Thuật ngữ buồng là gì

Là một trong những ngành dịch vụ thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng chắc hẳn các nhân viên khách sạn phải nắm rõ những thuật ngữ về tình trạng phòng. Những thay đổi về tình trạng phòng khách sạn thường do quy định của khách sạn hoặc do yêu cầu của khách. Nhân viên lễ tân cần nắm rõ sự thay đổi này để tối ưu hóa doanh thu, duy trì chất lượng phòng, chất lượng dịch vụ. Điều này cần sự phối hợp nhịp nhàng giữ các bộ phận, đặc biệt là bộ phận buồng phòng để có thể phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất, chuyên nghiệp nhất và tốt nhất.

Sau đây, OneInventory xin chia sẻ với bạn Thuật ngữ về tình trạng phòng mà nhân viên khách sạn không nên bỏ qua

1. Thuật ngữ nghiệp vụ buồng

  • Check in time Giờ nhận phòng
  • Check out time Giờ trả phòng
  • Check list Danh mục kiểm tra
  • Arrival list Danh sách khách đến
  • Departure list Danh sách phòng khách sắp rời đi
  • Departure room Phòng khách sắp rời đi
  • Maintenance list Danh sách bảo trì
  • Turn down service Dịch vụ chỉnh trang phòng buổi tối
  • Section Khu vực được phân công
  • Morning duties Công việc buổi sáng
  • Evening duties Công việc buổi tối
  • Discrepancy check Kiểm tra sai lệch
  • Grandmaster key Chìa khóa vạn năng
  • Double lock Khóa kép [khóa hai lần]
  • Masterkey Chìa khóa tổng
  • Floor key Chìa khóa tầng
  • Lost and Found Tài sản thất lạc tìm thấy​

2. Thuật ngữ về tình trạng phòng

  • AE: Chuẩn bị buồng trống cho khách chuẩn bị làm thủ tục nhận phòng
  • Baby cot[BC]: Nôi trẻ em
  • Cleaning in progress[CIP]: Phòng đang được nhân viên làm sạch
  • Check-out[CO]: Khách đã thanh toán hóa đơn của mình, trả lại chìa khóa phòng và rời khách sạn.
  • Do not Disturb[DND]: Phòng được khách yêu cầu không làm phiền

  • Due Out[DO]: Phòng dự kiến sẽ trở thành phòng trống sau khi khách check out.
  • Doublelocked[DL]: Phòng khóa kép
  • DU: Khách trong ngày
  • Extra bed[EB]: Giường phụ
  • Expectedarrival[EA]: Phòng khách sắp đến
  • Extraperson[EP]: Người bổ sung
  • On-change: Phòng khách đã check out nhưng vẫn chưa được làm sạch.
  • Occupied[O hoặc OC]: Phòng có khách
  • On-Queue: Khách đã đến khách sạn nhưng phòng chưa sẵn sàng. Trong trường hợp này, phòng được đưa vào xếp hạng Queue theo yêu cầu của nhân viên buồng phòng để ưu tiên các phòng đó trước tiên.
  • Out of Order[OOO]: Phòng không được bán và các phòng này sẽ được khấu trừ khỏi hàng tồn kho của khách sạn. Một phòng có thể không hợp lệ vì nhiều lý do khác nhau có thể do bảo trì, tân trang và làm sạch tổng thể
  • Out of service[OOS]: Các phòng không đảm bảo dịch vụ để phục vụ khách. Đây là biện pháp tạm thời và các lý do có thể là cầu chì, bóng đèn, TV, ấm đun nước không hoạt động. Những phòng này không được chỉ định cho khách cho đến khi những vấn đề bảo trì nhỏ này được khắc phục.
  • House use[HU]: Phòng sử dụng nội bộ
  • Handicappedguest[HG]: Khách khuyết tật
  • Lock out: Phòng đã bị khóa để khách không thể vào lại cho đến khi người đó được kiểm tra bởi nhân viên khách sạn.
  • Late check-out: Khách đã yêu cầu và được phép trả phòng muộn hơn thời gian khởi hành bình thường/ tiêu chuẩn của khách sạn.
  • Make up room: Phòng cần làm ngay

