Thành phố hồ chí minh có bao nhiêu siêu thị năm 2024

Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me vừa đưa ra báo cáo về các cửa hàng bán lẻ phân theo khu vực. Kết quả báo cáo cho thấy khu vực miền Nam, chủ yếu là TP.HCM vẫn được các chuỗi bán lẻ tập trung nhiều nhất. Đáng chú ý, cửa hàng tiện lợi đang dần trở nên phổ biến hơn, với sự góp mặt đáng chú ý của Circle K hay GS25, Family Mart, 7 Eleven... Ngoại trừ Circle K, hầu hết cửa hàng tiện lợi đều tập trung ở phía nam, chủ yếu ở TP.HCM. Điều này đưa số cửa hàng tiện lợi được mở tại TP.HCM chiếm 73% trong khi chỉ có 17% nằm ở Hà Nội, Bình Dương 3% và Bà Rịa-Vũng Tàu 2%, còn lại ở các tỉnh khác. Bên cạnh đó, 50% chuỗi cửa hàng cà phê lớn cũng tập trung ở TP.HCM, trong khi ở Hà Nội là 21%...

Còn đối với các siêu thị lớn (đại siêu thị), TP.HCM có tỷ lệ 28% và Hà Nội chiếm 27%. Tiếp theo một số tỉnh thành như Tây Ninh, Khánh Hòa, Bình Dương, Đà Nẵng và Cần Thơ chiếm tỷ lệ mỗi tỉnh thành ở mức 2%. Các nơi khác chiếm 35% thị phần còn lại.

Trong khi đó, các siêu thị nhỏ hơn có xu hướng lan rộng ra nhiều tỉnh thành, nhưng vẫn chiếm tới 38% ở TP.HCM và 17% ở Hà Nội. Hệ thống siêu thị nhỏ với độ tiện lợi, dễ dàng tiếp cận các khu dân cư, với mức giá ổn định, hàng hóa chất lượng ngày càng được người dân chọn trở thành kênh mua bán thường xuyên và được mở rộng nhiều hơn ở những khu vực ngoại ô. Vì thế các tỉnh thành khác cũng đã chiếm tới 2% thị trường bao gồm chủ yếu các tỉnh ở phía nam như Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Thuận, Bến Tre. Các nơi khác còn lại chiếm 17%.

Đối với đại siêu thị, hai hệ thống Co.opmart và VinMart là chuỗi lớn nhất, phủ rộng toàn quốc. Với số lượng lên tới 128 siêu thị, Co.opmart mở tại TP.HCM 79 điểm và 6 điểm tại Hà Nội, còn lại ở các tỉnh thành khác. VinMart là chuỗi lớn thứ 2 với 122 đại siêu thị, nhưng tập trung nhiều ở phía bắc với 42 điểm tại Hà Nội, 18 tại TP.HCM và 62 siêu thị tại các tỉnh thành khác.

Đối với quy mô siêu thị nhỏ hơn, các hệ thống tập trung phát triển ở nhiều tỉnh thành, với lợi thế quy mô nhỏ, diện tích vừa phải và hàng hóa thiết yếu, các dòng siêu thị nhỏ phù hợp với xu thế tiêu dùng thời hiện đại. Hệ thống VinMart+ là hệ thống lớn nhất, trải rộng toàn quốc với tổng số lên tới 2.049 siêu thị nhỏ, số lượng tương đương giữa Hà Nội và TP.HCM. Trong khi đó Bách hóa Xanh là hệ thống siêu thị nhỏ lớn thứ hai với 1.884 siêu thị, nhưng chủ yếu tập trung tại phía nam, không có cửa hàng nào ở Hà Nội...

Theo "Đề án phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố đến năm 2015, tầm nhìn 2020", TP.HCM sẽ giảm dần số chợ, phát triển thêm 95 siêu thị và 140 TTTM.

Tuy nhiên, trên thực tế chợ truyền thống vẫn có sức sống mãnh liệt, trong khi việc phát triển siêu thị (ST), trung tâm thương mại (TTTM) lại tiềm ẩn không ít rủi ro, và nếu quản lý không tốt sẽ trở thành nơi tiêu thụ hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc...

Công năng hạ tầng hơn nhu cầu thực tế

TP.HCM hiện có gần 100 TTTM, hơn 100 ST và 240 chợ truyền thống, mạng lưới kinh doanh bán lẻ vì thế có thể đã lớn hơn nhu cầu kinh doanh, mua sắm thực tế của người dân. Nhiều loại hình bán lẻ khác như cửa hàng tiện lợi (CHTL), ST mini, cửa hàng (CH) thực phẩm Co.op Food của Saigon Co.op, chuỗi bán lẻ Circle K (Mỹ), hệ thống Shop & Go (Singapore)... đã phát triển với hơn 730 CH các loại.

