Thiết bị đã bị root hoặc jailbreak là gì

Root hay jailbreak là những thuật ngữ mà những anh em yêu smartphone không còn quá xa lạ. Đã từng có thời rất nhiều anh em đam mê với “bộ môn” root và jailbreak này, nó rất hay, là một cách để anh em có thể khai thác tối đa chiếc điện thoại của anh em. Nhưng dạo gần đây, nhiều anh em hay nhiều hội nhóm không còn quá mặn mà với những thủ thuật này nữa. Lý do tại sao? Trong bài viết này mình sẽ giải đáp cho anh em. Trước tiên, cùng nhắc lại về hai thuật ngữ này nhé anh em !!!

Root là gì? Jailbreak là gì?

Nhiều năm về trước thì những tin tức về Root đã ngập tràn trên các trang web tin tức và diễn đàn về các thiết bị chạy Android. Root gần như mà một công việc không thể thiếu với những anh em thích “vọc” thiết bị Android và chưa kể đến nhiều ứng dụng, game cần root mới có thể hoạt động được khi thiết bị của anh em đã root.

Root là quá trình can thiệp trực tiếp vào hệ thống để giành “root access” [quyền truy cập gốc], tùy chỉnh và thay đổi so với tập tin gốc ban đầu, vượt qua rào cản bảo mật cao của nhà sản xuất. Khi root điện thoại thành công, đồng nghĩa với việc anh em đã làm chủ và có thể cài đặt thiết bị theo ý muốn của mình.

Jailbreak là quá trình “vượt ngục” cho thiết bị của anh em trước những giới hạn nhất định mà nhà sản xuất đặt ra. Với một nền tảng đóng như iOS, việc jailbreak cũng giống như root, nó giúp cho người dùng có thể truy cập vượt qua những giới hạn mà nhà sản xuất đưa ra.

Root, jailbreak sẽ giúp chúng ta can thiệp sâu hơn vào hệ thống.

Smartphone đến tay người dùng cũng là lúc nhà sản xuất đã chuẩn bị sẵn tất cả cần thiết cho nó. Khi chúng ta nhận được chỉ cần lắp sim, lên Google Play hoặc App Store tải những ứng dụng mình thích và sử dụng. Vậy thế thì root hay jailbreak làm gì?

Mục đích chính là root hay jailbreak có lẽ cũng chỉ là để cài phần mềm, hoặc loại bỏ phần mềm mặc định có sẵn. Android và iOS là những hệ điều hành di động lớn nhất hiện nay với kho ứng dụng cực kỳ phong phú, thế nhưng chúng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vô tận của người dùng, việc root hay jailbreak sẽ giúp người dùng có thể thỏa mái “vùng vẫy” với hàng triệu ứng dụng bao gồm cả chính thống và không chính thống.

Năm 2014, mình đã root “chiến thần” Sky Vega A870 để up rom, ngày nào vui thì mình up rom đến tận 3 lần

Điện thoại, máy tính bảng Android thường có nguồn gốc khá đa dạng, mỗi nhà sản xuất hay nhà mạng thường cố gắn lồng những phần mềm, giao diện riêng khiến chúng quá nặng nề. Việc này đem lại trải nghiệm không hề tốt cho người dùng sau một khoảng thời gian sử dụng . Đó là khi chúng ta cần root, can thiệp vào hệ thống và làm điều này. Chẳng hạn các máy xách tay, đặc biệt là các máy xách tay Hàn Quốc.

Còn với các thiết bị iOS, việc jailbreak sẽ giúp cho người dùng làm chủ hoàn toàn thiết bị iOS của mình, loại bỏ những thiết đặt mặc định do nhà sản xuất tạo ra [giao diện, tính năng,font chữ,…]. Jailbreak sẽ có Cydia, một kho tải với rất nhiều các ứng dụng [được gọi là tweak] mới mẻ, đa dạng; giúp chúng ta có thể trải nghiệm những phần mềm bản quyền một cách miễn phí [mod], mang đến những tính năng mới mẻ mà thậm chí nhà sản xuất hay các nhà phát triển chính thống không thể mang đến cho anh em.

