Technical Analysis la gì

Các vấn đề cơ bản cần chú ý khi học Reading 54 trong chương trình CFA level 1

I.       Tổng quan về phân tích kỹ thuật

1.         Định nghĩa và ứng dụng

Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích chứng khoán dựa trên giá và khối lượng giao dịch, có thể áp dụng cho bất kỳ chứng khoán nào giao dịch tự do trên thị trường. Kết quả phân tích kỹ thuật thường được minh họa bằng biểu đồ.

2.         Các nguyên tắc và giả định

Phân tích kỹ thuật nghiên cứu xu hướng thị trường (market trend) hay hình mẫu biểu đồ (pattern) trong quá khứ để đưa ra dự đoán về xu hướng biến động giá chứng khoán trong tương lai. Các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp này tin rằng các xu hướng và hình mẫu này sẽ lặp đi lặp lại và có thể dự đoán được ở một mức độ nhất định, vì hành vi của con người cũng có xu hướng lặp đi lặp lại và có thể dự đoán được ở một mức độ nhất định.

Mặt khác, những nhà đầu tư lý trí sử dụng kiến thức và sự hiểu biết của mình để đưa ra quyết định. Quyết định đó tác động đến giá cả và khối lượng giao dịch trên thị trường. Do đó, thị trường có thể xem là nơi tập hợp sự hiểu biết của những người tham gia với trọng số tương ứng với kích thước giao dịch của người đó. Đây là lý do vì sao trong phân tích kỹ thuật, giá và khối lượng giao dịch có thể sử dụng làm căn cứ để đưa ra phán đoán về xu hướng thị trường.

3.         Phân tích kỹ thuật và phân tích căn bản

Technical Analysis la gì

II.     Các công cụ phân tích kỹ thuật

Technical Analysis la gì

1.         Biểu đồ

Biểu đồ (chart) cung cấp thông tin về giá chứng khoán trong quá khứ để làm cơ sở suy luận và dự đoán về giá chứng khoán trong tương lai.

Các loại biểu đồ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật là:

  • Biểu đồ dạng đường (line chart) – hình 1: biểu diễn giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định – dạng biểu đồ đơn giản nhất.

Hình 1: Biểu đồ dạng đường

Technical Analysis la gì

  • Biểu đồ dạng then chắn (bar chart) – hình 2: biểu diễn giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất và giá cao nhất của mỗi chu kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.

Hình 2: Biểu đồ dạng then chắn

Technical Analysis la gì

  • Biểu đồ dạng nến (candlestick chart) – hình 3: biểu diễn bốn giá như biểu đồ dạng then chắn nhưng giá mở cửa và giá đóng cửa được giới hạn bởi một hình chữ nhật được ví như thân cây nến.
    • Nến trắng: giá đóng cửa > giá mở cửa (giá tăng)
    • Nến đen: giá đóng cửa < giá mở cửa (giá giảm)

Hình 3: Biểu đồ dạng nến

Technical Analysis la gì

  • Biểu đồ caro/biểu đồ P&F (point and figure chart) – hình 4: biểu diễn số lần thay đổi giá và thay đổi xu hướng biến động giá (tăng/giảm) trong một khoảng thời gian nhất định; khác với ba loại biểu đồ trên, không thể xác định giá cụ thể tại một thời điểm nhất định trên biểu đồ caro.
    • “X”: giá tăng
    • “O”: giá giảm

Hình 4: Biểu đồ P&F

Technical Analysis la gì

Lưu ý:

  • Đối với các dạng biểu đồ được đề cập ở trên, trục trung có thể dựa trên thang đo số học (linear scale/arithmetic scale) hoặc thang đo logarit (logarithmic scale)
  • Với biểu đồ dạng đường, dạng then chắn và dạng nến: Trục hoành biểu diễn các mốc thời gian cách đều nhau
  • Với biểu đồ caro, khoảng cách giữa các mốc thời gian trên trục hoành phụ thuộc vào số lần thay đổi xu hướng biến động giá trong khoảng thời gian đó, không phụ thuộc vào độ dài khoảng thời gian.

Một số biểu đồ đưa thông tin về khối lượng giao dịch (volume) bên dưới thông tin về giá (hình 2) để nhà phân tích có thể có những dự đoán tốt hơn về xu hướng biến động giá trong tương lai. Ví dụ: giá tăng và khối lượng giao dịch tăng → tín hiệu tích cực; giá tăng và khối lượng giao dịch giảm → tín hiệu tiêu cực.

