Thông tư về đánh giá môi trường chiến lược năm 2024

Theo quy định nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường và biên bản họp tham vấn trong đánh giá tác động môi trường, theo đó:

Căn cứ quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, như sau:

1. Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, hội đồng thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản [tại Điều này được gọi chung là hội đồng thẩm định] có trách nhiệm tư vấn cho thủ trưởng cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định.

2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai giữa các thành viên hội đồng thẩm định, giữa hội đồng thẩm định với chủ dự án, cơ sở theo hình thức tổ chức phiên họp chính thức và các phiên họp chuyên đề do chủ tịch hội đồng quyết định trong trường hợp cần thiết.

3. Phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định chỉ được tiến hành khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có sự tham gia tại phiên họp [trực tiếp hoặc trực tuyến] từ 2/3 [hai phần ba] số lượng thành viên hội đồng thẩm định trở lên, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền [sau đây gọi chung là người chủ trì phiên họp], ủy viên thư ký và ít nhất 01 ủy viên phản biện;
  1. Có sự tham gia của đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, cơ sở;
  1. Đã nộp phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Thành viên hội đồng thẩm định tham gia phiên họp chính thức của hội đồng thẩm định có trách nhiệm viết phiếu thẩm định. Thành viên hội đồng thẩm định vắng mặt được gửi bản nhận xét trước phiên họp chính thức của hội đồng và được coi là ý kiến của thành viên tham dự phiên họp chính thức của hội đồng nhưng không viết phiếu thẩm định.

5. Đại biểu tham gia phiên họp của hội đồng thẩm định do cơ quan thẩm định quyết định trong trường hợp cần thiết. Đại biểu tham gia được phát biểu ý kiến trong các phiên họp của hội đồng thẩm định, chịu sự điều hành của người chủ trì phiên họp, được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

6. Chủ tịch, phó chủ tịch [nếu có] hội đồng thẩm định và ủy viên thư ký hội đồng thẩm định phải là công chức của cơ quan thẩm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch hội đồng [hoặc phó chủ tịch hội đồng được chủ tịch hội đồng ủy quyền trong trường hợp vắng mặt], ủy viên thư ký hội đồng có trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng thẩm định.

7. Thành viên hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường và nội dung, công việc được chủ tịch hội đồng phân công trong quá trình thẩm định; được cung cấp tài liệu họp ít nhất 03 ngày trước phiên họp của hội đồng thẩm định; được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.

8. Kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định được quy định như sau:

  1. Thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung: khi tất cả thành viên hội đồng thẩm định tham dự phiên họp có phiếu thẩm định thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
  1. Không thông qua: khi có trên 1/3 [một phần ba] số thành viên hội đồng tham dự có phiếu thẩm định không thông qua;
  1. Thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Hiện nay, các Bộ, ngành và địa phương đang tích cực xây dựng các chiến lược phát triển và các quy hoạch phát triển theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng mà các đơn vị được giao nhiệm vụ lập chiến lược, lập quy hoạch đang tập trung triển khai để cụ thể hóa các mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2020 - 2030.

Song song với các vấn đề phát triển, các chiến lược, quy hoạch khi triển khai thực hiện cũng phát sinh các vấn đề môi trường cần tập trung giải quyết. Các vấn đề môi trường này được nhận dạng, dự báo thông qua việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập chiến lược, lập quy hoạch. Từ thực tế đó, các quy định về đánh giá môi trường chiến lược [ĐMC] đã được quy định cụ thể trong Luật BVMT nhằm giúp các nhà quản lý, đơn vị lập và triển khai chiến lược, quy hoạch có cách tiếp cận hợp lý về nội dung BVMT của các chiến lược, quy hoạch. Trong phạm vi bài viết, tác giả giới thiệu một số nội dung về ĐMC được quy định trong Luật BVMT năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT.

1. Về các văn bản quy phạm phát luật

Nội dung ĐMC đã được ban hành đầy đủ theo quy định của Luật BVMT năm 2020, cụ thể như sau:

Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 đã quy định đối tượng phải thực hiện ĐMC tại Điều 25, quy định về thực hiện ĐMC tại Điều 26 và nội dung ĐMC tại Điều 27.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT đã quy định danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phải thực hiện ĐMC tại Điều 24.

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT đã quy định về nội dung BVMT trong quy hoạch tỉnh tại Điều 10 và nội dung ĐMC của chiến lược, quy hoạch tại Điều 11.

Các nhóm chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 25 Luật BVMT bao gồm: [1] Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; [2] Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; [3] Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do chính phủ quy định; [4] Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, các cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch thuộc đối tượng trên phải thực hiện ĐMC theo quy định.

2. Một số điểm mới quy định về ĐMC

[1] Tổ chức thẩm định [lồng ghép vào quá trình xem xét chiến lược, thẩm định quy hoạch].