Tuy nhiên, khi các hệ điều hành di động phát triển, đối với một người dùng bình thường, rủi ro của việc root hay jailbreak đang lấn lướt lợi ích. Hệ điều hành di động ngày càng trở nên dễ sử dụng, có đầy đủ tất cả các tính năng anh em cần, jailbreak hay root chỉ còn hữu ích với các nhà phát triển hoặc những người dùng cực am hiểu. Còn lại hầu hết người tiêu dùng không còn cần jailbreak điện thoại của họ nữa.

Vậy thì liệu Root hay Jailbreak điện thoại đã hết thời?

Khi root hay jailbreak thì người dùng sẽ phải hi sinh rất nhiều thứ, mình sẽ liệt kê dưới đây và anh em hãy ngẫm xem mình có thực sự cần sử dụng đến phương pháp này không:

  • Hi sinh bảo hành. Đương nhiên rồi, nếu máy của anh em còn bảo hành, khi anh em root hoặc jailbreak thì sẽ bị các hãng từ chối bảo hành.
  • Rủi ro về bảo mật. Khi anh em can thiệp quá sâu vào hệ thống như vậy, những phương thức bảo mật gốc của nhà sản xuất đương nhiên cũng “bay màu” theo. Máy của anh em sẽ trở thành đối tượng rất dễ để cho tin tặc tấn công ăn cắp dữ liệu, đe dọa tống tiền anh em với những dữ liệu mà họ có. Rất nguy hiểm phải không.
  • Không thể cập nhật được phần mềm từ nhà sản xuất. Những chiếc điện thoại đã root sẽ không thể update phần mềm theo dạng Over The Air nữa vì cơ chế kiểm tra tính toàn vẹn của hệ điều hành không cho phép. Điều này cũng có nghĩa là anh em sẽ không thể cập nhật phần mềm hay thậm chí là không thể update lên bản Android mới, trừ khi anh em flash thủ công hoặc dùng các công cụ đặc biệt.
  • Máy có khả năng “thăng thiên” luôn. Trong quá trình root hay jailbreak anh em có lỡ tay làm không đúng hoặc công cụ của anh em lỗi thì có tỷ lệ sẽ khiến máy của anh em đi luôn. Đây là một xác suất thấp thôi nhưng không có nghĩa là nó sẽ không thể xảy ra.

Lỡ tay thôi là anh em cũng có thể đưa chiếc máy của anh em “lên thiên đàng”

Thêm nữa, như mình đã nhắc đến ở trên, các hãng đã tối ưu khá tốt cho chiếc điện thoại của họ, họ tập trung vào trải nghiệm người dùng nhiều hơn. Chúng ta không còn thiếu thốn quá nhiều như các phiên bản hệ điều hành cũ trước đây. Root hay jailbreak không còn là giải pháp để có thêm một vài tính năng bị thiếu trên điện thoại nữa.

Trên quan điểm của cá nhân mình, root hay jailbreak vẫn chưa hết thời. Root hay jailbreak vẫn còn rất nhiều giá trị với mình. Mình không phải là một người dùng phổ thông và là một người khá thích vọc vạch đem lại những trải nghiệm mới. Thi thoảng khi dùng những chiếc Xiaomi nội địa, mình cũng vẫn sử dụng root để có những trải nghiệm tốt. Cá nhân mình đánh giá nếu mua smartphone mà không root hay không jailbreak thì anh em đã bỏ nhỡ mất vô số cơ hội hay ho để khám phá thiết bị của anh em.

Vẫn có những diễn đàn hỗ trợ rất mạnh cho các nhu cầu này. Tất cả  tùy thuộc vào anh em có muốn root hay jailbreak điện thoại không, và nếu anh em chấp nhận đi vào “con đường này” thì anh em cũng nên trang bị cho mình kiến thức thật kỹ càng.


