Thiết bị không hỗ trợ drm là gì năm 2024

Mục đích của công nghệ Quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) là để bảo vệ chủ sở hữu nội dung và ngăn chặn việc chia sẻ trái phép sách điện tử. Nếu bạn muốn cung cấp sách của mình trên Google Play mà không cần DRM, người dùng mua và tải sách xuống có thể sử dụng tệp nội dung một cách linh hoạt hơn.

Để tắt công nghệ DRM, hãy làm theo các bước dưới đây.

  1. Trong tài khoản Trung tâm đối tác, hãy chuyển tới Danh mục sách.
  2. Nhấp vào tên sách.
  3. .
  4. Trong trình đơn, ở mục “Áp dụng cách mã hoá" theo công nghệ DRM (quản lý quyền kỹ thuật số)?, hãy chọn Không.
  5. Trong mục “Cài đặt phân phối”, hãy bỏ chọn DRM được bật.

Mẹo: Để tắt DRM cho cuốn sách nào đó, hãy sử dụng các mẫu.

Đối với DRM trên tệp tải xuống, Google hỗ trợ Adobe Content Server 4 (ACS4). Google yêu cầu người dùng xác thực sách một lần cho mỗi thiết bị. Những thiết bị này sau đó có thể yêu cầu các tệp EPUB hoặc PDF đã mã hoá bằng ACS4 qua API do Google cung cấp.

DRM là gì ? DRM hoạt động như thế nào? Cách sử dụng, ưu nhược điểm của DRM? Cùng Taimienphi.vn tìm hiểu về thuật ngữ DRM - Digital rights management qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như đi tìm câu trả lời cho câu hỏi DRM là gì các bạn nhé.

Bài viết liên quan

  • (Giveaway) Bản quyền miễn phí Epubor All DRM Removal, xóa bỏ DRM trong epub từ 10/10 - 11/10
  • Lưu SHSH là gì?
  • Trình duyệt Edge dựa trên Chromium mới có thể phát video Netflix 4K
  • Cách nhận Free game The Witcher 3 Wild Hunt PC
  • (Giveaway)Adoreshare M4V Converter bản quyền miễn phí - Giúp gỡ bỏ bảo vệ DRM, chuyển đổi video iTunes, từ 23/8-30/8

DRM là gì ?

DRM (Digital rights management) - Quản lý bản quyền nội dung số là một chuỗi các công nghệ kiểm soát truy cập nhằm hạn chế vi phạm về quyền sở hữu các nội dung số có bản quyền. Nói một cách dễ hiểu hơn, DRM được sinh ra để kiểm soát những gì mà người dùng có thể làm với các nội dung số. Khi một chương trình được thiết kế để ngăn chặn bạn sao chép hay chia sẻ một bài hát, đọc một quyển sách điện tử trên một thiết bị khác, hoặc chơi game chế độ đơn mà không có kết nối Internet, thì bạn đang bị ngăn chặn bởi DRM.

Thiết bị không hỗ trợ drm là gì năm 2024

DRM hoạt động như thế nào?

Những ứng dụng và phương pháp cho công nghệ DRM là không giới hạn, chúng ta có thể điểm qua một số ví dụ của DRM:

- Một công ty thiết lập cho máy chủ để ngăn chặn việc chuyển tiếp những thư điện tử (email) nhảy cảm. - Một máy chủ sách điện tử được thiết lập bởi người giữ bản quyền nội dung để hạn chế việc truy cập, sao chép và in sách lậu. - Một đĩa phim DVD có sẵn phần mềm được thiết kế sẵn trong đó nhằm giới hạn việc người dùng có thể sao chép đĩa phim đó thành 2 bản. - Một nhãn hiệu âm nhạc ra mặt tiêu cho đĩa CD của hãng trong đó bao gồm các thông tin liên quan để ngăn ngừa các phần mềm trích xuất.

Thiết bị không hỗ trợ drm là gì năm 2024

Trong khi nhiều người tiêu dùng cho rằng các phương pháp DRM là quá hạn chế, đặc biệt là các phương pháp được sử dụng trong ngành công nghiệp phim ảnh và âm nhạc, dù sao DRM cũng cố gắng để giải quyết các vấn đề pháp lý. Việc phân phối nội dung số trên Internet thông qua mạng chia sẻ dữ liệu khiến cho luật bản quyền truyền thống trở nên lỗi thời. Mỗi một khi ai đó tải xuống một file nhạc MP3 của một bài hát từ một mạng chia sẻ miễn phí thay vì mua đĩa CD trong khi công ty nhạc sở hữu bản quyền bài hát và nghệ sĩ tạo ra bài hát đó lại mất tiền. Việc phân phối bất hợp pháp như trên khiến ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc tổn thất doanh thu khoảng 5 tỷ đô la một năm. Tuy nhiên việc kiện những người vi phạm quyền sở hữu trên Internet lại không khả thi và thực tế, do đó các công ty đang cố giành lại quyền kiểm soát phân phối sản phẩm của họ bằng cách khiến người dùng không thể thực hiện sao chép và tạo các bản sao bằng cách sử dụng công nghệ DRM.

Vấn đề về bản quyền sở hữu luôn là vấn đề quan trọng khi chia sẻ và mua bán. Trước đây sách giấy và các ca khúc được đăng ký sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sáng tác, sở hữu. Bằng cách này, nếu có người muốn sử dụng những sản phẩm đã được đăng ký bản quyền thì họ sẽ phải tuân thủ các quy định, yêu cầu của tác giả,...

