Nguyễn thanh phượng đang ở đâu

Chụp lại hình ảnh,

Bà Phượng là con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái duy nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt [Viet Capital Bank] theo thông tin vừa được ngân hàng này công bố hôm 19/2.

Trên trang web chính thức của ngân hàng, ở mục ‘Cơ cấu tổ chức’, tên bà Phượng được đặt ở vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng.

Như vậy là chỉ sau hơn ba tháng kể từ khi bà Phượng bước chân vào Hội đồng quản trị của ngân hàng Bản Việt, bà đã trở thành lãnh đạo cao nhất của ngân hàng hiện có số vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng này.

Người tiền nhiệm ở vị trí chủ tịch, ông Đỗ Duy Hưng, hiện giữ vị trí tổng giám đốc ngân hàng.

Như vậy với cương vị mới này, người phụ nữ vừa qua tuổi 30 đã nắm giữ vị trí cao nhất ở cả bốn công ty trong các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và đầu tư tài chính – tất cả đều mang thương hiệu Bản Việt [Viet Capital].

Quá trình thăng tiến của bà Nguyễn Thanh Phượng ở Ngân hàng Bản Việt diễn ra hết sức thuận lợi và chóng vánh.

Tiền thân của Ngân hàng Bản Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, hay còn được gọi là Gia Định Bank.

Vào tháng Bảy năm ngoái, Ngân hàng Gia Định đã tiến hành bán 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu để tăng thêm 1.000 tỷ đồng vốn điều lệ, từ 2.000 thành 3.000 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Phượng lúc đó nắm vai trò tư vấn cho đợt phát hành cổ phiếu này.

Sau đó, đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng Gia Định được triệu tập vào ngày 3/11 năm 2011 đã thông qua ba quyết định quan trọng: tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ; đổi tên ngân hàng thành Bản Việt và bầu bổ sung bà Nguyễn Thanh Phượng vào Hội đồng quản trị.

Đến ngày 9/1 năm nay, Ngân hàng Gia Định đã chính thức thay đổi thương hiệu thành Ngân hàng Bản Việt.

Còn tại công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt [Viet Capital Asset Management] mà bà Phượng hiện cũng là chủ tịch Hội đồng quản trị, tháng 11 năm ngoái, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng thông báo chấp thuận giao dịch cổ đông lớn dẫn đến thay đổi tỷ lệ sở hữu tại công ty này.

Theo đó, ông Trần Bảo Toàn đã chuyển nhượng số cổ phần của ông chiếm hơn 16% vốn điều lệ của công ty cho bà Nguyễn Thanh Phượng để bà Phượng nắm đến hơn 43% cổ phần của công ty này.

Sau khi chuyển nhượng, ông Toàn đã không còn nắm cổ phần nào còn bà Phượng nắm gần 6,5 triệu cổ phần của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt hiện có vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Bản Việt của bà Phượng cũng đã leo từ vị trí thứ tám trong nửa đầu năm 2011 lên vị trí thứ tư nửa cuối năm trong số 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới giao dịch trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu do Sở giao dịch chứng khoán thành phố công bố hồi đầu năm nay.

Chụp lại hình ảnh,

Ở độ tuổi ngoài 30, bà Phượng đã đứng ngang hàng cùng các doanh nhân hàng đầu Việt Nam

Bà Phượng sinh năm 1980 tại tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng đã từng là Bí thư Tỉnh ủy. Bà theo học ngành Tài chính – Ngân hàng tại Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

Ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, bà Phượng đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong suốt thời học trung học, bà Phượng liên tục làm chi đội trưởng đội thiếu niên tiền phong và bí thư đoàn thanh niên cộng sản, các tổ chức chính trị cho thanh thiếu niên Việt Nam.

Bà được cho là đã có bằng thạc sỹ quản trị tài chính tại Đại học Geneva, Thụy Sỹ.

Bên cạnh chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị tại bốn công ty kể trên, bà Phương hiện cũng đang theo đuổi chương trình nghiên cứu sinh của Học viện công nghệ châu Á AIT.

Năm 2008, lúc 28 tuổi, bà Phượng đại diện cho nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội.

Tin bà Phượng trở thành chủ tịch Ngân hàng Bản Việt đã được báo mạng Dân trí đưa và được báo Người lao động dẫn lại.

Báo Dân trí đưa tên bà Phượng lên tiêu đề theo hướng bà là một nhân vật nổi tiếng ai cũng biết: ‘Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch Viet Capital Bank’.

