Tại sao Việt Nam lại học nhiều

Xếp hạng của OECD đánh giá Việt Nam vượt Mỹ 16 bậc - Ảnh: Đ.N.T

Bài viết trên của tác giả Andreas Schleicher, Giám đốc giáo dục và kỹ năng của OECD. Ông nhận định rằng thành quả kể trên làm kinh ngạc cả các quan chức Việt Nam lẫn các nhà quan sát quốc tế. Theo ông, có 3 nguyên nhân giúp đóng góp cho kết quả ấn tượng này: sự quan tâm của giới lãnh đạo, chương trình giảng dạy tập trung và đầu tư vào giáo viên. 

Thanh Niên Online xin dịch lại bài phân tích của Andreas Schleicher đăng trên BBC.

Chi tiêu cao cho giáo dục

Bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu của OECD được công bố hồi tháng 5 vừa qua, kiểm tra trình độ môn toán và khoa học của học sinh 15 tuổi. Cuộc đánh giá được thực hiện ở 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức khoảng 1/3 thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 12, trên cả Mỹ [thứ 28], New Zealand [thứ 17] và Úc [thứ 14]. Dẫn đầu bảng xếp hạng là Singapore, sau đó tới Hồng Kông và Hàn Quốc.

Các quan chức cấp cao của Việt Nam luôn trăn trở về những thách thức mà họ phải đối mặt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo lớp trẻ. Rất ít quốc gia thể hiện lối tư duy cầu tiến và sự quyết đoán trong lĩnh vực này như ở Việt Nam.

Bộ GD-ĐT Việt Nam đã thiết kế một chương trình dài hạn, hăng hái học hỏi từ các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất cách triển khai kế hoạch đó cho thành công và sẵn sàng hỗ trợ về mặt tài chính khi cần thiết.

Gần 21% trong số tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ năm 2010 là dành cho giáo dục. Các nhà giáo dục ở đất nước này cũng tạo ra một chương trình giảng dạy tập trung vào việc huấn luyện học sinh hiểu được những kiến thức nòng cốt và thành thạo những kiến thức đó.

Điều này khác biệt với chương trình giảng dạy đề cao mở rộng kiến thức nhưng không tìm hiểu sâu ở rất nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ. Và đó cũng là lý do tại sao nhiều học sinh Việt Nam vượt trội.

Không chỉ là học vẹt

Học sinh Việt Nam không chỉ được yêu cầu học thuộc lòng những gì được dạy ở lớp, các em cũng phải áp dụng những kiến thức đó trong những tình huống khác.

Học sinh trao đổi sau một kỳ thi - Ảnh: Đ.N.T

Trong các lớp học Việt Nam, kỷ luật rất nghiêm ngặt. Giáo viên đặt ra những câu hỏi mang tính thử thách cao cho học sinh. Giáo viên tập trung vào dạy kỹ lưỡng, rõ ràng không quá nhiều kiến thức để giúp học sinh tiến bộ.

Ngoài ra, ở Việt Nam nghề giáo rất được tôn trọng, cả ở trong xã hội và lớp học. Đó có thể là yếu tố truyền thống, cùng lúc cũng phản ảnh sự đề cao vai trò của giáo viên trong hệ thống giáo dục. Vai trò đó không chỉ gói gọn trong việc giảng bài trên lớp, quan tâm đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống của học sinh và hỗ trợ các em. Ở Việt Nam, giáo viên được mong đợi phải đầu tư để trau dồi nghề nghiệp của chính họ và làm việc với mức độ tự chủ về mặt nghề nghiệp rất cao.

Trên thực tế, những giáo viên dạy toán, nhất là ở những ngôi trường còn chịu nhiều thiệt thòi, lại trau dồi nghề nghiệp hơn ở các nước trong OECD nếu đem tính bình quân.

Bên ngoài trường học

Những giáo viên này biết cách để tạo ra môi trường học hành tích cực, duy trì kỷ luật trong lớp học và giúp xây dựng thái độ học hành tích cực ở học sinh.

Phụ huynh - những người luôn đặt kỳ vọng cao lên con cái - cũng góp phần quan trọng. Xã hội Việt Nam, vốn luôn coi trọng giáo dục và sự nỗ lực, là một yếu tố thuận lợi khác.

