Thiết kế mạch logic cho biểu thức

             

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
   MỤC TIÊU

                     Sau khi hoàn thành chương này, bạn có khả năng:

           

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Trình bày được ba toán tử logic cơ bản.

          

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Mô tả được hoạt động của các cổng logic cơ bản.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Xây dựng được bản sự thật cho các cổng logic cơ bản.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức

Vẽ được giản đồ thời gian.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Viết được biểu thức logic từ sơ đồ cổng và ngược lại.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Đơn giản được biểu thức logic bằng cách dùng đại số Boole.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
  Thiết lập mạch logic chỉ dùng cổng Nand và Nor.

   3.1 ĐẠI SỐ LOGIC

       Đại số Boole là tập hợp các đối tượng chỉ có hai trạng thái là có hoặc không có,     mệnh đề đúng hoặc sai, các đối tượng này được biểu diễn bằng biến logic. Khi trạng     thái của đối tượng tồn tại ta gán cho biến logic biểu diễn nó giá trị quy ước là 1     và ký hiệu là A, ngược lại ta gán cho biến logic thể hiện nó là 0 và ký hiệu là ̅A     hoặc(~A)hay A', trong tài liệu này thống nhất dùng ký hiệu A'. 

       Trong kỹ thuật số biến số và hằng số Boole chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1, biến     Boole thường được sử dụng đề biểu diễn một mức điện áp tồn tại trên dây dẫn hoặc        điện áp tại ngõ vào và ra của của mạch điện. Ví dụ, trong một hệ trong kỹ thuật số     nào đó, giá trị Boole “0” đại diện cho dãy điện áp từ 0 đến 0.8V,và giá trị Boole     “1” đại diện cho dãy điện áp từ 2 đến 5V.

        Như vậy, giá trị 0 và 1 thuộc đại số Boole không miêu tả một giá trị cụ thể nào     cả mà nó miêu tả trạng thái điện áp hay thay đổi,0 và 1 còn được gọi là mức logic.

        Các thuật ngữ khác được sử dụng đồng nghĩa với 0 và 1 trong kỹ thuật số.Trong     đó 0/1 và High/Low thường được sử dụng. 

Bảng 3.1 Thuật ngữ khác được sử dụng đồng nghĩa với 0 và 1.

        Trong đại số Boole không có phân số, số âm, phân số, căn thức, số phức,             logarit, bình phương….Đại số Boole chỉ có ba phép toán OR, AND và NOT.

        Ba phép toán cơ bản này được gọi là toán tử logic. Các mạch điện số được gọi là      mạch điện cổng logic, chúng có thể cấu tạo từ các diode, transistor và các điện         trở kết nối với nhau. Chúng ta sử dụng đại số Boole để miêu tả và giải thích các        cổng logic cơ bản, sau đó sẽ thiết kế các mạch kỹ thuật số từ các cổng cơ bản.

   3.1.1  Các tính chất quan trọng

       Khi thực hiện 3 phép toán cơ bản lên các biến logic, ta nhận được một            kết quả được gọi là hàm logic. Hàm logic là một hàm trạng thái. 

      * Tính hoán vị của phép cộng và phép nhân

A + B = B + A 

A.B = B.A

* Tính kết hợp và tính nhân

(A+B) + C = A + (B+C)

(A.B).C = A.(B.C)

* Tính phân phối giữa phép cộng và phép nhân

A(B+C) = A.B + A.C

* Hai quy tắc của phép phủ định 

(A)' = A'

(A')'= A

* Bốn qui tắc của phép cộng

A + A = AA + A'= 1

A + 0 = A    A + 1 = 1

* Bốn qui tắc của phép nhân

A.A = AA.A' =  0

A.1 = AA.0  =  0

* Tính hấp thụ

A.(A+B)=A

* Tính nhất quán

Nếu A + B = B  Thì  A.B = A

* Định lý De Morgan

(A+B)' = A'.B'

(A.B) = A' + B'