Các khái niệm jailbreak, root và unlock bây giờ không còn là mới, nhưng vẫn có một số người hiểu chưa chính xác hoặc còn mơ hồ về sự khác biệt của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giải thích những điểm khác nhau giữa các khái niệm này.

Jailbreak

Jailbreak là quá trình gỡ bỏ các giới hạn nhà sản xuất áp dụng với thiết bị. Jailbreak chủ yếu thực hiện với các thiết bị của Apple như iPhone và iPad. Jailbreak gỡ bỏ các giới hạn Apple đặt ra, cho phép bạn cài đặt phần mềm của bên thứ ba ở bên ngoài kho ứng dụng App Store của Apple. Thông qua việc jailbreak, bạn có thể làm những việc như thay đổi trình duyệt mặc định hoặc phần mềm email của iPhone. Nói cách khác, jailbreak cho phép bạn sử dụng những phần mềm Apple không cho phép trên chiếc iPhone hoặc iPad của mình.

Jailbreak cũng có thể thực hiện với các thiết bị khác với mục tiêu tương tự như trên iPhone hay iPad. Ví dụ, jailbreak máy tính bảng Microsoft Surface RT cho phép bạn cài các chương trình phần mềm máy tính không được phép sử dụng. [Theo mặc định, ở chế độ desktop các thiết bị chạy hệ điều hành Windows RT chỉ được phép chạy một số ứng dụng do Microsoft viết, như Microsoft Office]. Nhưng lưu ý là các ứng dụng máy tính đó phải được biên dịch [compile] cho nền tảng vi xử lý ARM, do đó bạn không thể chạy các phần mềm Windows hiện nay trên máy tính bảng Surface RT.

Các công ty như Apple và Microsoft không muốn bạn jailbreak thiết bị của họ để thay đổi các chương trình mặc định trên hệ điều hành hoặc chạy ứng dụng máy tính của bên thứ ba trên Windows RT. Để thực hiện jailbreak, các hacker phải tìm ra lỗ hổng bảo bật cho phép họ "khai thác" thiết bị và vượt qua hàng rào bảo vệ của nhà sản xuất.

Android cho phép người dùng cài các ứng dụng của bên thứ ba từ bên ngoài kho ứng dụng của Google nên không cần jailbreak.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan: 10 tính năng hữu ích của việc jailbreak iPhone, cách lưu file SHSH cho iPhone khi jailbreak và cách quay lại iOS cũ sau khi không muốn jailbreak nữa.

Root

Root là quá trình dành quyền truy cập gốc [root access], mang lại cho người dùng toàn quyền kiểm soát và truy cập vào smartphone hoặc máy tính bảng của mình. Hành động này chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị Android, nhưng root cũng có thể thực hiện trên các thiết bị khác sử dụng hệ điều hành Linux như hệ điều hành Symbian đã chết yểu của Nokia.

Tương tự như jailbreak thiết bị iOS, root là cách để vượt qua những giới hạn do các nhà sản xuất hoặc nhà mạng đưa ra với thiết bị Android. Sau khi root thành công, tức là bạn đã dành được quyền truy cập gốc, bạn có thể gỡ bỏ hoặc thay đổi các ứng dụng và các thiết lập trên smartphone hoặc máy tính bảng.

Một trong những lý do phổ biến nhất để root điện thoại là thay hệ điều hành của nhà sản xuất cung cấp bằng một bản ROM tùy biến [custom ROM] khác. Bản ROM tùy biến ở đây được hiểu là phiên bản hệ điều hành do các lập trình hoặc các nhóm lập trình phát triển dành cho một mẫu điện thoại nào đó. Ngoài ra, root máy còn mang lại khả năng gỡ bỏ những ứng dụng không muốn dùng mà sản xuất và nhà mạng đưa vào, qua đó giúp tăng thêm dung lượng bộ nhớ lưu trữ.

