Bảo Lộc] kết nối các thiết bị trong giờ lên lớp dạy trực tuyến vào sáng 20/9. Ảnh: Khánh Phúc

Cụm từ dạy học trực tuyến, dạy học online, dạy học từ xa, dạy học Eleaning, dạy học trên Internet… được dùng lâu nay, chưa thống nhất cách gọi, kể cả văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu gọi chính xác theo góc độ nhà giáo và nhà quản lý giáo dục thì từ ngữ "Dạy và học trên Internet" là chính xác nhất hay gọi nôm na là dạy và học trực tuyến.

Hiện nay, các thầy, cô giáo sử dụng phổ biến các phần mềm hội họp trực tuyến để dạy trên Internett, ví dụ như: Zoom, Microsoft Team, Google meet, K12 online… Có rất nhiều phần mềm được sử dụng hiện nay, nhưng đa số đều không bám sát sách giáo khoa, đặc biệt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Một em học sinh lớp 9 trên địa bàn TP Bảo Lộc trong buổi học trực tuyến đầu tiên tại nhà năm học vào sáng 20/9. Ảnh: Khánh Phúc

Năm học 2021-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tăng cường dạy học trực tuyến ở những vùng có Covid-19. Riêng ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay cũng đang chuẩn bị 2 phương án: Dạy học trực tiếp [như lâu nay] và dạy học trực tuyến cho những địa phương chưa an toàn dịch bệnh.

Thực trạng, việc dạy học trực tuyến ở tỉnh ta còn nhiều bất cập, đó là: Đội ngũ giáo viên hầu hết chưa có kinh nghiệm dạy học trực tuyến; phần mềm dạy học trực tuyến hiện nay chỉ dựa vào nền tảng của Hội nghị trực tuyến, việc biên soạn các bài giảng dựa trên kinh nghiệm của một số giáo viên giỏi và các tổ chuyên môn; thiết kế bài giảng còn nặng nề về lý thuyết và thuyết trình, thời lượng mỗi tiết dạy vẫn như tiết dạy trực tiếp; học sinh phần lớn chưa quen cách dạy học trực tuyến, độ tuổi ở các cấp học khác nhau, việc kiểm tra và đánh giá rất khó khăn; cơ sở vật chất phục vụ dạy học trực tuyến chưa đáp ứng yêu cầu.

Em Hồ Thị Hồng Hoa - Học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi [phường B’Lao, TP Bảo Lộc] được nhà trường bố trí học online tại lớp do gia đình không có thiết bị để học trực tuyến. Ảnh: Khánh Phúc

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ hướng dẫn điều chỉnh khung năm học phù hợp. Vì dạy học trực tuyến không như dạy học trực tiếp theo tiết, tuần, học kỳ và năm học. Dạy học trực tuyến phải sắp xếp lại cho phù hợp mỗi tiết dạy từ 30-35 phút… Vì vậy, tôi xin đề xuất mấy ý kiến về dạy học trực tuyến hiện nay: Phải chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên hiểu đúng, hiểu rõ và cách dạy học trực tuyến, thiết kế bài dạy trực tuyến, cách kiểm tra và đánh giá học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo cần lựa chọn và quy định phần mềm của từng cấp học trong dạy học trực tuyến, phần mềm [học liệu] phải bám sát chương trình và sách giáo khoa của từng cấp học, kết hợp dạy - học - kiểm tra đánh giá. Lựa chọn đội ngũ giáo viên giỏi, có kinh nghiệm để trực tiếp dạy học trực tuyến [theo hướng chuyển đổi số trong giáo dục]. Số giáo viên còn lại với tư cách là người hướng dẫn và tư vấn cho học sinh phương pháp học; cán bộ quản lý giáo dục phải có quyết tâm và am hiểu về dạy học trực tuyến, dám nghỉ, dám làm, dám đổi mới trong quản lý dạy và học trong môi trường chuyển đổi số. 

Về cơ sở vật chất, các trường học, cơ sở dạy học trực tuyến phải trang bị cơ bản về thiết bị phục vụ dạy học, lựa chọn và xây dựng các phòng học trực tuyến của nhà trường [có thể liên kết các trường với nhau]; phải trang bị cho học sinh máy móc hoặc điện thoại thông minh để học [tư vấn cho phụ huynh học sinh mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh]; phải có đường truyền đủ điều kiện [không bị quá tải, đứt quảng trong quá trình dạy học]; phối hợp giữa dạy trực tiếp [nơi có điều kiện] và dạy học trực tuyến, tạo sự bình đẳng cho học sinh khi tham gia học tập. Nếu tổ chức dạy học trực tuyến thì những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, những học sinh có hoàn khó khăn sẽ học qua mạng, không cần phải học thêm. Mặt khác, học sinh được học với các thầy cô dạy giỏi, có kinh nghiệm.

Về phương diện quản lý, các cơ quan quản lý giáo dục phải kiểm tra đánh giá định kỳ việc tổ chức dạy học trực tuyến để chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, tồn tại trong quá trình thực hiện. Để việc dạy học trực tuyến đạt kết quả như mong muốn, cán bộ quản lý và giáo viên cần quán triệt đầy đủ Chương trình chuyển đổi số quốc gia [Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ], vận dụng chuyển đổi số trong ngành giáo dục với đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình mới. 

Chủ Đề