  • RO: Giường bánh xe
  • Stayover[SO]: Phòng khách ở lâu hơn dự kiến
  • Sleep-out[SLO]: Phòng có khách nhưng khách không ngủ trong phòng vào đêm hôm trước
  • Skipper: Khách đã rời khỏi khách sạn mà không được sắp xếp để giải quyết thanh toán.
  • Primarycare giver[PCG]: Khách khuyết tật
  • Vacant[V]: Phòng trống
  • Vacant clear[VC]: Phòng trống sạch
  • Vacant dirty[VD]: Phòng trống bẩn
  • Vacant ready[VR]: Phòng đã được làm sạch, kiểm tra và đã sẵn sàng cho khách đến.
  • Very important person[VIP]: Phòng có khách rất quan trọng

3. Một số đồ dùng và thiết bị trong phòng

  • Bed side table Bàn cạnh giường
  • Dressing table Bàn trang điểm
  • Coffee table Bàn tròn
  • Reading lamp Đèn bàn
  • Chandeliers Đèn chùm
  • Standing lamp Đèn để bàn đứng
  • Wall lamp Đèn tường
  • Dimmer Nút vặn đèn
  • Telephone Điện thoại
  • Bed Giường
  • Bed base Hộp giường
  • Chair Ghế
  • Shelf Kệ
  • Luggage rack Kệ đặt hành lý
  • Wardrobe Tủ đựng quần áo
  • Safety box Két an toàn
  • Air conditioner [A.C] Máy lạnh
  • Kettle Bình đun nước
  • Tea set Bộ tách trà
  • BasketGiỏ rác
  • Underline Bao lót giỏ rác
  • Safe key Chìa khóa két sắt
  • Ashtray Gạt tàn
  • Match Diêm
  • Opener Đồ khui bia
  • Coaster Lót ly
  • High ball glass Ly cao
  • Tumbler Ly thấp

  • Bath robe Áo choàng
  • Hanger Móc áo
  • Pillow Gối
  • Pillow case Vỏ gối
  • Mattress Nệm
  • Bed sheet Lót giường
  • Drap Ga giường
  • Bed spread/ bed cover Tấm phủ
  • Slippers Dép đi trong phòng
  • Barier matting Thảm chùi chân
  • Caddy Khay đựng đồ chuyên dụng
  • Drawer Ngăn kéo
  • Cabinet towel Khăn lau tay
  • Key hole Ổ cắm thẻ
  • Door knob Tay nắm cửa
  • Latch Chốt gài cửa
  • Minibar Tủ lạnh nhỏ
  • Laundry bill/ Voucher Hóa đơn giặt là
  • Laundry bag Túi đựng đồ giặt
  • Guest Comment Phiếu góp ý
  • Bill Minibar/ Voucher Phiếu thanh toán

Trên đây, OneInventory đã chia sẻ với bạnThuật ngữ về tình trạng phòng mà nhân viên khách sạn không nên bỏ qua. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho nhân viên khách sạn của bạn trong việc nắm bắt rõ thuật ngữ về tình trạng phòng để phục vụ khách hàng một cách chu đáo, chuyên nghiệp và tốt nhất.

Các bài viết cùng chuyên mục

Thủ tục, điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch quốc tế và nội địa
Tour Operator là gì? 2 loại hình Tour Operator trong ngành du lịch hiện nay
10 Phương thức tiếp thị truyền thống mang lại hiểu quả cho các Travel Agent
11 website bán phòng khách sạn trực tuyến tốt nhất hiện nay
6 kênh bán phòng dành riêng cho Homestay bạn không thể bỏ qua
5 Tip nhanh thu hút Khách hàng tham gia Tour du lịch

Video liên quan

Chủ Đề