Luật BVMT năm 2020 đã có sự thay đổi quy định về quy trình thẩm định kết quả ĐMC. Cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 26 như sau: Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả ĐMC trong quá trình thẩm định quy hoạch; Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả ĐMC trong quá trình phê duyệt. Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 26, Bộ TN&MT có ý kiến bằng văn bản về nội dung ĐMC đối với chiến lược, quy hoạch. Theo đó, Bộ không tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC theo quy định của Luật BVMT năm 2014 và giai đoạn trước đây. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, danh mục chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành phải thực hiện ĐMC quy định tại Điều 24 đã bám sát danh mục các chiến lược, quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

[2] Tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT đã quy định nội dung ĐMC của chiến lược một cách cụ thể. Đây là quy định pháp luật mới và tập trung vào 2 nội dung sau:

  1. Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến BVMT trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về BVMT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật BVMT:

- Liệt kê các quan điểm, mục tiêu, chính sách có liên quan đến BVMT và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về BVMT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật BVMT bao gồm: Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; Văn bản pháp luật của Nhà nước; Chiến lược BVMT quốc gia, Quy hoạch BVMT quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học; Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia; Kịch bản biến đổi khí hậu.

- Xác định các vấn đề môi trường chính của Chiến lược.

- Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính.

- Đánh giá, dự báo tác động của Chiến lược đến biến đổi khí hậu và ngược lại.

- Phân tích về sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu Chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT và phát triển bền vững.

  1. Phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của Chiến lược để đảm bảo sự phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về BVMT mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật BVMT:

- Đối với cơ chế, chính sách pháp luật.

- Đối với quản lý, công nghệ và các giải pháp khác.

- Định hướng về BVMT trong quá trình thực hiện ĐMC của Quy hoạch chuyên ngành thuộc Chiến lược [nếu có].

- Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của Chiến lược.

[3] Nội dung ĐMC của quy hoạch được quy định tại Khoản 2 Điều 27 Luật BVMT năm 2020 bao gồm:

  1. Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
  1. Phạm vi thực hiện ĐMC;
  1. Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
  1. Các phương pháp ĐMC đã áp dụng;

đ] So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về BVMT, chiến lược, Quy hoạch BVMT quốc gia, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

  1. Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
  1. Tác động của biến đổi khí hậu;
  1. Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
  1. Định hướng BVMT trong quá trình thực hiện quy hoạch;
  1. Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện ĐMC;
  1. Vấn đề cần lưu ý về BVMT [nếu có], kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.

Đồng thời, Bộ TN&MT đã cụ thể, chi tiết nội dung ĐMC của Quy hoạch tại Phụ lục II Phụ lục Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT.

Có thể nhận thấy, việc thực hiện ĐMC trong thực tế sẽ gặp phải một số thách thức liên quan đến nguồn nhân lực thực hiện ĐMC và thẩm định quy hoạch còn thiếu. Đồng thời, trong thời gian ngắn phải thực hiện lập nhiều chiến lược, quy hoạch [riêng quy hoạch tỉnh đã phải thực hiện cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước] sẽ gây khó khăn trong công tác tổ chức, thực hiện. Việc lồng ghép nhiều quy hoạch vào một quy hoạch [quy hoạch tỉnh có nội dung về BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, kế thừa các quy hoạch ngành…] đòi hỏi các chuyên gia về quy hoạch phải có kiến thức tổng hợp về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

Như chúng ta đã biết, chiến lược, quy hoạch là việc phân bố, khoanh vùng trên một địa bàn lãnh thổ [quốc gia, vùng, tỉnh] cho mục đích phát triển nhất định trong một thời kỳ trung hạn, dài hạn, đồng thời phải hài hòa các mục tiêu về BVMT và thích ứng tốt nhất với biến đổi khí hậu. Theo đó, ĐMC của chiến lược, quy hoạch phải nhận định, dự báo các thành phần môi trường có khả năng bị ảnh hưởng; đánh giá sự phù hợp với chính sách BVMT; dự báo các tác động tích cực và tiêu cực của chiến lược, quy hoạch. Đồng thời, đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường ở tầm vĩ mô và đề xuất các định hướng BVMT trong toàn bộ quá trình triển khai thực hiện. Việc áp dụng ĐMC cho chiến lược, quy hoạch giúp thực hiện nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm môi trường và góp phần triển khai chiến lược, quy hoạch một cách hiệu quả trong thực tiễn.

Đánh giá tác động môi trường chiến lược là gì?

Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.

Đánh giá môi trường chiến lược đó ai thẩm định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược như sau: Việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phải được tiến hành thông qua Hội đồng thẩm định do Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo đánh ...

DMC là ai?

ĐMC là hồ sơ môi trường quan trọng, có quy định chi tiết các đối tượng phải thực hiện ĐMC như sau: Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế.

Ai có trách nhiệm phải lập báo cáo DMC?

Chương 5: Những nội dung của CKQ đã được điều chỉnh và các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC đến cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định quy định tại khoản 7 Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường.

Chủ Đề