Tuy nhiên, trong bản tin này, Dân trí không hề nhắc đến việc bà Phượng là con gái của Thủ tướng Dũng.

Việc báo chí đưa tin về chức vụ của bà Phượng là trường hợp hiếm hoi trên báo chí chính thống của Việt Nam vốn it́ khi đưa tin bổ nhiệm hay nhậm chức ở các các tập đoàn, các công ty.

Ngoài bà Phượng không tham gia bộ máy nhà nước, hai người anh em của bà đều có vị trí trong chính quyền hiện nay.

Anh trai bà, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sỹ ở Mỹ. Ông Nghị được bầu làm ủy viên trung ương Đảng dự khuyết và được cha bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Xây dựng vào cuối năm ngoái.

Em út của bà, ông Nguyễn Minh Triết, theo học kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary ở Anh.

Sau khi về nước, ông Triết đang làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Phu quân của bà Phượng cũng là một nhân vật tiếng tăm trong giới tài chính Việt Nam: ông Nguyễn Bảo Hoàng, tổng giám đốc IDG Ventures Việt Nam – một quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin – kể từ năm 2003.

Hai vợ chồng ông bà kết hôn vào năm 2008

Ông Bảo Hoàng, hay còn được gọi là Henry Nguyễn, là con trai của một gia đình quan chức của Việt Nam Cộng hòa chạy sang Mỹ vào năm 1975. Ông lớn lên ở Mỹ và có bằng văn chương của Đại học Harvard.

Từng có quốc tịch Mỹ nhưng hiện nay ông Hoàng mang quốc tịch Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn trên báo Người Lao động, bà Phượng nói bà không phủ nhận những lợi thế xuất thân của mình nhưng cũng cho biết điều đó đã gây rất nhiều áp lực cho bà và thành công của bà là do bà tự đứng trên đôi chân của mình.

Theo dõi những tin tức mới nhất về thị trường chứng khoán Việt Nam, một số chuyên gia nhận định rằng, sau khi vượt đỉnh lịch sử, tuần này chỉ số VN Index sẽ có những biến động mạnh, tiếp tục phiên giao dịch giằng co nhưng có thể lấy lại vị thế tích cực.

Tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng và biến động cổ phiếu VCI

Tin tức mới nhất về hoạt động kinh doanh và khối tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và diễn biến cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt [VCSC] tiếp tục được các nhà đầu tư và dư luận Việt Nam quan tâm.

Theo đó, các kênh tin tức chuyên cập nhật về diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay dành sự chú ý nhất định đến khối tài sản của vợ chồng ông Tô Hải [CEO Chứng khoán Bản Việt – VCSC] và bà Nguyễn Thanh Phượng [Chủ tịch VCSC].

Theo đó, việc thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục thiết lập các mốc đỉnh lịch sử, tăng kỷ lục trong những phiên giao dịch gần đây cùng xu hướng, tâm lý tích cực từ các nhà đầu tư góp phần ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của Chứng khoán Bản Việt cũng như khối tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng cùng lãnh đạo, cổ đông VCSC.

Cụ thể, tuần qua, cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt [VCSC] diễn biến khá  thuận lợi với việc trải qua 4/5 phiên tăng giá, tổng mức tăng trong tuần đạt 3,17% [tương ứng 2.100 đồng/cổ phiếu].

Đồng thời, trong phiên giao dịch cuối tuần, VCI tăng 1,33% lên 68.400 đồng và chỉ cách mức đỉnh đúng 200 đồng/cổ phiếu so với hôm 7/4 vừa qua.

Theo diễn biến phiên giao dịch hôm đầu tuần [hôm nay 12/4], VCI giảm nhẹ từ 68.900 [khi mở cửa] xuống mức 67.200 [tương đương -1,75%] khối lượng đạt 1,210,200 đơn vị.

Với diễn biến cổ phiếu VCI và mức giá giao dịch hiện tại, giá trị tài sản cổ phiếu của bà Nguyễn Thanh Phượng đạt trên 685 tỷ đồng. Con gái nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch của Chứng khoán Bản Việt và cũng là nhà sáng lập VCSC [dù hiện bà Phượng chỉ sở hữu 6,75 triệu cổ phiếu VCI, chiếm tỷ lệ 4,08% và không phải cổ đông lớn của doanh nghiệp, nhưng danh tiếng và sự ảnh hưởng của nữ doanh nhân này đối với Chứng khoán Bản Việt là rất lớn].

Bên cạnh đó, do nắm giữ thêm 14,7 triệu cổ phiếu BVB của Viet Capital Bank và nhờ vào xu hướng tích cực của dòng tiền trên thị trường nên khối tài sản của bà Nguyễn Thanh Phượng có sự thay đổi tương đối khả quan.