3.1.2 Phương pháp biểu diễn hàm logic
    
    Một hàm logic có thể được biểu diễn bởi nhiều các khác nhau. Trong tài liệu này sẽ trình bày hai phương pháp biểu diễn là dùng bảng chân trị và dùng biểu thức.
* Biểu diễn hàm logic bằng bảng chân trị

    Bảng chân trị còn gọi là bảng sự thật thể hiện sự phụ thuộc của ngõ ra với ngõ vào. Bảng chân trị thể hiện tất cả các trạng thái logic có thể có ở ngõ vào và trạng thái ngõ ra tương ứng. Hình 3.2 minh họa  bảng sự thật có hai ngõ vào và một ngõ ra.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
             
Thiết kế mạch logic cho biểu thức
             
Thiết kế mạch logic cho biểu thức

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
                     (b)                            (c)

      (a)                                                   

Hình 3.1 Một số bảng sự thật minh họa (a) 2 ngõ vào, (b) 3 ngõ vào, 

(c) 4 ngõ vào.

    Nhìn vào hàng thứ nhất của hình (a) ta thấy khi A và B điều bằng 0 thì ngõ ra X nhận giá trị 1. Hàng thứ 2, ngõ vào B thay đổi giá trị từ 0 thành 1, ngõ vào A giữ nguyên giá trị khi đó ngõ ra X nhận giá trị 0. Giải thích tương tự ở các hàng tiếp theo cho đến hàng cuối cùng.

    Ta thấy hệ thống số có 2 ngõ vào thì sẽ có 4 tổ hợp ở ngõ vào, hệ thống có 3 ngõ vào thì sẽ có 8 tổ hợp ở ngõ vào. Vậy sẽ có 2N tổ hợp trạng thái ngõ vào trong bảng chân trị với N là số ngõ vào của hệ thống số đang xét.

Biểu diễn hàm logic bằng biểu thức.

    Có hai dạng biểu diễn hàm logic bằng biểu thức là dạng tổng các tích của các biến và dạng tích các tổng của các biến. Phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể ở chương 4.

3.2  CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN

    Các cổng logic cơ bản là các mạch điện tử số quan trọng để thực hiện các hàm logic sơ cấp. Tương ứng với 3 phép toán cơ bản trong đại số Boole ta có ba cổng logic cơ bản là cổng OR, AND và NOT.

    Các nhà sản xuất bao giờ cũng cung cấp các tính chất đặc trưng của một cổng logic nhằm sử dụng các cổng này một cách hiệu quả, đúng chức năng của nó.

3.2.1 Phép OR dùng cổng OR

    Xét cổng OR với 2 ngõ vào

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
            
Thiết kế mạch logic cho biểu thức

        Hình 3.2 Cổng OR hai ngõ vào.        Hình 3.3 Bảng trạng thái.

Hình 3.4 Giản đồ thời gian

    Trong khoảng thời gian từ tđến thai ngõ vào A và B điều có giá trị là 0, thực hiện phép OR, ngõ ra nhận giá trị là 0. Trong khoảng thời gian từ t1  đến  t2  ngõ vào A = 1, B = 0 thực hiện phép OR, ngõ ra nhận giá trị là 1. Giải thích tương tự ở các khoảng còn lại.

    * Xét cổng OR với 3 ngõ vào

            Hình 3.5 Cổng OR với 3 ngõ vào.         Hình 3.6 Bảng trạng thái.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức

Hình 3.7 Giảng đồ thời gian.

    Giải thích giảng đồ tương tự như ở cổng OR với 2 ngõ vào.

Thiết kế mạch logic cho biểu thức
 Ngõ ra của cổng OR nhận giá trị 0 khi tất cả các ngõ vào điều bằng 0. Chỉ cần có một ngõ vào có giá trị là 1 thì lúc đó ngõ ra sẽ có giá trị là 1.

 

Thiết kế mạch logic cho biểu thức

Hình 3.8 Hệ thống báo động nhiệt độ cho quá trình hóa chế.

    Hệ thống báo động khi có một trong 2 cảm biến nhiệt độ hay cảm biến áp suất vượt quá ngưỡng.