Trong phân tích sức mạnh tương đối (relative strength analysis), nhà đầu tư tính tỷ lệ giá tài sản A/giá tài sản B và biểu diễn tỷ lệ này trên một biểu đồ dạng đường để so sánh tài sản A và tài sản B.

  • Đường đi lên: tài sản A khả quan hơn (outperform) tài sản B.
  • Đường đi xuống: tài sản A kém khả quan hơn (underperform) tài sản B.

Tài sản B có thể được thay thế bằng một chuẩn đối sánh (benchmark) – ví dụ như chỉ số S&P 500 khi cần so sánh tài sản A với chuẩn đối sánh đó.

2.         Xu hướng

Xu hướng (trend) là khía cạnh quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật.

Hình 5: Xu hướng tăng

Technical Analysis la gì

  • Xu hướng tăng (uptrend) xảy ra khi giá thấp nhất và giá cao nhất đều tăng (đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước)→ cầu tăng so với cung.
  • Xu hướng giảm (downtrend) xảy ra khi giá thấp nhất và giá cao nhất đều giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước) → cung tăng so với cầu.

Để vẽ đường biểu diễn xu hướng (trendline), nhà phân tích cần:

  • Xác định xu hướng đang tiếp tục hay đảo chiều
  • Nối các điểm giá thấp nhất (các đáy) tăng dần khi biểu diễn xu hướng tăng
  • Nối các điểm giá cao nhất (các đỉnh) giảm dần khi biểu diễn xu hướng giảm

Tình trạng phá ngưỡng (breakout) xảy ra khi đường biểu diễn giá cắt ngang đường biểu diễn xu hướng (trendline).

Ngưỡng hỗ trợ (support) là một khoảng giá thấp mà trong khoảng đó, hoạt động mua vào sẽ ngăn giá giảm thêm.

Ngưỡng kháng cự (resistance) là một khoảng giá cao mà trong khoảng đó, hoạt động bán ra sẽ ngăn giá tăng thêm.

Theo nguyên lý đảo cực (change in polarity principle), ngưỡng hỗ trợ một khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại.

Hình 6: Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự

Technical Analysis la gì

3.         Hình mẫu biểu đồ

Hình mẫu biểu đồ (chart pattern) là một số hình dạng tiêu biểu và có thể nhận biết được trên biểu đồ giá. Các hình mẫu phổ biến xuất hiện lặp đi lặp lại và mang tính chất dự đoán do thường dẫn tới các xu hướng thay đổi giá tương tự nhau.

a. Hình mẫu/ mô hình giá đảo chiều

Hình mẫu/ mô hình giá đảo chiều (reversal pattern) đưa ra tín hiệu kết thúc một xu hướng. Các mô hình giá đảo chiều phổ biến là:

  • Mô hình vai – đầu – vai thuận (head and shoulders) – hình 7

Hình 7: Mô hình vai – đầu – vai thuận

Technical Analysis la gì

  • Mô hình vai – đầu – vai nghịch (inverse head and shoulders) – hình 8

Hình 8: Mô hình vai – đầu – vai nghịch

Technical Analysis la gì

  • Mô hình hai đỉnh/hai đáy (double top/double bottom) – hình 9

Hình 9: Mô hình hai đáy

Technical Analysis la gì

  • Mô hình ba đỉnh/ba đáy (triple top/triple bottom) – hình 10

Hình 10: Mô hình ba đỉnh

Technical Analysis la gì

b. Hình mẫu/ mô hình giá tiếp tục

Hình mẫu/ mô hình giá tiếp tục (continuation pattern) đưa ra tín hiệu rằng xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục sau khi hình mẫu này kết thúc. Các mô hình giá tiếp tục phổ biến là:

  • Mô hình tam giác (triangle) – hình 11

Hình 11: Mô hình tam giác

Technical Analysis la gì

  • Mô hình chữ nhật (rectangle) – hình 12

Hình 12: Mô hình chữ nhật

Technical Analysis la gì

  • Mô hình cờ (flag)
  • Mô hình cờ đuôi nheo (pennant) – hình 13

Hình 13: Mô hình cờ đuôi nheo

Technical Analysis la gì

4.         Chỉ báo kĩ thuật

Chỉ báo dựa trên giá (price-based indicator) là công cụ biểu diễn các thông tin về giá cổ phiếu trên thị trường trong hiện tại và quá khứ. Các chỉ báo dựa trên giá phổ biến là trung bình động (moving average) và dải Bollinger (Bollinger Band).

Chỉ báo động lượng (momentum oscillator indicator) được xây dựng từ dữ liệu về giá và dao động trong một khoảng giới hạn, thường là giữa 0 và 100 hoặc xung quanh 0 hoặc xung quanh 100.

Chỉ báo động lượng giúp nhà đầu tư nhận biết khi thị trường ở trong tình trạng dư mua (overbought) hoặc dư bán (oversold), từ đó đưa ra phán đoán về xu hướng giá trong tương lai. Cụ thể, trong thị trường dư mua, giá có xu hướng tăng nhưng không bền vững – khó duy trì trong dài hạn. Tương tự, trong thị trường dư bán, giá có xu hướng giảm nhưng không bền vững.

Ngoài ra, nhà phân tích còn quan tâm đến mối liên hệ giữa xu hướng biến động của chỉ báo động lượng và xu hướng biến động của giá chứng khoán. Nếu hai xu hướng này có tính hội tụ (convergence) – cùng tăng hoặc cùng giảm thì xu hướng giá hiện tại được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì. Ngược lại, nếu hai xu hướng này có tính phân kỳ (divergence) thì xu hướng giá hiện tại được dự đoán sẽ thay đổi.

Một số chỉ báo động lượng tiêu biểu là chỉ báo mức độ biến động (rate of change oscillator – ROC), chỉ số sức mạnh tương đối (relative strength index – RSI), chỉ báo Stochastic (stochastic measure) và trung bình động hội tụ/phân kỳ (moving average convergence/divergence).

Chỉ báo cảm tính (sentiment indicator) đo lường hoạt động của nhà đầu tư để tìm tín hiệu xem thị trường có xu hướng tăng giá (bullishness) hay giảm giá (bearishness). Chỉ báo cảm tính có thể:

  • Dựa trên các cuộc thăm dò ý kiến nhà đầu tư (investor polls), hoặc
  • Dựa trên các chỉ số thống kê được tính từ dữ liệu thị trường (calculated statistical index), ví dụ như tỷ lệ quyền chọn bán/quyền chọn mua (put/call ratio), chỉ số biến động thị trường (CBOE Volatility Index – VIX), nợ ký quỹ (margin debt), và tỷ lệ bán khống (short interest ratio).

Chỉ báo dòng vốn (flow-of-funds indicator) giúp dự báo những thay đổi về cung và cầu có khả năng xảy ra trên thị trường. Một số chỉ báo dòng vốn phổ biến là chỉ số Arms (Arms Index hay short-term trading index – TRIN), nợ ký quỹ (margin debt), mức độ thanh khoản của quỹ tương hỗ (mutual fund liquidity position), việc phát hành cổ phiếu mới (new equity issuance) hoặc chào bán cổ phiếu ra thị trường lần hai (secondary equity offering).

5.         Chu kỳ

Trong phân tích kỹ thuật, nhiều nhà phân tích dự đoán thay đổi về giá dựa trên chu kỳ, ví dụ như sóng Kondratieff (Kondratieff wave), chu kỳ 18 năm (18-year cycle), chu kỳ 10 năm (decennial pattern), và chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ (the US presidential cycle).

III.    Lý thuyết sóng Elliott

Lý thuyết sóng Elliott dự báo thị trường dựa trên giả định rằng thị trường tạo ra những hình mẫu sóng có tính lặp đi lặp lại, mỗi sóng lại được tạo bởi những sóng con có biên độ nhỏ hơn. Mối quan hệ giữa chiều cao của các sóng thường tuân theo các tỷ lệ tương ứng với các con số trong dãy số Fibonacci.

IV.   Phân tích liên thị trường

Phân tích liên thị trường dựa trên nguyên tắc tất cả các thị trường đều liên quan và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong phân tích liên thị trường, quyết định phân bổ đầu tư được dựa trên phân tích sức mạnh tương đối của các nhóm chứng khoán khác nhau (ví dụ như cổ phiếu so với trái phiếu, các lĩnh vực trong một nền kinh tế, các chứng khoán từ các nước khác nhau).

Author: Thanh Thủy. Reviewer: Hoàng Ngọc