Tại sao phải chớp mắt

98. Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần, mỗi lần 0,2-0,4 giây.

Đừng cho rằng chớp mắt là việc nhỏ không đáng chú ý. Nó là phản xạ thần kinh mà chỉ động vật cao cấp mới có, là sự phát triển hoàn thiện nhất của con người. Phản xạ này giúp bôi trơn nhằm bảo vệ mắt. Nhiều người tưởng rằng chỉ khi khóc hoặc bị bụi rơi vào thì nước mắt mới chảy ra. Trên thực tế, nước mắt không ngừng được tiết ra, được đưa vào kết mạc, chảy ra trên nhãn cầu, tập trung ở khóe mắt, cuối cùng thông qua ống nước mắt và mũi đi vào khoang mũi. Việc chớp mắt khiến cho nước mắt được bôi đồng đều trên giác mạc và kết mạc phía trước nhãn cầu, bảo đảm cho mắt nhuận ướt. Nếu không có nước mắt, giác mạc sẽ khô, đục và không trong suốt nữa. Phần trước của mắt lộ ra trong không khí, bụi bặm, khói và vi khuẩn dễ xâm nhập. Nước mắt có tác dụng rửa trôi bụi, giúp bề mặt nhãn cầu sạch sẽ. Men hòa tan vi khuẩn trong nước mắt còn có thể khống chế vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, chớp mắt còn là sự điều tiết hoạt động của võng mạc và các cơ bên ngoài mắt. Võng mạc là tổ chức thần kinh ở vách trong nhãn cầu, có thể cảm thụ sự kích thích của ánh sáng và phát ra những xung động thần kinh. Nhãn cầu nhờ sự co rút của mi mắt mà phát sinh chuyển động. Nếu chúng ta mở mắt mãi không chớp, võng mạc và các cơ ngoài của mắt phải làm việc liên tục. Việc chớp mắt giúp chúng được nghỉ ngơi một chút.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tên sách: Cơ thể người [10 vạn câu hỏi vì sao]
  • Tác giả: Các nhà khoa học đầu ngành của Trung Quốc
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001
  • Nguồn: vnexpress.net, vnthuquan.net

Chớp mắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt.

  • Tại sao không nên để trứng ở cánh cửa tủ lạnh
  • Tại sao thường ngủ ít?
  • Nâng cao mạng lưới y tế cơ sở, bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
  • Tại sao bạn nên ăn chuối mỗi ngày?
  • 'Cửa sổ tâm hồn' chết dần vì công nghệ

1. Chớp mắt là...?

  • A. Phản xạ có điều kiện

  • B. Phản xạ vô điều kiện

    Chớp mắt là một phản xạ vô điều kiện của con người. Chúng ta chớp mắt là để làm sạch mắt, dưỡng ẩm cho mắt, và để bảo vệ mắt trước sự tấn công từ bên ngoài.

  • C. Cả A và B đều đúng

  • D. Cả A và B đều sai

2. Chớp mắt có tác dụng gì?

  • A. Làm sạch và bảo vệ mắt

  • B. Cải thiện sức khỏe của mắt

  • C. Giúp bộ não thu thập và xử lý thông tin

  • D. Cả 3 đáp án trên

    Làm sạch và bảo vệ mắt: Nhiệm vụ chính của 'cái chớp mắt' là giữ ẩm và bảo vệ cho mắt bằng cách quét sạch các hạt bụi nhỏ hoặc các chất bẩn có thể gây kích ứng mắt. Ngoài ra, mỗi lần chúng ta chớp mắt, một lượng nhỏ nước mắt sẽ được tiết ra làm ẩm giác mạc và giữ cho mắt không bị khô; Cải thiện sức khỏe của mắt: Chớp mắt cũng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho mắt, giữ cho chúng luôn được mạnh khỏe. Chớp mắt còn giúp cho hình ảnh được phản chiếu rõ hơn trên võng mạc, nhờ vậy chúng ta sẽ nhìn được rõ hơn; Giúp bộ não thu thập và xử lý thông tin: Chớp mắt cũng là khoảng thời gian nghỉ, giúp não thu thập và xử lý những thông tin đã nhìn thấy được. Bộ não thậm chí còn có thể tự lựa chọn một thời điểm thích hợp sao cho giảm tối thiểu nguy cơ mất thông tin để thực hiện việc chớp mắt.

3. Trung bình người lớn chớp mắt bao nhiêu lần/phút?

  • A. 2 - 5 lần/phút

  • B. 8 - 11 lần/phút

  • C. 14 - 17 lần/phút

    Trung bình, trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt khoảng 2 lần/phút, trong khi đó người lớn lại chớp mắt 14 - 17 lần/phút.