Hiện nay khi rất nhiều dữ liệu, nội dung được đưa lên mạng Internet thì vấn đề quản lý bản quyền cũng được nâng cao. Sách giấy và ca khúc có đơn vị quản lý việc in lậu, sử dụng trái phép bởi các cơ quan chức năng. Sách, video, nhạc,... và các dữ liệu số thậm chí còn được kiểm soát gay gắt hơn.

Ví dụ như cuộc chiến giữa game cracker và đơn vị làm game. Cracker thì luôn muốn crack bản quyền để chơi game miễn phí, đơn vị phát hành thì luôn muốn bảo vệ sản phẩm của họ để có thể bán đc game.

Đạo cao một thước, ma cao một trượng.

Đơn vị làm game càng tìm ra các cách tốt hơn để kiểm soát bản quyền, thì các cracker cũng càng thêm cao tay khi liên tục crack những game offline nổi tiếng. Một số game còn có cả crack online =))

2. DRM là gì ?

Nói qua một chút vậy để mọi người có cái nhìn nho nhỏ về bản quyền số. DRM cũng là một cách để bảo vệ bản quyền số cho các file Ebook, PDF, âm thanh, video...

DRM - Digital Rights Management:

  • Digital: chỉ các phương tiện số, thường là các tệp tin âm thanh, ebook, video, phim, game,...
  • Rights: bản quyền. Thể hiện chủ sở hữu bản quyền, đơn vị phân phối, các quyền hạn, điều khoản quy định đối với người dùng,...
  • Management: sự kiểm soát đối với file, khả năng truy cập nội dung,...

DRM thực chất là một cách kiểm soát bản quyền nội dung dữ liệu số dựa vào mã hóa.

Bằng cách sử dụng DRM, đơn vị sở hữu bản quyền có thể kiểm soát cách người dùng (người mua sản phẩm số) sử dụng sản phẩm của họ. VD như giới hạn số lần cài đặt file, giới hạn thời gian sử dụng, giới hạn đối tượng sử dụng file,...

3. DRM hoạt động như nào ?

Hiểu cơ bản thì DRM hoạt động dựa trên việc mã hóa nội dung file bằng 1 secret key. Khi có nhu cầu sử dụng file, ứng dụng riêng biệt để đọc file sẽ tiến hành giải mã file. Lúc này chúng ta mới có thể sử dụng được file.

Quá trình hoạt động cụ thể hơn như sau:

Thiết bị không hỗ trợ drm là gì năm 2024

Để hoạt động thì cần có 1 DRM System đóng vai trò cung cấp Encryption key để mã hóa và Decryption key để giải mã file.

Mã hóa (màu đỏ):

  • Đầu tiên, người tiến hành đóng gói file sẽ gửi yêu cầu tới DRM System để nhận eKey.
  • Sau đó sử dụng eKey để mã hóa file.
  • Encrypted file sẽ được chia sẻ ra ngoài khi có người cần sử dụng.
  • Đôi khi Encryption key được tạo bởi chính người tiến hành đóng gói file. Sau đó key này mới được lưu trữ trên DRM System.

Giải mã (màu xanh):

  • Khi có nhu cầu sử dụng file. Người dùng sẽ mở file X bằng ứng dụng chuyên biệt. (File X là một file chứa thông tin về nội dung người dùng muốn truy cập)
  • Ứng dụng sẽ tải nội dung đã được mã hóa về.
  • Sau khi có Encrypted file rồi, ứng dụng sẽ yêu cầu nhận Decryption key từ DRM System.
  • Nếu thông tin xác thực được chấp nhận, DRM System sẽ gửi lại dKey. Ứng dụng sẽ giải mã file DRM bằng dKey này để người dùng sử dụng.

4. Lợi ích và bất tiện của DRM

Việc kiểm soát bằng DRM đem lại những lợi ích và cả những bất tiện.

Lợi ích:

  • Chủ sở hữu có thể kiểm soát sách người dùng sử dụng file.
  • Nội dung kiểm soát bởi DRM có thể đọc qua các ứng dụng của bên thứ 3.
  • Không yêu cầu xác nhận rườm rà khi truy cập, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Hạn chế:

  • Một số người dùng cảm thấy bất tiện và khó chịu khi họ không được toàn quyền với file họ đã bỏ tiền mua.
  • Nếu không có DRM, người dùng có thể mở file với bất cứ ứng dụng nào cho phép đọc định dạng file đó.
  • File có DRM sẽ không còn khả năng sử dụng khi đơn vị cung cấp bản quyền ngừng hoạt động, trong khi file thường có thể sử dụng vĩnh viễn.

5. Có nên loại bỏ (lậu) DRM khỏi file ?

Như mình đã nói qua ở phần 1 của bài viết, cuộc chiến giữa việc bảo vệ bản quyền số và crack bản quyền luôn diễn ra. Tất nhiên với DRM cũng không ngoại lệ.

Hiện nay trên mạng có thể dễ dàng tìm được các tool cho phép loại bỏ DRM ra khỏi file. Những nền tảng phổ biến như Spotify cũng có cách giải mã file nhạc để chia sẻ ra ngoài rồi (Nếu mình nhớ không nhầm là Spotify có cách loại bỏ Digital license rồi).

Tuy nhiên việc tôn trọng bản quyền là việc mỗi người nên làm.

Có một thầy ở PTIT từng nói với mình: "Là lập trình viên thì chúng ta nên tôn trọng bản quyền phần mềm."