Trong khi đó, với mức giá VCI hiện tại, lượng tài sản mà ông Tô Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt [CEO kiêm thành viên Hội đồng Quản trị của VCSC] đạt 2.579 tỷ đồng.

CEO VCSC Tô Hải, hiện đang sở hữu 37,7 triệu cổ phiếu VCI tương ứng 22,78% vốn điều lệ, là cổ đông lớn nhất của Chứng khoán Bản Việt. Vợ của vị doanh nhân này bà Trương Nguyễn Thiên Kim [Trưởng BKS VPR], cũng sở hữu khối tài sản lên tới 601 tỷ đồng. Đáng chú ý, vợ ông Tô Hải cũng là cổ đông lớn ở VCI với tỷ lệ nắm giữ 5,31% cao hơn mức 4,08% của bà Nguyễn Thanh Phượng.

Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đang kinh doanh ra sao?

Thông tin tại Đại hội Cổ đông thường niên 2021 diễn ra chiều 9/4, CEO Tô Hải thừa nhận, Chứng khoán Bản Việt có thể sẽ rời khỏi top 5 công ty chứng khoán đứng đầu thị phần tại Việt Nam nhưng VCSC không áp lực vì xác định công ty tập trung vào tìm kiếm lợi nhuận thực tế chứ không phải đánh bóng tên tuổi.

Báo cáo tại sự kiện này, lãnh đạo của Chứng khoán Bản Việt cho biết, kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu 1.729,5 tỷ đồng, lợi nhuận 951 tỷ đồng, lần lượt tăng 124% và 173% so với năm trước, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu bình quân [ROAE] đạt 17,9%. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và diễn biến thị trường nhiều biến động như hiện nay, theo ông Tô Hải, đây là mức nằm ngoài kỳ vọng của VCSC.

“Vượt kế hoạch là bất ngờ, vì từ trước đến nay, VCI đặt kế hoạch rất sát”, CEO VCSC Tô Hải nhấn mạnh.

Về tình hình kinh doanh Quý I/2021, ông Tô Hải cho biết lợi nhuận thực hiện quý này vào khoảng 360 - 400 tỷ đồng và lợi nhuận chưa thực hiện khoảng 500 tỷ đồng.

Chứng khoán Bản Việt đặt kế hoạch doanh thu năm 2021 là 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.250 tỷ đồng. Nếu đạt được, công ty sẽ lần đầu cán mốc lãi nghìn tỷ và tiếp tục đặt mục tiêu duy trì trong ba năm sắp tới đây.

Theo chia sẻ của lãnh đạo VCSC, động lực tăng trưởng trung hạn của VCSC là các thương vụ tư vấn chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ông Tô Hải cho biết, doanh nghiệp không kỳ vọng nhiều vào mảng này trong năm nay do hiện tượng nghẽn lệnh vẫn chưa được giải quyết, nhưng từ năm sau có thể sẽ bùng nổ với nhiều thương vụ hàng tỷ USD. Năm 2021 này, VCI cũng dự báo có nhiều hoạt động M&A quy mô lớn hơn nhiều, có các thương vụ tỷ USD và tiệm cận tỷ USD.

Trong đó, mảng môi giới, mục tiêu của VCI là nằm trong top thị phần lớn nhất và sẵn sàng đối diện có thể ra khỏi Top 5, dù thị phần có thể về 5 - 6,% nhưng sẽ là công ty chứng khoán có hiệu quả của mảng môi giới có thể lớn nhất. Theo ông Tô Hải phân tích, 1 đồng doanh thu làm 0,5 lợi nhuận, chứ không phải 1 đồng doanh thu chỉ làm 0,1 đồng lợi nhuận như trước.

“Tôi thường bảo với nhân viên, chúng ta làm kinh doanh chứ không phải làm showbiz mà cần đánh bóng tên tuổi”, CEO Tô Hải nhấn mạnh.

VCSC vẫn tìm kiếm và duy trì lợi nhuận ở mảng môi giới, song sẽ có ưu tiên hơn đến các mảng trụ cột như đầu tư, tư vấn, ký quỹ. Lãnh đạo của Chứng khoán Bản Việt nhấn mạnh, công ty sẽ tập trung cho những phân khúc mà những công ty chứng khoán mới nổi không cạnh tranh được, điển hình như môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài.

“Đây là mảng có biên lợi nhuận cao, giá trị giao dịch ổn định và công ty đang dẫn đầu thị phần với 28,5%”, ông Tô Hải nói.

Theo bà Nguyễn Thanh Phượng, việc từ đầu tháng 12/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên theo hệ thống phân loại của MSCI, theo đó, dòng vốn nước ngoài dự báo sẽ quay trở lại trong năm nay.

Theo bà Phượng, thị trường Việt Nam cũng sẽ có tỷ trọng cao hơn trong rổ MSCI các thị trường cận biên. Yếu tố này sẽ hỗ trợ mạnh cho thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.

Theo đại diện Chứng khoán Bản Việt, trong cơ cấu kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp khá đa dạng. Đáng chú ý là mảng ngân hàng đầu tư IB [thế mạnh của VCSC] được cho sẽ tăng trưởng mạnh trở lại, dự báo sẽ có những thương vụ tỷ USD, cận tỷ USD dù năm 2019 – 2020 IB chỉ đóng góp hơn 100 tỷ đồng do tình hình thị trường chung không tốt.

Tuy nhiên, đánh giá tổng quan, lãnh đạo VCSC kỳ vọng quy mô thị trường vào mức 200 triệu USD, quy mô M&A vào mức 2,3 tỷ USD, mảng huy động vốn quy mô 100 triệu USD.

Tại Đại hội cổ đông thường niên, ông Tô Hải cũng cho biết, trong 5 năm qua, VCI có mức sinh lợi vượt trội, năm 2016 là 30%, [gần như gấp đôi các công ty chứng khoán khác].

Các năm 2016-2018 là giai đoạn tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng kép thường 30%. Tuy nhiên, VCSC tăng chững lại trong 2019 – 2020. Mặc dù vậy, mức sinh lợi so với mức chung trên thị trường vẫn ổn định và tích cực. Đối với năm 2021 này, ông Tô Hải cho biết, đây là chu kỳ tăng trưởng mới của Chứng khoán Bản Việt và tập trung 3 năm sẽ tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu mà không cần huy động vốn từ bên ngoài.

Theo ông Tô Hải, Chứng khoán Bản Việt có kinh nghiệm và năng lực đặc biệt là luôn dự đoán đúng thị trường. Cùng với đó, VCSC không chạy theo thị phần vì nếu cứ cạnh tranh bằng hạ giá, giảm phí thì đến khi không giảm được nữa hoặc đối thủ khác giảm mạnh hơn, khách hàng sẽ nhanh chóng rời bỏ mình.

“Nhờ vậy, trong 5 năm gần đây, VCI luôn đạt kế hoạch, trường hợp vượt kế hoạch là thực tế thị trường tốt hơn”, ông Hải cho biết.

Diến biến thị trường chứng khoán Việt Nam tuần này: Sẽ có biến động mạnh?

Với hai phiên giảm điểm cuối tuần giao dịch vừa qua đưa chỉ số chứng khoán VN Index về gần ngưỡng 1.230. Tuần mới này, theo một số chuyên gia thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến ở thế giằng co, khó giữ đà tăng liên tục, thậm chí có thể có biến động mạnh.

Đóng cửa tuần giao dịch từ ngày 5/4 đến ngày 9/4, VN-Index tăng 7,21 điểm [+0,59%] lên mốc 1.231,66 điểm với thanh khoản đạt 82.952 tỷ đồng.

Trong khi đó, chỉ số HN-Index đầu Hà Nội giảm nhẹ 1,1 điểm [-0,37%] xuống mức 293,79 điểm với thanh khoản đạt 14.777 tỷ đồng.

Cùng với đó, dòng tiền có sự phân hóa rõ nét nhưng nhìn chung, sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên các nhóm ngành trên thị trường.

Thống kê sơ bộ cho thấy, có 12/18 nhóm ngành tăng giá trong tuần qua, trong đó đứng đầu là ngành Công nghệ thông tin với các mã tiêu biểu như: SAM [+8,18%], ELC [+4,36%], SRA [+4,26%] và FPT [+2,88%].

Tăng trưởng khả quan tiếp theo là khối ngành ô tô và phụ tùng [+2,76%] với các mã nổi bật như: TMT [+13,84%], TCH [+9,09%] và HAX [+6,54%. Sau đó là Bảo hiểm với các mã tăng đáng kể như MIG [+3,92%], PVI [+3,36%], VNR [+2,50%] và BVH [+0,97%].

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhóm cổ phiếu của Chủ tịch Vingroup tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn tiếp tục duy trì sức hút. Theo đó, các nhà đầu tư ngoại mua ròng đến hơn 2.300 tỷ đồng trên sàn HOSE và phần lớn là đến từ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu VHM [Công ty CP Vinhomes].