Quá trình root điện thoại Android tùy thuộc vào từng thiết bị nhưng có điểm chung là càng ngày càng đơn giản hơn. Thông thường, các điện thoại có nhiều người dùng như Nexus 4, Galaxy S3 hoặc HTC One X sẽ có nhiều bản ROM để lựa chọn do chúng được nhiều nhà phát triển ứng dụng quan tâm.

Lưu ý là root có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo hành sản phẩm. Tuy vậy, việc root từ ROM gốc của nhà sản xuất bây giờ có thể trở lại trạng thái ban đầu khá dễ dàng, không ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành.

Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết về cách root điện thoại Android tại đây và các bài viết liên quan gồm cách cập nhật OTA cho điện thoại Android vẫn giữ nguyên root, các ứng dụng hay cho máy đã root.  

Unlock Bootloader [mở khóa bootloader]

Theo nghĩa đen, bootloader là đoạn mã được thực thi trước khi hệ điều hành bắt đầu khởi động. Mỗi điện thoại Android đều có bootloader để chỉ dẫn nhân hệ điều hành khởi động bình thường. Bootloader thường bị khóa trên các thiết bị Android bởi vì dù đây là hệ điều mã nguồn mở, song các nhà sản xuất vẫn muốn tạo ra các phiên bản hệ điều hành Android riêng cho thiết bị của mình. Để bảo vệ các phiên bản hệ điều hành Android riêng của mình, các nhà sản xuất thường khóa bootloader. Với các thiết bị Android bị khóa bootloader, máy chỉ có thể khởi động vào bản ROM được nhà sản xuất quy định. Vì vậy, nếu bạn muốn root điện thoại để cài bản ROM khác, bạn phải mở khóa bootloader của nhà sản xuất.

Tuy vậy, lưu ý là việc mở khóa bootloader sẽ làm mất bảo hành thiết bị. Ngoài ra, nó cũng xóa sạch dữ liệu bên trong máy gồm ứng dụng, danh bạc, tin nhắn SMS và MMS.

Mở khóa bootloader có thể đòi hỏi phải khai thác lỗ hổng. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất như HTC và Motorola cho phép người dùng mở khóa bootloader trên một số thiết bị nhưng cảnh báo việc này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hành thiết bị. Theo các chuyên gia, việc mở khóa bootloader trên các thiết bị Nexus dễ dàng hơn các thiết bị Android khác.

Trên lý thuyết, việc mở khóa bootloader còn cho phép cài đặt các hệ điều hành không phải Android lên các thiết bị. Ví dụ, bạn có thể cài hệ điều hành Ubuntu cho điện thoại hoặc WebOS trên các điện thoại Nexus đã mở khóa bootloader. Thậm chí, phiên bản Ubuntu dành cho máy tính cũng có thể cài trên máy tính bảng Nexus 7. Tất nhiên, hệ điều hành đó phải được xây dựng để tương thích với thiết bị cài đặt.

Unlock điện thoại

Các điện thoại được bán kèm hợp đồng dịch vụ của nhà mạng thường bị "khóa mạng". Bị khóa mạng có nghĩa là điện thoại đó được thiết lập để chỉ sử dụng được trên mạng của nhà cung cấp đó, ví dụ iPhone phiên bản khóa mạng của Viettel thì chỉ sử dụng được SIM của Viettel chứ không dùng được SIM của VinaPhone hay MobiFone. Nếu bạn đưa SIM của nhà mạng khác vào, bạn sẽ nhận được thông báo điện thoại đã bị khóa không dùng được với SIM đó.

Unlock [mở khóa mạng] điện thoại cho phép bạn sử dụng SIM của nhà mạng khác. Để mở khóa mạng cho điện thoại, bạn cần có mã mở khóa. Nhiều nhà mạng hiện nay thu phí mở khóa điện thoại trong trường hợp điện thoại khóa mạng đó vẫn còn trong thời gian hợp đồng với nhà mạng. Ví dụ với iPhone bản khóa mạng hiện nay, Viettel và VinaPhone đang thu phí mở mạng khoảng 500.000 đồng mỗi máy

Video liên quan

Chủ Đề