Thế nào là bảo vệ di sản văn hóa năm 2024

Theo Nghị định, nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường; Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau.

Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Kiểm kê 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Nghị quyết nêu rõ, việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện đối với 07 loại hình di sản sau đây:

1. Tiếng nói chữ viết gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện thông qua ngôn ngữ, ký tự để truyền đạt thông tin, trao truyền kiến thức, ký ức và các giá trị văn hóa, xã hội của cộng đồng;

2. Ngữ văn dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện bằng những tác phẩm do cộng đồng sáng tạo, thực hành gồm các câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại, sử thi, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tiếu lâm, ca dao, tục ngữ và các bài hát dân ca, hò vè, câu đố và những biểu đạt văn hóa tương đồng khác được truyền miệng qua nhiều thế hệ, phản ánh văn hóa, tập quán, tín ngưỡng và nhận thức của cộng đồng nhằm phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng;

3. Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được thể hiện thông qua các hình thức diễn xướng do cộng đồng sáng tạo và thực hành gồm âm nhạc, hát, múa, trò diễn và các hình thức trình diễn khác, xuất phát từ đời sống văn hóa, tâm linh, lao động sản xuất của cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu thể hiện và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng;

4. Tập quán xã hội và tín ngưỡng gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng, được cộng đồng thực hành thông qua các hoạt động thường xuyên mang tính nghi lễ, cách thức thể hiện niềm tin hoặc mong muốn của cá nhân, cộng đồng gắn với các sự kiện quan trọng, nhận thức về thế giới, lịch sử và ký ức;

5. Nghề thủ công truyền thống gồm các biểu đạt văn hóa được thể hiện thông qua việc thực hành, sáng tạo của nghệ nhân, cộng đồng theo hình thức thủ công với kỹ thuật, hình thức, trang trí, nghệ thuật, nguyên vật liệu có yếu tố bản địa và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo ra các sản phẩm có tính độc bản, mang bản sắc văn hóa cộng đồng;

6. Lễ hội truyền thống gồm tập hợp nhiều biểu đạt văn hóa mang tính nghi lễ do cộng đồng sáng tạo, thực hành; được cộng đồng thực hành theo chu kỳ tại không gian văn hóa liên quan để thực hiện các chức năng: nhận thức về tự nhiên và xã hội, giáo dục nhân cách, điều chỉnh hành vi ứng xử, giao tiếp giữa con người với tự nhiên và với con người, giải trí cộng đồng và bảo đảm tính kế tục của lịch sử;

7. Tri thức dân gian gồm các biểu đạt văn hóa của cộng đồng được hình thành từ mối quan hệ qua lại trong lịch sử giữa cộng đồng với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội để thích ứng, tồn tại và thể hiện thông qua các kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng xử linh hoạt, hài hòa với tự nhiên và xã hội.

Thời gian kiểm kê từ 3-6 năm

Thời gian kiểm kê được thực hiện như sau:

Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách đại diện: 06 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO;

Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp: 04 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO;

Đối với di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục của quốc gia: 03 năm một lần tính từ thời điểm được ghi danh.

Tổ chức liên hoan giới thiệu về văn hóa phi vật thể

Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể có phạm vi 02 tỉnh, thành phố trở lên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định khi có sự thống nhất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại để tổ chức luân phiên 02 năm một lần.

- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Một số di sản văn hóa của nước ta như: Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Chùa Một Cột,…

2. Phân loại di sản văn hóa.

Di sản văn hóa được chia làm 2 loại gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể:

- Di sản văn hóa vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.Ví dụ như: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An,…

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Ví dụ như: Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, ca trù,…

3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.

- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.

- Thể hiện công đức của tổ tiên ông cha ta.

- Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.

- Theo luật Di sản văn hóa năm 2001 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Sở hữu hợp pháp di sảnvăn hóa;

2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;

3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

Điều 16 (trích). Tổ chức, cá nhân quản lí trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa;

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.

- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:

+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.

Thế nào là di sản văn hóa Việt Nam?

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.nullLuật số 28/2001/QH10 của Quốc hội: Di sản văn hóa - Hệ thống văn bảnvanban.chinhphu.vn › ...null

Thế nào là bảo tồn di sản văn hóa giáo dục công dân lớp 7?

Khái niệm và một số loại di sản văn hóa. - Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. - Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,…nullLý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa GDCD 7 Kết nối tri thức với ...loigiaihay.com › Lớp 7 › SGK Giáo dục công dân 7 - Kết nối tri thứcnull

Tại sao bảo tồn di sản văn hóa?

Phải bảo vệ di sản văn hóa vì: - Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc. - Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.nullvì sao phải bảo tồn di sản văn hóa - OLMolm.vn › hoi-dap › tim-kiem › q=vì sao phải bảo tồn di sản văn hóa null

Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể lớp 7?

- Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.nullLý thuyết GDCD 7 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa hay, chi tiết - VietJackvietjack.com › Lớp 7 › Giải Giáo dục công dân 7null