Luật pháp bất vị thân có nghĩa là gì

Bài làm

Việt Nam là đất nước của tiếng nói hòa bình, bác ái. Là một đất nước đề cao sự công bằng, bình đẳng, luôn lên tiếng đứng về phía công lí lẽ phải nên tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được sử dụng rộng rãi ở nước ta, là một bài học trong kho tàng tục ngữ vô cùng quý giá và đúng đắn. Vậy câu tục ngữ được hiểu như thế nào?

“Quân pháp bất vị thân”, quân pháp là pháp luật, quy tắc; bất là không; vị thân là thân phậ, vị thế. Do đó có thể hiểu “Quân pháp bất vị thân” la pháp luật của vua không thiên vị ai. Sở dĩ có câu tục ngữ này bởi ngày trước quyền hành hoàn toàn nằm trong tay nhà vua, câu tục ngữ là lời khẳng định về tính công bằng trong hệ thống pháp luật. Pháp luật là những quy tắc để chấn chỉnh trật tự an ninh xã hội nên sẽ không thiên vị bất kì ai, mặc kệ người đó có chức vị hay địa thế gì, chỉ cần có tội nhất định phải xử phạt nghiêm chỉnh theo luật pháp.

Đây là một câu tục ngữ hoàn toàn đúng và đề cao được sự công bằng. Một đất nước phải có sự công bằng giữa con người với con người thì mới có thể hướng tới sự phát triển bền vững. Nếu vì quyền thế mà bỏ qua cho các quan chức thì sẽ khiến bộ máy cai trị nhà nước nhũng nhiễu, thiếu chính xác từ đó chất lượng quản lí giảm sút, khiến xã hội khó có định hướng phát triển bền vững. Còn đối với cá nhân, việc không đảm bảo công bằng sẽ khiến lòng dân hoang mang, không ổn định từ đó dẫn đến sự thiếu đoàn kết trong nội bộ. Mà sức mạnh của một dân tộc xuất phát từ lòng dân. Lòng dân không chắc ắt khó thành việc lớn. Vì thế, đảm bảo sự công bằng trong một đất nước là vô cùng quan trọng và cần thiết, không chỉ để đảm bảo sự phát trển bền vững của xã hội mà còn duy trì thể chế chính trị của một đất nước ổn định. Công bằng là tiền đề để phát triển. Giống như với Liên Xô, xã hội chủ nghĩa bị lật đổ cũng là do hiểu sai ý nghĩa của sự công bằng.

Giải thích câu tục ngữ: Quân pháp bất vị thân

Hệ thống pháp luật xây dựng để đảm bảo kỉ cương của một đất nước. Việc xử phạt nghiêm minh người mắc tội sẽ giúp xã hội ngày càng phát triển và loại bỏ những phần tử xấu. Pháp luật được thực thi nghiêm minh đặc biệt đối với những người đứng đầu trong bộ máy cai trị nhà nước  là điều đặc biệt quan trọng bởi họ là những người đưa ra chủ trương, chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển của cả một đất nước. “Quân pháp bất vị thân” quả thật đã nêu lên một bài học sâu sắc với cuộc sống trong vấn đề thực thi pháp luật.

Việc thực hiện tốt pháp luật là điều vô cùng cần thiết, câu tục ngữ cũng nêu lên được rằng, với pháp luật chỉ có đúng sai chứ không có phân biệt thân phận, chức vụ. Pháp luật nhà nước Việt Nam không dung tha cho bất cứ ai làm trái pháp luật, gần đây nhất bộ trưởng Đinh La Thăng với những hành vi trái pháp luật đã bị khởi tố và bắt giam, từ đây có thể thấy pháp luật không nương tay và để lọt lưới bất cứ tội phạm nào. Không bởi vì quyền thế hay chức vụ, chỉ cần có tội sẽ bị nghiêm minh xử phạt. Việc nghiêm chỉnh xử phạt người có tội là cơ sở để xã hội có thể tồn tại và phát triển. Giả xử, quân pháp không nghiêm chỉnh thì xã hội liệu có thể tiếp tục duy trì?

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài ca dao “Đi cấy”- văn lớp 7

Câu tục ngữ là bài học từ những ngày đầu dựng nước, cha ông ta đã ý thức rõ được vai trò quan trọng của pháp luật. Trước kia khi vua nắm trong tay quyền quyết định mọi chuyện thì câu tục ngữ là lời khẳng định sự công bằng trong việc xử lí kẻ phạm tội với tất cả mọi người là như nhau, hiện nay để phát huy tốt nhất chức vụ của các cơ quan nhà nước, Nhà nước thành lập là vì lợi ích của nhân dân cho nên việc thực thi pháp luật công bằng với mọi người là vô cùng cần thiết. “Quân pháp bất vị thân” là câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích, thể hiện rõ một quan điểm về sự công bằng nghiêm chỉnh trong xã hội. Câu tục ngữ có giá trị lâu dài với con người bởi tính đúng đắn của nó. Mỗi người từ đây cũng cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp góp phần xây dựng xã hội ngày một công bằng văn minh.

