Sốc phản vệ pha 2 là gì

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế. Phản ứng đe dọa tính mạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào trong vài giây đến vài phút sau khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng và gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch. Sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong ngay tại chỗ nếu không được điều trị ngay lập tức.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sốc phản vệ chứ không chỉ đơn thuần là do tiêm thuốc vắc xin như nhiều người lầm tưởng.

Thuốc là nguyên nhân gây sốc phản vệ hàng đầu cho người bệnh. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, trong da; uống, xông, nhỏ mắt, đặt âm đạo hay thuốc bôi ngoài da ..đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ cho người bệnh, hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ β lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…

Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý

Những loại thức ăn có nguồn gốc động thực vật có thể gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, lạc, đậu nành, các loại hạt và các chất phụ gia.…

Khi bị các loại côn trùng như ong đốt; rắn, rết, bọ cạp, nhện… cắn thì lượng độc tố trong nọc côn trùng tiết ra sẽ gây nên sốc phản vệ cho nạn nhân.

Các nguyên nhân khác như phấn hoa, nhựa cây,…

Triệu chứng của sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể mang rất nhiều triệu chứng. Rất nhiều trường hợp xảy ra với tất cả các triệu chứng dị ứng mặc dù phản ứng phản vệ ở mỗi người khác nhau. Đó là bởi vì một số triệu chứng có thể xuất hiện cùng một lúc. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Da ngứa hoặc phát ban
  • Chảy nước mũi, hắt hơi
  • Miệng ngứa, họng, khó nuốt hoặc môi và lưỡi sưng
  • Chân tay sưng
  • Ho
  • Chuột rút hoặc tiêu chảy
  • Nôn mửa nhiều

Một số triệu chứng của sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay bao gồm:

  • Khó thở hoặc thở khó chịu
  • Đau ngực hoặc tức
  • Huyết áp thấp
  • Mạch yếu và nhanh
  • Chóng mặt
  • Lẫn lộn.

Các triệu chứng của sốc phản vệ có thể xấu đi rất nhanh chóng. Lúc đó, người bệnh cần được điều trị trong vòng 30 đến 60 phút vì các triệu chứng đôi khi có thể gây tử vong.

Những dấu hiệu báo động cho cơn sốc phản vệ thường sẽ lặp đi lặp lại, ví dụ như:

  • Các triệu chứng xuất hiện vài phút sau khi bạn chạm vào hoặc ăn những thứ gây dị ứng
  • Một số triệu chứng xuất hiện cùng một lúc. Ví dụ, phát ban, sưng và ói mửa
  • Cơn đầu tiên của triệu chứng biến mất, nhưng sau đó có thể trở lại từ 8 giờ đến 72 giờ
  • Chỉ một triệu chứng duy nhất xuất hiện lặp đi lặp lại trong nhiều giờ.
Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp con người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơn

Quá trình diễn biến sốc phản vệ

Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến là nhẹ, trung bình và nặng

Với những triệu chứng đau đầu, sợ hãi, chóng mặt, có thể có nổi mày đay, mẩn ngứa, phù Quincke, nôn hoặc buồn nôn, đau bụng, đái ỉa không tự chủ, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, khó thở.

Bệnh nhân hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran khắp người, khó thở, co giật, đôi khi hôn mê, đau bụng, da tím tái, niêm mạc nhợt, đồng tử giãn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được.

Xảy ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ chớp nhoáng. Người bệnh hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, mạch huyết áp không đo được, tử vong sau vài phút, hãn hữu kéo dài vài giờ.

Chú ý những diễn biến muộn xảy ra sau sốc phản vệ như viêm cơ tim dị ứng, viêm thận, viêm cầu thận. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong. Có trường hợp sốc phản vệ đã được xử lý nhưng 1-2 tuần sau đó xuất hiện hen phế quản, mày đay, phù Quincke tái phát nhiều lần.

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất lạ vào cơ thể và phụ thuộc vào thời gian xử lý điều trị. Những dấu hiệu sớm cần lưu ý: ngứa bàn tay, chân, tê môi, lưỡi, khó thở, nhịp tim nhanh, cảm giác bồn chồn, hốt hoảng.

Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh và gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là dẫn tới tử vong

Tìm hiểu về sốc phản vệ sẽ giúp con người phòng vệ và biết cách xử trí tốt hơnLàm gì để phòng tránh bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Vì vậy, bạn hãy lưu ý những điều sau để phòng tránh bị sốc phản vệ:

– Nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi được đơn thuốc vì những người như bạn sẽ rất dễ bị dị ứng khi dùng thuốc. Hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc giải dị ứng.

– Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi, tê lưỡi.. hãy nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ.

– Sau khi tiêm thuốc xong nên ở lại phòng tiêm khoảng 15-30 phút, không nên ra về ngay đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn với tùy cơ địa từng người.

– Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.

– Khi ăn đồ ăn lạ, nên thử một lượng nhỏ để xét phản ứng của cơ thể. Chờ sau 24 giờ mới nên ăn lại nếu không thấy hiện tượng gì bất thường. Với những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc do ăn uống những đồ có chất lạ.

Làm gì khi bị sốc phản vệ?

Trong thời gian chờ đợi y bác sĩ cấp cứu hãy thực hiện các thao tác sau:

  • Đặt người bệnh nằm ở tư thế chân cao hơn đầu
  • Nới lỏng quần áo và đắp chăn cho người bệnh
  • Nếu người bệnh bị nôn hay chảy máu từ miệng, hãy lật người bệnh nằm nghiêng để phòng sặc
  • Nói chuyện liên tục với bệnh nhân để bệnh nhân giữ được nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê
  • Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân

Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ phải được thực hiện ở nơi có đầy đủ y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Vì vậy, hãy ngay lập tức đưa những người có biểu hiện sốc phản vệ đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.

1. Nguyên nhân gây sốc phản vệ Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng.

1.1. Danh mục các thuốc gây sốc phản vệ

- Kháng sinh: Penicillin, streptomycin, ampicillin, vancomycin, amoxycillin, chloramphenicol, cephalosporin, tetracycline, cefotaxime, sulfamethoxazol + Trimethoprim, neomycin, kanamycin, erythromycin, lincomycin, polymycin B, gentamycin. - Các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, ibuprofen, indomethacin. - Các vitamin: vitamin C tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp ở nước ta, tiếp sau là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm. - Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan. -Thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain, thiopental. - Thuốc cản quang có iôt: visotrat. - Các hormon: insulin, ACTH, vasopressin. - Các loại vacxin, huyết thanh: vaccin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh kháng bạch cầu, uốn ván. - Các thuốc có phân tử lượng thấp: dextran, gamma globulin, dịch chiết phủ tạng. - Các enzym: trypsin, chymotrypsin. - Các thuốc khác: tiemonium, chlorpromazine hydrochloride, paracetamol, paracetamol-codein.


1.2. Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ

- Thức ăn: Có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v… - Nọc côn trùng: sốc phản vệ xảy ra do ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn. Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ do côn trùng và do các nguyên nhân khác [thuốc - thực phẩm] về cơ bản giống nhau.


2. Triệu chứng của sốc phản vệ

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện: Cảm giác khác thường [bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…], tiếp đó có các biểu hiện sau: – Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke. – Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được. – Khó thở [kiểu hen, thanh quản], nghẹt thở. – Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ. – Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê. – Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.


3. Xử Trí sốc phản vệ

Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế [1999].

3.1. Xử trí ngay tại chỗ

- Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên [thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…] - Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. - Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. *Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau: + 1/2 -> 1 ống ở người lớn, không quá 0,3ml ở trẻ em [ống [1ml] + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg] hoặc Adrenaline 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. + Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần [nằm nghiêng nếu có nôn]. + Nếu sốc quá nặng đe dọạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 [pha loãng 1/10] qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

3.2. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Xử trí suy hô hấp: * Thở ôxy mũi, thổi ngạt. * Bóp bóng Ambu có oxy. * Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn. * Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút. Có thể dùng: Terbutaline 0,5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở. - Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp [khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg]. - Các thuốc khác : * Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone. * Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch [có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở]. Dùng liều cao nếu sốc nặng [gấp 2- 5 lần]. * Natriclorua 0,9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em. * Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch. - Điều trị phối hợp: * Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá * Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. Chú ý: * Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định. * Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi. * Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin [hoặc máu nếu mất máu] hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có. * Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt. * Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết. * Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc [tổng cộng: 07 khoản] 1. Adrenaline 1mg – 1mL: 2 ống 2. Nước cất 10 mL: 2 ống 3. Bơm tiêm vô khuẩn [dùng một lần]: 10mL: 2 cái và 1mL 2 cái 4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon [Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống]. 5. Phương tiện khử trùng [bông, băng, gạc, cồn] 6. Dây garo. 7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế

ThS. BS. Phạm Đăng Hải
Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề