Tại sao phải đăng ký biện pháp bảo đảm

Pháp luật dân sự quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm những nội dung gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Đăng ký biện pháp bảo đảm được áp dụng đối với trường hợp nào? 

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 [ BLDS] quy định Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8. Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.

Xem thêm: Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

Lưu ý: Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

– Thế chấp tàu biển.

Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm

Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP cho phép cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

– Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

– Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;

– Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

– Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;

– Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;

– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

– Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.

Lưu ý:

– Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định nêu trên, người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

– Nộp trực tiếp;

– Qua đường bưu điện;

– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Thời hạn theo quy định này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [Ủy ban nhân dân cấp xã] hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm

Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

+ Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

– Qua đường bưu điện;

– Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

Trên đây là nội dung Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? theo quy định của pháp luật hiện hành Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm

Một số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

Có thể thấy việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ, công việc là một điều vô cùng cần thiết. Và việc đăng ký các biện pháp bảo đảm sẽ phòng, ngừa được những hành vi vi phạm nghĩa vụ gây hậu quả nghiêm trong trong các giao dịch dân sự. Vậy Pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về các biện pháp bảo đảm? Các giao dịch nào cần phải thực hiện đăng ký bảo đảm. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm.

1. Biện pháp bảo đảm là gì? Đặc điểm của biện pháp bảo đảm?

1.1. Biện pháp bảo đảm là gì? 

Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm  đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc  vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ  số tiền  ban đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiện nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.

1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này có nghĩa mỗi biện pháp bảo đảm đều gắn với một hoặc một số nghĩa vụ được bảo đảm, có thể đó là nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ hiện tại. Suy cho cùng thì biện pháp bảo đảm không tồn tại một cách độc lập mà phải gắn liền với nghĩa vụ được bảo đảm.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ . Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.

Xem thêm: Công văn 3788/BTP-ĐKGDBĐ triển khai Thông tư liên tịch 69/2011/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên do Bộ Tư pháp ban hành

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ, điều này có nghĩa không thể áp dụng biện pháp bảo đảm nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ. Đồng thời, pháp luật quy định cụ thể về hình thức của các biện pháp bảo đảm.

Tại Điều 292, Bộ luật Dân sự 2015: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

“1.Cầm cố tài sản.

2. Thế chấp tài sản.

3. Đặt cọc.

4. Ký cược.

5. Ký quỹ.

Xem thêm: Công văn 498/CĐKGDBĐ-QLNV năm 2014 hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản do Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm ban hành

6. Bảo lưu quyền sở hữu.

7. Bảo lãnh.

8.Tín chấp.

9. Cầm giữ tài sản.”

Ta có thể thấy: Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Đồng thời trong trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định của pháp luật ta có thể hiểu được một số khái niệm về biện pháp bảo đảm tại Điều luật trên. Tuy nhiên để nắm rõ được những quy định cụ thể thì bạn đọc có thể tham khảo tại Phần thứ ba, Bộ luật dân sự 2015.

+ Cầm cố tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên cầm cố] giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận cầm cố] để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

+ Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp].

+ Đặt cọc là việc một bên [sau đây gọi là bên đặt cọc] giao cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận đặt cọc] một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác [sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc] trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Công văn 5328/BTP-ĐKGDBĐ năm 2011 về xác định đối tượng được miễn lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp

+ Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.

+ Bảo lãnh là việc người thứ ba [sau đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

+ Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

+ Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền [sau đây gọi là bên cầm giữ] đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Như vậy có thể thấy biện pháp bảo đảm có vài trò quan trọng nhằm thúc đẩy các bên tham gia các giao dịch dân sự nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình, giúp cho các bên có quyền bảo đảm được quyên lợi của mình một cách tối ưu. Khi pháp luật giao dịch bảo đảm được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp các bên chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ an tâm trong giao dịch, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên, hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý khi các bên xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

1.3. Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1. Điều 3, Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm: “1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;”

Qua điều luật ta có thể thấy được: 

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định.  Nếu trong trường hợp luật định phải đăng ký biện pháp bảo đảm mà không đăng ký thì giao dịch bảo đảm sẽ không phát sinh hiệu lực.

Xem thêm: Công văn 2831/BTP-ĐKGDBĐ năm 2014 về thực hiện quy định về lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp

Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm phải nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đm, phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp. Trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đồng thời pháp luật đã quy định rất rõ ràng rằng: Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. và Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.

2. Các giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm?

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 4, Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:

“a] Thế chấp quyền sử dụng đất;

b] Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyn sử dụng đất, quyn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c] Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d] Thế chấp tàu biển.”

Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Đặc điểm của giao dịch bảo đảm:

+ Giao dịch bảo đảm được coi như là một bản hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không còn phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.

+ Đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản.

Như vậy, pháp luật quy định cho bên nhận bảo đảm cho ben nhận bảo đảm luôn có quyền áp dụng những  biện pháp bảo đảm cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình khi bị vi phạm. Vì đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc và khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc không thực hiện đúng công việc sẽ gây thiệt hại bằng tiền, nên đối tượng có nghĩa vụ luôn thể hiện trị giá bằng một số tiền.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những cơ chế điều tiết việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, với mục tiêu công bố công khai quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. Qua đó, các cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin để tìm hiểu trước khi xem xét, quyết định giao kết hợp đồng, cho vay vốn. Với vai trò bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, thương mại, đăng ký giao dịch bảo đảm còn làm căn cứ để xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được bảo đảm để thực hiện cho nhiều nghĩa vụ theo thứ tự thời giam công khai hóa, nó tồn tại như một yeu tố tự nhiên trong nền kinh tế thị trường.

Video liên quan

Chủ Đề