Bài làm

Có thể nhận thấy được Luật pháp được đánh giá chính là thứ mà bất kì một quốc gia nào cũng có để quản lý người dân của mình. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy được rằng khi mà một người dân vi phạm pháp luật, họ sẽ phải chịu hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình dù họ có là ai đi chăng nữa. Có lẽ chính vì thế mà các bậc tiền nhân trước cũng đã đưa ra câu nói “Quân pháp bất vị thân” thể hiện sự công bằng trong luật pháp trong cuộc sống.

Đầu tiên ta như phải hiểu được câu Quân pháp bất vị thân” có nghĩa là gì? “Quân pháp” ở đây được hiểu đó chính là luật pháp quốc gia, là những quy chuẩn cao nhất mang tính bắt buộc về đạo đức mà khi đã được đặt ra thì tất cả mọi người dân đều phải tuân theo. Luật pháp của mỗi nước đều đã được biên soạn, chỉnh sửa và đưa ra dựa trên chính đặc điểm về đời sống và con người của quốc gia đó. Có lẽ chính vì thế cho nên không bao giờ có chuyện là luật pháp quá khắc nghiệt hay không phù hợp. Trong xã hội đó mọi người dân đều có thể sống tự do thoải mái trong khuôn khổ những quy định được ghi trong luật pháp đã định rõ vậy. Còn đối với “Vị thân” chúng ta hiểu được đó cũng chính là những người có quyền cao chức trọng trong xã hội hay người thân của những người đó. Còn từ “Bất” có ý nghĩa đó chính là không. Như vậy tóm lại ta có thể hiểu được rằng chính câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được hiểu tức là luật pháp phải được áp dụng và nghiêm túc tuân theo bởi tất cả mọi người dân dù họ có là vua hay hoàng thân quốc thích, quan lại,… trong xã hội phong kiến hay chủ tịch nước, cán bộ Đảng, người thân của họ,… trong xã hội hiện đại ngày nay vậy.

Ta như thấy được rằng chính trong xã hội phong kiến hay xã hội hiện đại ngày nay, một trong những nét nổi bật trong tính cách của người Việt của chúng ta thì luôn luôn trọng tình trọng nghĩa. Có lẽ chúng ta đánh giá được rằng đây là một tính cách vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu nói đến điểm tích cực ở chỗ nó thể hiện mối quan hệ gắn kết, thân thiết giữa người với người. Đồng thời cũng chính từ đó tạo nên một xã hội ấm áp tình người. Song, bên cạnh đó nó cũng đã bộc bạch như sự tiêu cực dễ dàng nhận thấy được ở đây là dường như nó làm cho con người ta khó mà có thể công tâm được. Hay có sự thiên vị. Có lẽ chính vì thế mà câu tục ngữ Quân pháp bất vị thân” ra đời như để răn dạy cũng như là một điều cho tất car mọi người nghe theo. Những người đứng cân công lý thì phải minh bạch còn đối với những người sai trái thì phải hiểu và chấp nhận những điều mình đã gây nên.

“Quân pháp bất vị thân” quả thực là một bài học đúng đắn bởi bản chất của con người là có lần đầu sẽ có lần sau. Ta như thấy được tất cả những việc làm tốt thì không sao nhưng việc xấu hay việc làm phạm pháp nếu cứ xảy ra nhiều lần sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội. Có lẽ chính vì thế mà bất cứ một xã hội nào trên đời thì cũng đềku cần sự phân tâm này một cách rõ ràng và minh bạch nhất.

Ta dường như cũng đã biết được rằng ngay trong nhà nước phong kiến xưa đã có một câu tương đương với “Quân pháp bất vị thân” chính là “Vương tử phạm pháp xử như thường dân”. Và chính nó dường như cũng đã có ý muốn nói không một cá nhân nào trong xã hội nằm ngoài vòng cho phép của luật pháp, dù vua chúa cũng không ngoại lệ. Ngày nay, ta như biết được rằng cho dù là con cháu của vị quan chức cấp cao nào đi nữa thì cũng không được coi thường pháp luật mà thực hiện những hành vi sai trái như sử dụng chất cấm, đua xe trái phép cả. Tất cả phải được xử lý một cách công bằng nhất, không có ngoại lệ chính là một điều hay và độc đáo biết bao nhiêu trong xã hội hiện đại.

Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được đánh giá chính là một tư tưởng và bài học tiến bộ mà ông cha ta đã răn dạy từ lâu nay. Và thực sự nếu tất cả mọi người dân có thể nghiêm khắc mà tuân theo lời dạy thì đất nước sẽ thực sự công bằng hơn.

Minh Nguyệt

Một đất nước phát triển ổn định thì phải là một đất nước có chính trị và pháp luật ổn định chặt chẽ. Một người dân vi phạm pháp luật họ sẽ phải chịu hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình dù là ai là người có chức vụ nào thì cũng phải chịu mọi hình phạt thích đáng. Có lẽ vì thế mà từ xưa ông cha ta mới có câu nói: “Quân pháp bất vị thân” nhằm nói lên sự công bằng trong pháp luật trong xã hội.

Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” được hình thành trên cơ sở sử dụng các yếu tố Hán Việt và ra đời từ thời xa xưa. Nó mang ý nghĩa là pháp luật của vua không thiên vị ai. Ở đây “Quân pháp” chính là luật pháp của quốc gia mang tính bắt buộc mà tất cả mọi người trong quốc gia đó đều phải làm theo, tuân thủ theo. Luật pháp của đất nước đều được soạn thảo dựa trên sự phát triển và cơ sở thực tiễn của đất nước. Pháp luật được biên soạn bao gồm nhiều mặt trong đời sống xã hội như: quyền, trách nhiệm của công dân, những điều cấm, luật kinh tế, giao thông… Nên vì thế mà pháp luật rất dễ đi vào đời sống của nhân dân để mọi người cùng thực hiện và noi theo.

Còn đối với “vị thân” chúng ta hiểu được đó chính là những con người có địa vị có chức quyền trong xã hội. Ở câu tục ngữ “quân pháp” và “vị thân” được nối với nhau bởi từ “bất” nghĩa là không. Như vậy cả câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” nghĩa là pháp luật không trừ bất kỳ ai, dù là người có chức quyền có địa vị như thế nào pháp luật đều được áp dụng và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Từ thời phong kiến cho đến xã hội hiện đại ngày nay người Việt ta luôn coi trọng tình nghĩa vì thế mà câu tục ngữ thể hiện mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người nhưng đó là điểm tích cực. Bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ sự tiêu cực mặc dù nhìn chung cũng có nhiều kẻ có địa vị và bị trừng trị trước pháp luật. Tuy nhiên nó vẫn chưa được áp dụng được hết và chưa hoàn toàn công bằng với tất cả mọi người được. Chính vì vậy câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” ra đời như để răn  dạy cũng như để mọi người noi theo. Bất kỳ ai nếu vi phạm pháp luật đều phải bị trị tội và phải chấp nhận hứng chịu còn những người thi hành pháp luật phải minh bạch công bằng không thiên vị bất kỳ ai dù là những người thân trong gia đình hay những người có địa vị cao.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Bạn đến chơi nhà

Trong xã hội phong kiến, vua là người có địa vị tối cao, có quyền sinh quyền sát trong tay. Ở những vị minh quân trong các triều đại thì họ rất coi trọng việc thực thi pháp luật cho công bằng, từ đó được con dân yêu mến, kính trọng. Khi ấy dù con vua nếu phạm pháp thì cũng xử như thường dân. Khi có công bằng, minh bạch trong việc xử lý những vi phạm thì sẽ tạo được sự răn đe với những người khác và được lòng người dân. Ngày nay, pháp luật càng ngày càng chi phối nhiều mặt trong cuộc sống và mỗi người cần phải nắm được luật để tránh vi phạm. Tuy nhiên nhiều người lấy những lỗ hổng trong pháp luật để lách luật, để làm những điều có hại cho nhiều người khác.

Câu tục ngữ “Quân pháp bất vị thân” quả là một bài học đúng đắn để chúng ta noi theo. Nếu chúng ta nhận được tha thứ cho lần này thì sẽ có lần sau  Nếu việc xấu cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ trở nên hỗn loạn ảnh hưởng rất lớn đến đất nước thế nên không chỉ có Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào đều có luật pháp để áp dụng cho tất mọi người, đề cao sự công bằng, minh bạch. Câu tục ngữ là một trong những quan điểm đúng đắn tiến bộ mà ông cha ta truyền đạt lại cho những thế hệ sau vì vậy chúng ta cần phải tiếp thu phát huy truyền thống tốt đẹp này cần túc thực hiện tuân theo pháp luật để có một xã hội văn minh công bằng phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề