Thông tư hướng dẫn nghị định 81 2013 nđ cp năm 2024

Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính

Ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 05/10/2017),

Theo đó Nghị định 97 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng như: Quy định cụ thể thế nào là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính; Quy định về giao quyền xử phạt, cưỡng chế; các trường hợp được sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính…Nghị định 97 quy định rõ quyết định giao quyền chấm dứt khi

– Quyết định giao quyền hết thời hạn

– Công việc được giao quyền đã hoàn thành

– Cấp trưởng chấm dứt giao quyền cho cấp phó

– Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, điều động, luân chuyển, thôi việc …

- Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn ché năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết

– Công việc được giao tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật

– Người được giao quyền hoặc người giao quyền bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

* Các trường hợp được sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định xử lý vi phạm hành chính:

+ Quyết định xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một các trường hợp sau đây :

– Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định

– Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định

+ Quyết định xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.

Quyết định sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.

* Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Nghị định 97 mở rộng đối tượng có thẩm quyền lập biên bản so với Nghị định 81, cụ thể: Người có thẩm quyền lập biên bản gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

Phương Thúy - STPNA

Ngày 08/8/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2017, sau đây là một số nội dung sửa đổi bổ sung chính:

- Bổ sung các tiêu chí xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức. Theo quy định mới, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện:

Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước.

- Bổ sung thêm thẩm quyền XPVPHC của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành vào khoản 3 Điều 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Theo quy định, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại.

- Bổ sung thêm thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính. Theo đó, những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung người có thẩm quyền lập biên bản VPHC: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản. Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Xác định rõ thẩm quyền xử phạt khi tang vật là hàng cấm: Bổ sung thêm quy định về thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm. Theo quy định, trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12.

- Sửa đổi, bổ sung đính chính quyết định về XLVPHC: Quyết định về XLVPHC được sửa đổi, bổ sung khi: Có sai sót về kỷ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định; có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định.

- Hủy bỏ ban hành quyết định mới về XLVPHC: Người đã ban hành quyết định về XLVPHC phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp: Có vi phạm pháp luật về thẩm quyền, thủ tục XLVPHC; ban hành quyết định XPVPHC trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 1, Điều 65 Luật XLVPHC; Giả mạo làm sai lệch hồ sơ XPVPHC, hồ sơ áp dụng biện pháp XLHC quy định tại khoản 10, điều 12 Luật XLVPHC; Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3, điều 62 Luật XLVPHC./.