  • D. 26 - 29 lần/phút

4. Việc chớp mắt sẽ thay đổi theo...?

  • A. Độ tuổi và hoàn cảnh

    Chớp mắt ở trẻ sơ sinh và người lớn cũng khác nhau. Trung bình, trẻ sơ sinh chỉ chớp mắt khoảng 2 lần/phút, trong khi đó người lớn lại chớp mắt 14 - 17 lần/phút. Khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân vì sao dẫn đến sự khác biệt này, tuy nhiên một số giả thuyết cho rằng, trẻ sơ sinh có thể không cần đến nhiều nước mắt như người lớn để làm ẩm và bôi trơn mắt của mình. Tốc độ chớp mắt của mỗi người cũng có thể thay đổi theo từng hoàn cảnh. Ví dụ: Khi bạn xem tivi hay đọc sách, mắt của bạn sẽ chớp ít hơn. Và đặc biệt, mắt bạn sẽ chớp vào thời điểm cuối của mỗi câu, dù rất ít khi bạn để ý tới điều này.

  • B. Độ tuổi và không gian

  • C. Thời gian và không gian

  • D. Thời gian và hoàn cảnh

5. Khi chớp mắt sẽ làm gián đoạn tầm nhìn?

  • A. Đúng

  • B. Sai

    Về mặt lý thuyết, khi chớp mắt có thể gây ra tình trạng gián đoạn thông tin nhìn thấy trong một khoảng thời gian rất ngắn. Tuy nhiên, mắt và não lại có một cơ chế giúp ngăn chặn điều này xảy ra, do đó giúp chúng ta tiếp nhận thông tin một cách liên tục.

  • C. Tùy từng trường hợp

  • D. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này

6. Thành phần chủ yếu của nước mắt?

  • A. Nước

    Nước mắt của con người có vị mặn. Theo các nhà khoa học, 99% thành phần của nước mắt là nước, muối chiếm tỷ lệ 1%. Muối có trong nhiều bộ phận cơ thể như nước mắt, mạch máu, mồ hôi. Thậm chí, lượng muối trong máu còn nhiều hơn cả trong nước mắt.

  • B. Muối

  • C. Protein

  • D. Kháng sinh

7. Cơ quan nào giúp mắt nhìn thấy đồ vật?

  • A. Đồng tử

  • B. Võng mạc

  • C. Não

  • D. Cả 3 đáp án trên

    Mắt được xem là chiếc máy quay phim kỳ diệu, thu nhận hình ảnh về thế giới xung quanh. Theo sách '10 vạn câu hỏi vì sao', mắt nhìn được đồ vật là bởi giữa mắt có lỗ nhỏ được gọi là con ngươi [đồng tử]. Ánh sáng lọt vào con ngươi, xuyên qua thủy tinh thể đi qua võng mạc. Võng mạc chuyển đổi ánh sáng thành các tín hiệu thần kinh đưa tới não. Nhờ đó, con người có thể nhìn thấy sự vật.

8. Khi nào con người ngừng tiết nước mắt?

  • A. Đang nhắm mắt

  • B. Đang ngủ

    Nước mắt là tuyến duy nhất trên cơ thể không bao giờ cạn, trừ khi con người chết. Phía trên nhãn cầu có tuyến lệ, luôn tiết ra nước mắt, trừ khi con người ngủ. Tuy vậy, chúng ta sẽ không cảm thấy được nước mắt luôn chảy vì nước mắt được giàn ra trên bề mặt nhãn cầu, chảy vào xoang mũi qua ống lệ ở góc mắt.

  • C. Đang cười

  • D. Đang ốm

9. Mắt không sợ hiện tượng tự nhiên nào?

  • A. Nắng

  • B. Mưa

  • C. Nóng

  • D. Lạnh

    Mắt là bộ phận trên cơ thể không sợ lạnh, bởi trên mắt có tế bào thần kinh xúc giác và cảm giác nhưng không có tế bào thần kinh cảm giác lạnh. Do đó, dù thời tiết lạnh tới đâu, mắt cũng không cảm thấy lạnh.

10. Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?

  • A. Thiếu tế bào hình nón

    Mắt người cảm nhận màu sắc nhờ có tế bào hình nón. Tế bào này có 3 loại, cảm nhận 3 loại sắc tố cơ bản [đỏ, xanh lục, xanh lam]. Với những tia sáng khác nhau, tế bào hình nón khác nhau phát ra tín hiệu khác nhau, thông báo tín hiệu tới bộ não, nhờ đó con người phân biệt được màu sắc. Người không phân biệt được màu sắc là bởi trong mắt thiếu đi tế bào hình nón chứa loại sắc tố đó.

  • B. Thiếu vitamin

  • C. Đục thủy tinh thể

  • D. Cả 3 đáp án trên

Kết quả: 0/10

Theo Kim Dung/Ngày nay Link Gốc:

Copy Link
//ngaynay.vn/game-news/tai-sao-chung-ta-phai-chop-mat-160941.html

Video liên quan

Chủ Đề