Những gì mà Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực giáo dục sau một quãng thời gian ngắn như vậy quả là kỳ tích. Tuy nhiên, có đến 37% học sinh 15 tuổi ở Việt Nam không đến trường. Và thách thức đặt ra hiện nay là đưa số thiếu niên đó vào guồng. Kết quả cuộc kiểm tra chỉ đánh giá dựa trên những em đến lớp, không đề cập gì đến những thiếu niên không đi học.

Chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên hàng đầu phổ cập giáo dục cho tất cả giới trẻ và đến nay, hệ thống giáo dục đã thành công trong việc lôi cuốn những trẻ em thiệt thòi, cho các em được bình đẳng trong giáo dục.

Gần 17% học sinh 15 tuổi nghèo nhất ở Việt Nam nằm trong nhóm 25% những học sinh đạt kết quả cao nhất của tất cả các quốc gia và nền kinh tế tham gia cuộc kiểm tra Pisa của OECD. Để so sánh, con số trung bình các học sinh thiệt thòi ở các nước OECD được đánh giá là “không dễ nản lòng” chỉ ở mức 6%.

Sử dụng kiến thức

Nhưng đạt được và duy trì chất lượng là điều khó hơn rất nhiều so với tăng cường số lượng. Việt Nam sẽ phải cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến chất lượng khi mở rộng đưa kiến thức đến với nhiều trẻ em hơn.

Kinh nghiệm ở các nước đi đầu trong lĩnh vực giáo dục đã cho thấy sự vượt trội thường đi chung với việc để cho các trường học được tự chủ trong chương trình giảng dạy và thi cử.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là một yếu tố thuận lợi thúc đẩy giáo dục Việt Nam - Ảnh: Đ.N.T

Với Việt Nam, điều này có nghĩa là tìm cách cân bằng giữa sự chỉ đạo từ trung ương với một môi trường linh hoạt và tự chủ cho từng trường.

Ngoài ra, để gặt hái được thành quả tốt nhất từ việc đầu tư cho giáo dục, Việt Nam phải thay đổi không những là ở nguồn cung cấp kiến thức mà còn ở nhu cầu sử dụng các kiến thức đó.

Một đánh giá gần đây đã cho rằng Việt Nam sẽ gặt hái gấp 3 lần GDP hiện nay vào thời điểm 2095 nếu đến năm 2030, tất cả trẻ em đều được đến trường cấp 2 và học được tối thiếu là kiến thức căn bản ở môn toán và khoa học. Thêm một điều kiện không thể thiếu khác: nếu thị trường lao động có thể thu nạp và sử dụng hết tất cả những tài năng đó.

Nếu Việt Nam không tạo ra được một thị trường lao động đòi hỏi kỹ năng cao, những người Việt Nam được đào tạo tới nơi tới chốn sẽ chọn chỗ khác để phô diễn kỹ năng của mình. Tự do hóa thị trường lao động phải được Việt Nam tính tới cùng lúc với việc xây dựng đội ngũ lao động tay nghề cao. 

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có rất nhiều thách thức nhưng Việt Nam đã chứng minh rằng đất nước này sẵn sàng và hăng hái chấp nhận cũng như đối mặt với thách thức.

Tin liên quan

28/04/2019, 12:55 GMT+07:00

Đáng buồn thay, Việt Nam được xem là một quốc gia có thu nhập khá thấp so với các nước khác, thế nhưng nước Việt vẫn luôn khiến cho cộng đồng ngoại quốc nhiều lần bất ngờ vì nền giáo dục "kỳ lạ của mình. Bằng chứng là các bạn trẻ Việt luôn hoàn thành xuất sắc các bài kiểm tra học thuật trình độ quốc tế ngang với các nước phát triển.

Người ta cho rằng, kinh tế của một quốc gia và trình độ học vấn, cách mà học sinh làm các bài kiểm tra đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ấy thế mà, với một đất nước có GDP bình quân đầu người chỉ bằng một phần nhỏ của Hoa Kỳ lại sở hữu nền giáo dục đáng ngưỡng mộ và vẫn chưa ai biết vì sao Việt Nam lại kỳ lạ như vậy.

Điểm số của học sinh Việt luôn gây bất ngờ

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra vài phương pháp thử nghiệm để kiểm tra xem thực lực của học sinh Việt Nam. Trong đó có một bản thử nghiệm TIMSS, và bất ngờ thay, kết quả cho thấy Việt Nam thực sự vượt trội so với các nước có GDP tương đương.

