Tập hợp A 0 1 có bao nhiêu phần tử

Đề bài

Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

a] Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12

b] Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7

c] Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0

d] Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3

Đáp án 

Câu a : Ta có x – 8 = 12 = > x = 12 + 8 = 20. Vậy tập hợp A chỉ có 1 phần tử là

A = { 20 }

Câu b : Ta có x + 7 = 7 = > x = 7 – 7  = 0. Vậy tập hợp B có 1 phần tử là

B = { 0 }

Câu c : x . 0 = 0 với mọi x ∈ N. Vậy

 C = N hay C có vô số phần tử.

Câu d : Vì mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0 do đó không có số tự nhiên x nào để x . 0 = 3. Vậy

 D = ∅ hay D không có phần tử nào.

Bài Tập 17 Trang 13 SGK

Để bài 

Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a] Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20

b] Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6

Bài giải 

Câu a : tập hợp các số tự nhiên không quá 20 có nghĩa là các số đó phải nhỏ hơn hoặc bằng 20.

A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20}

Vậy A có 21 phần tử

Câu b : không tồn tại số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 6 nên

B = ∅

Vậy B không có phần tử nào

Bài Tập 18 Trang 13 SGK

Câu hỏi

Cho A = {0}. Có thể nói A là tập hợp rỗng hay không?

Bài giải

Tập hợp A có một phần tử là phần tử 0. Trong khi tập rỗng là tập không có phần tử nào. Do đó không thể nói rằng A là tập rỗng.

Bài Tập 19 Trang 13 SGK

Đề bài

Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5 rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Bài giải 

Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10 gồm

A = { 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9}

Tập hợp B gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5 gồm

B = { 0, 1, 2, 3, 4}

Nhìn 2 tập hợp trên ta thấy B là tập hợn con của A. Tâph hợp con được ký hiệu là

B ⊂ A

Bài Tập 20 Trang 13 SGK

Đề bài 

Cho tập hợp A = {15 ,24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂, = vào ô vuông cho đúng:

   ;   ;  

Bài giải 

a] 15 ∈ A

b] {15} ⊂ A

c] {15, 24} = A

Bài giải toán lớp 6 còn lại trong chương I

Bài 3: Ghi số tự nhiên

Bài 5: Phép cộng và phép nhân

  • Phép cộng và phép nhân – Luyện Tập 1
  • Phép cộng và phép nhận – Luyện Tập 2

Bài 6: Phép trừ và phép chia

  • Phép trừ và phép chia – Luyện Tập 1
  • Phép trừ và phép chia – Luyện Tập 2

Bài 7: Lũy thừa cơ số mũ tự nhiên – nhân hai lũy thừa cùng cơ số

  • Lũy thừa với số mũ tự nhiên – nhân hai lũy thừa cùng cơ số – Luyện Tập

Các bài tập về Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con – sách bài tập toán lớp 6

Câu 29. Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập họp có bao nhiêu phần tử ?

Tập họp A các số tự nhiên X mà X – 5 = 13

Tập họp B các số tự nhiên X mà X + 8 = 8

Tập họp c các số tự nhiên X mà X . 0 = 0

Tập họp D các số tự nhiên X mà X . 0 = 7.

Câu 30. Viết các tập họp sau và cho biết mỗi tập họp có bao nhiêu phần tử ?

a] Tập họp các số tự nhiên không vượt quá 50

b] Tập họp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.

Câu 31. Cho A = { 0 }. Có thể nói rằng A = Ø hay không ?

Câu 32. Viết tập họp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập họp B các số tự nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng kí hiệu c để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.

Câu 33. Cho tập họp A = { 8 ; 10 }. Điền kí hiệu ∈,⊂ hoặc = vào chỗ vuông :

a] 8 …… A ;

b] { 10 }…… A ;

c] {8;10} …… A

Câu 34. Tính số phần tử của các tập họp :

a] A ={ 40; 41; 42;… ;100 }

b] B = {10; 12; 14;…;98 }

c] C ={35; 37; 39;… ; 105 }.

Câu 35. Cho hai tập họp: A = { a, b, c, d }, B = { a, b }.

Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập họp A và B

Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập họp A và B.

Xem thêm Số phần tử của một tập hợp.

Tập hợp con -Phần 2 tại đây.

Đáp án

Câu 29.

a] Ta có x – 5 = 13 => x = 18 Vậy

Tập hợp A có một phần tử

b] Ta có  x + 8 = 8 => x = 0 . Vậy

Tập hợp B có một phần tử

c] Ta có x . 0 = 0 => x ∈ N . Vậy C = N

Tập hợp C có vô số phần tử.

d] Không có giá trị nào của c thỏa mãn x . 0 = 7 . Vậy D =∅

Tập hợp D không có phần tử nào.

Câu 30.

a] Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50 :

Tập hợp A có [ 50 – 0] + 1 = 51 phần tử

b] Vì 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số tự nhiên nào lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.  Vậy B = ∅

Tập hợp B không có phần tử nào.

Câu 31. Không thể nói A = ∅ vì tập hợp rỗng không có phần tử nào trong khi tập hợp A có một phần tử là 0.

Câu 32.

Tập hợp  A={012345

Tập hợp  B={01234567

Ta có A ⊂ B

Câu 33.

a] 8 ∈ A                       b] {10⊂ A                    c] {8;10A

Câu 34.

a] Tập hợp A gồm các số tự nhiên liên tiếp từ 40 đến 100 nên số phần tử của A là [ 100 – 40] +1 = 61

Vậy tập hợp A có 61 phần tử.

b] Tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn liên tiếp từ 10 đến 98 nên số phần tử của B là : [98 – 10 ] : 2 + 1 = 88 : 2 + 1 = 45

Vậy tập hợp B có 45 phần tử

c] Tập hợp C gồm các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ 35 đến 105 nên số phàn tử của tập hợp C là : [ 105 – 35] : 2 +1 = 36

Vậy tập hợp C có 36 phần tử

Câu 35.

a] Ta có B ⊂ A

b]

Related

Video liên quan

Chủ Đề