Thành phố hồ chí minh có bao nhiêu siêu thị năm 2024

Tòa tháp Sài Gòn One Tower (bên cạnh Bitexco).

Hiện diễn biến cuộc đua giành thị phần bán lẻ cho thấy, phần lớn tập trung ở phân khúc ST, chuỗi CHTL. Hệ thống Bs Mart (Thái Lan) hiện có 96 CH, dự kiến sẽ đạt con số 300 vào năm 2018. Shop & Go vào Việt Nam từ năm 2005, hiện sở hữu hơn 100 CH. Circle K (Mỹ) đã khẳng định tên tuổi với gần 100 CH. Các hệ thống bán lẻ trên chủ yếu tập trung tại TP.HCM và Hà Nội.

Tuy nhiên, tính về quy mô thì Saigon Co.op vẫn được đánh giá vượt trội. Thương hiệu này đã phát triển được 70 ST Co.op Mart, 74 CH thực phẩm Co.op Food, đại ST Co.opXtra..., có khả năng phục vụ hơn 300.000 lượt mua sắm mỗi ngày. Năm 2013 doanh thu toàn hệ thống đạt 22.000 tỷ đồng, cung cấp việc làm cho 14.000 lao động. Cùng với đó, các loại hình bán lẻ như CH tạp hóa, gian hàng tại các tòa nhà chung cư hiện đại... cũng góp vai trò lớn trong hệ thống phân phối tại TP.HCM. Điều đó cho thấy, nếu tiếp tục phát triển theo đà này thì thời gian tới sẽ có nhiều TTTM phải chuyển đổi công năng hoặc chỉ hoạt động cầm chừng.

Theo nghiên cứu của công ty Savills Việt Nam, nguồn cung về mặt bằng bán lẻ tại TPHCM đạt khoảng 851.000m2, và từ quý 4/2014 trở đi sẽ có khoảng 1,3 triệu mét vuông diện tích bán lẻ từ 59 DA mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 24% đang được xây dựng hoặc trong giai đoạn hoàn thiện. Tương lai gần, nếu tất cả DA xây dựng TTTM đi vào hoạt động thì cung vượt cầu là điều tất yếu, trong khi các TTTM chưa chứng tỏ được khả năng vượt trội so với các loại hình bán lẻ khác.

Về hình thức thì cách tổ chức hệ thống mua bán ở các TTTM hiện nay vẫn chẳng khác là bao so với chợ truyền thống. Một Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM cho biết, trên thực tế các TTTM như Parkson được tổ chức dưới hình thức cho thuê mặt bằng bán lẻ, ai có nhu cầu và đáp ứng điều kiện đều có thể thuê gian hàng, và không loại trừ việc hàng lậu được tuồn vào đây. Đội Quản lý thị trường 5B từng bắt giữ lô hàng lậu cao cấp như tân dược dùng trong công nghệ làm đẹp, kính áp tròng, mỹ phẩm, thời trang... mang tên các thương hiệu nổi tiếng thế giới với số lượng lớn tại khu vực giao nhận của TTTM An Đông Plaza, quận 5.

Trước đó, vụ bắt giữ lô hàng hiệu Gucci - Milano trị giá hàng trăm tỷ đồng tại CH thuê của khách sạn Sheraton, Q1 cũng lộ ra đường dây buôn lậu quy mô lớn. Điều đó cho thấy, suốt thời gian dài hàng lậu đã núp bóng các cửa hàng sang trọng để mặc sức tung hoành.

Công trình phức hợp thành "biểu tượng nợ nần"

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc phát triển các tòa nhà tích hợp, TTTM nếu không cẩn thận sẽ tạo ra sự lãng phí lớn. Việc đầu tư một TTTM hiện nay cần nhiều vốn, trong khi sự đình trệ của công trình, như tòa tháp Sài Gòn One Tower (tên gọi mới của M&C Tower, số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1) dẫn đến không ít hệ lụy là một ví dụ.

Theo thiết kế, công trình 41 tầng này gồm một TTTM dịch vụ 6 tầng, khối văn phòng đạt chuẩn quốc tế cao 34 tầng và khối 133 căn hộ cao cấp... với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 200 triệu USD. Điều đáng buồn là sau khi hoàn thành khoảng 70-80%, công trình bị "đắp chiếu" vài năm nay và trở thành "biểu tượng nợ nần, đóng băng" của thị trường bất động sản. Chủ đầu tư DA là công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn M&C - liên doanh giữa Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist) với công ty cổ phần M&C, Ngân hàng Đông Á và công ty quản lý quỹ Đông Á...

Báo cáo tài chính năm 2012 của phía M&C cho thấy, năm 2004 mảnh đất xây dựng tòa nhà này trị giá khoảng 12 triệu USD (tương đương 200 tỷ đồng). Chủ đầu tư đã chi phí khoảng 2.919 tỷ vào xây dựng nhưng đến nay công trình này vẫn "đắp chiếu".