Năm 2014, trong một nghiên cứu của Oxford Young Lives đã chỉ ra rằng Việt Nam có lợi thế về mặt giáo dục đó là vì việc học tập của họ được bắt đầu khá sớm. Một đứa trẻ 5 tuổi ở Việt Nam so với đồng trang lứa ở các quốc gia khác đã có kết quả học tập và nhận thức lanh lợi hơn nhiều, khoảng cách ấy dần tăng theo mỗi năm khi học sinh Việt chạy theo các mô hình kiến thức nâng cao hơn.

Nghiên cứu đó cũng cho rằng: "Một năm học tiểu học ở Việt Nam hiệu quả hơn về mặt kỹ năng so với một năm học ở Peru hoặc Ấn Độ."

Điều này đã dấy lên một thắc mắc: "Tại sao năng suất học tập mỗi năm ở mỗi quốc gia khác nhau lại có sự chênh lệch lớn như vậy? Đơn giản hơn là tại sao nền giáo dục ở một số nước lại có thể tốt đến như vậy?"

Trong một bài báo của Ngân hàng Thế giới, các nhà nghiên cứu Suhas D. Parandekar và Elisabeth K. Sedmik vẫn cố gắng đi tìm câu trả lời. Họ đã áp dụng Chương trình Đánh giá sinh viên Quốc tế [PISA] và sử dụng điểm số từ năm 2012.

Tham gia PISA bao gồm 8 quốc gia, trong số đó Việt Nam là quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất, chỉ ở mức 4.098 đô la. Thế nhưng quốc gia này vẫn có số điểm học tập và kiểm tra vô cùng cao, hơn cả các quốc gia đang phát triển khác. Thậm chí ngang với Phần Lan, Thụy Sĩ, những nước được cho là có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

Lý giải vì sao người Việt luôn có kết quả tốt trong học tập

Sau khi áp dụng chương trình PISA, họ đã suy xét những khía cạnh khác như lý lịch, kinh nghiệm học tập và hệ thống trường học để xem Việt Nam đang làm gì với học sinh của mình. Kết quả là "sự khác biệt về văn hóa" có thể lý giải được phần nào.


Việc học của người Việt thường bắt đầu ở độ tuổi còn nhỏ

Sinh viên Việt Nam thường tập trung hơn và nghiêm túc hơn trong lúc học tập ở trường. Họ ít khi đi trễ cũng như cúp học, chưa kể đến họ còn dành chút thời gian còn lại để học thêm các khóa học bên ngoài. 

Bên cạnh đó, phụ huynh Việt Nam cũng trực tiếp tham gia vào việc học tập của con cái, giúp đỡ chúng hoặc đầu tư về mặt giáo dục quốc tế ngay từ nhỏ. Mặc dù kinh tế là một bất lợi, nhưng Việt Nam vẫn đảm bảo được môi trường học cũng như áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

Một số gương mặt xuất sắc

Chris Khoa Nguyễn

Có lẽ các bạn vẫn chưa quên anh chàng tài giỏi sinh năm 1994 này. Không chỉ sở hữu sự điển trai, mà lý lịch của anh bạn cũng là điều khiến nhiều người chú ý. Thông thạo được 7 thứ tiếng, từng thực tập tại 8 ngân hàng danh giá ở nhiều nước, được các công ty lớn như Google, Apple, Goldman Sachs, BlackRock, Ngân hàng Anh và HSBC mời về làm việc.

Nguyễn Quỳnh Anh

Quỳnh Anh hiện đang là du học sinh của Đại học Quốc tế Kyoto, Nhật Bản. Nhưng thành tích ở cấp 3 cũng rất đáng để tuyên dương, cô bạn từng đại Giải khuyến khích Olympic cấp cụm Ba Đình về tiếng Anh lúc lớp 10, ngay sau đó đã đạt được giải nhì lúc học lớp 11, giải ba tiếng Anh cấp Thành phố Hà Nội lớp 12,...

Tại Nhật, cô bạn cũng không ngừng thể hiện kỹ năng xã hội và tham gia các hoạt động và được nhà trường trao tặng giải thưởng Nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc năm 2017. Cùng năm đó, Quỳnh Anh cũng "tiện tay" ẵm luôn danh hiệu Hoa khôi du học sinh Việt tại Nhật Bản - Miss VYSA.

Nhiều người cũng cho rằng chúng ta giỏi nhất là về số học đó. Bạn có đồng ý rằng học sinh Việt thực sự rất giỏi hay không? Chứ YAN tin rằng học sinh Việt Nam không phải dạng vừa đâu nha.

Video liên quan

Chủ Đề