Nhận định về thị trường tuần này, ông Trần Xuân Bách, người phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] đưa ra dự báo cho thấy, thị trường có khả năng xuất hiện nhịp điều chỉnh để kiểm định vùng hỗ trợ quanh 1.200 điểm. Bên cạnh đó, vùng kháng cự sẽ dao động từ 1.250-1.265 điểm vẫn đang được xem là vùng cản có thể khiến chỉ số gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiếp cận. Tuần mới từ [12-16/4], thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng giằng co với sự phân hóa mạnh mà theo Bảo Việt – diễn biến sẽ tùy vào báo cáo kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp. Đáng chú ý, giữa tuần, thị trường có thể biến động mạnh khi hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 4/2021 diễn ra.

Trong tình hình này, BVSC khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức từ 65-80%, có thể xem xét bán giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn nếu chỉ số xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.225-1.230 điểm.

“Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán trading giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự 1.250-1.265 điểm”, Chứng khoán Bảo Việt nhận định.

Công ty cổ phần Chứng khoán SSI [SSI] đánh giá, sau khi vượt qua được mốc 1.200 điểm thì mục tiêu tiếp theo trên chỉ số VN-Index sẽ nằm tại vùng 1.350 - 1.400 điểm. Do đó, các đợt điều chỉnh nếu có sẽ tạo cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở vùng giá hợp lý hơn.

Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, giá mục tiêu tiếp theo của VN-Index sẽ là 1.350 điểm.

“Nhà đầu tư nên giữ vị thế mua và tập trung vào các cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng và bất động sản”, KIS Việt Nam khuyến nghị.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB – MBS cho hay, việc thị trường có điều chỉnh cũng là điều dễ hiểu sau chuỗi tăng vừa qua, kết quả kinh doanh quý I/2021 cũng như các thông tin từ mùa đại hội cổ đông sẽ là động lực giúp thị trường sẽ tiếp tục trong sóng tăng thứ 5 về mặt kỹ thuật. Cùng với đó, MBS cũng đánh giá, xét về mặt dòng tiền thì nhịp hồi cuối phiên và việc thị trường có thể hấp thụ lớn hơn lượng hàng T+3 [ngày thanh toán của giao dịch chứng khoán] về tài khoản là mặt tích cực.

Các nhà phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội [SHS] cho rằng, thị trường giao dịch 5 phiên với biên độ trong khoảng 1.230-1.245 điểm và kết tuần vẫn giữ được ngưỡng 1.230 điểm nên tình hình hiện tại vẫn đang nghiêng về trung tính, chưa rõ thị trường sẽ bứt phá theo hướng nào.

“Trên góc độ sóng elliot, VN-Index đã đi gần hết sóng tăng 5 với target 1.250+- điểm và thời gian hoàn thành sóng trong nửa đầu tháng 4/2021. Nên tuần giao dịch tiếp theo sẽ là thời điểm quan trọng để xác nhận thị trường sẽ nối dài sóng 5 lên các ngưỡng cao hơn hay sẽ điều chỉnh với sóng a. Tuần tới cũng là tuần đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30 tháng 4/2021 nên khả năng có biến động mạnh có thể xảy ra, nhà đầu tư cần chú ý điều này”, chuyên gia của SHS cùng chia sẻ quan điểm với Chứng khoán Bảo Việt.

Theo nhóm phân tích của SHS, nếu kết thúc tuần 12/4-16/4, VN-Index không thể đóng cửa trên ngưỡng 1.250 điểm thì có khả năng thị trường sẽ bước vào sóng điều chỉnh a với target gần nhất 1.125+- điểm [fibonacci retracement 50% sóng tăng 5]. Các chuyên gia cũng lưu ý, nhà đầu tư trung hạn đã mua vào trước Tết và nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong phiên 24/3, 25/3, 26/3 quan sát diễn biến thị trường.

“Cần phải canh chốt lời dần nếu VN-Index chạm tới ngưỡng 1.250 điểm trong phiên hoặc canh bán ra nếu VN-Index đóng cửa dưới ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm [MA20] xác nhận sóng tăng 5 kết thúc”, SHS khuyến nghị.

Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] đánh giá, dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu rút khỏi thị trường, đang luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu và giúp cân bằng thị trường trước áp lực chốt lời ngắn hạn. Các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt nhận định rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ dần ổn định trở lại và lấy lại vị thế tích cực trong thời gian tới đây.

Video liên quan

Chủ Đề