Năng lực cá thể là gì

Năng lực chủ thể của cá nhân là gì? Năng lực chủ thể của pháp nhân là gì? Điểm giống và khác nhau của năng lực chủ thể của hai đối tượng này?

  • 03/02/2021 Năng lực hành vi dân sự
  • 03/02/2021 Năng lực hành vi dân sự của cá nhận được hiểu như thế nào?
  • 03/02/2021 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có thể bị hạn chế không?
  • 03/02/2021 Các trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự

Định nghĩa

Năng lực chủ thể

  • là khả năng pháp lí của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
  • với tư cách là chủ thể của quan hệ đó
  • bao gồm hai yếu tố năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực chủ thể của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.

Nó xuất hiện từ khi người đó sinh ra cho đến khi người đó chết đi.

Năng lực chủ thể của pháp nhân

Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng cho phép của pháp nhân và khả năng tự có của chính pháp nhân để pháp nhân trở thành chủ thể độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Điểm giống

Đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể.

Tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia.

Năng lực chủ thể của cả hai đối tượng này đều bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Điểm khác

Tiêu chíNăng lực chủ thể của cá nhânNăng lực chủ thể của pháp nhân

Cơ sở pháp lý

Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015

Đối tượng

công dân Việt Nam;

người nước ngoài

người không quốc tịch sinh sống lao động và học tập trên lãnh thổ Việt Nam.

các cơ quan nhà nước;

tổ chức xã hội;

tổ chức kinh tế;

đơn vị hành chính sự nghiệp.

Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật quy chế điều lệ của các tổ chức quy định.

Thời điểm phát sinh và chấm dứt

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. [khoản 3 điều 16]Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;

Nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. [khoản 2-3 điều 86]

Phân loại

Gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

Năng lực pháp luật: Điều 17-18-19

Năng lực hành vi: Điều 20-24

· Phân loại năng lực hành vi:

có đầy đủ năng lực hành vi dân sự: người thành niên

có một phần năng lực hành vi dân sự: người chưa thành niên

người mất năng lực hành vi dân sự

người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

· Năng lực pháp luật dân sự:
Phát sinh đồng thời và chấm dứt năng lực hành vi

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chất chuyên biệt [chuyên trách trong một lĩnh vực xác định]

· Năng lực hành vi dân sự:
Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự và thể hiện qua các hoạt động nội tại và qua hoạt động giao tiếp bên ngoài:

+ được thể hiện qua hành vi đại diện hợp pháp;

+ thể hiện hành vi của nhân viên, của những người được giao nhiệm vụ cụ thể khi giao dịch với người bên ngoài pháp nhân.

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0972817699

Email:

Facebook: www.fb.com/ddplvn

Video liên quan

Chủ Đề