Nhân tố quan trong nhất gây nên quy luật địa ô là gì

Trình bày khái niệm, nguyên nhân, và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới?

Đề bài

Trình bày khái niệm, nguyên nhân, và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Quy luật địa đới.

Lời giải chi tiết

1.  Quy luật địa đới

* Khái niệm

- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.

- Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.

* Biểu hiện của quy luật

a] Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

Các vòng đai

Vị trí

Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng

200C của 2 bán cầu

300B đến 300N

Ôn hòa

200C và 100C của tháng nóng nhất

300 đến 600 ở cả hai bán cầu

Lạnh

Giữa 100 và 00 của tháng nóng nhất

Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới 00C

Bao quanh cực

b] Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

- Các đai khí áp: Gồm 7 khí áp [áp thấp xích đạo, 2 áp thấp ôn đới, 2 áp cao cận chí tuyến, 2 áp cao cực].

- Các đới gió: Gồm 6 đới gió [2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 đông cực].

c] Các đới khí hậu trên Trái Đất

- Trên Trái Đất có 7 đới khí hậu xem kẽ nhau từ xích đạo về hai cực.

- Các đới khí hậu chính trên Trái Đất: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

d] Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:

- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.

- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.

2. Quy luật phi địa đới.

* Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.

- Nguyên nhân:

   + Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

   + Nguồn năng này phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

- Bao gồm hai quy luật: Quy luật đai cao và quy luật địa ô.

* Biểu hiện của quy luật

Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật đai cao và quy luật địa ô.

Quy luật

Khái niệm

Nguyên nhân

Biểu hiện

Đai cao

Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình

Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa

Phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao

Địa ô

Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

- Sự phân bố đất liền và biển, đại dương → Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây

- Núi chạy theo hướng kinh tuyến

Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 - Xem ngay

Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là


A.

sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

B.

sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.

C.

ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

D.

hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 10 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do:

A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

B. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.

C. sự hình thành của các vành đai đảo, quần đảo ven các lục địa.

D. các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. sự phân bố đát liền và biển, đại dương.

Giải thích:

- Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là do:

+ Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây

+ Núi chạy theo hướng kinh tuyến.

Kiến thức mở rộng về quy luật địa ô

1. Quy luật địa đới là gì?

- Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. Quy luật phi địa đới được hình thành do nguyên nhân nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

- Biểu hiện rõ nhất của quy luật phi địa đới là quy luật đai cao và quy luật địa ô.

2. Quy luật địa ô là gì ?

Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.

3. Nguyên nhân của quy luật địa ô

Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương làm cho khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây, càng vào trung tâm lục địa, tính chất lục địa của khí hậu càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.

4. Biểu hiện của quy luật địa ô

Sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.

5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là

A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.

B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.

C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.

D. Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.

Đáp án đúng: C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ

Câu 2:Sự thay đổi của thảm thực vật từ đông sang tây ở vĩ tuyến 400B trên lục địa Bắc Mĩ là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật đai cao

C. Quy luật địa ô.

D. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh lớp vỏ địa lí.

Đáp án đúng: C. Quy luật địa ô

Câu 3.Sự phân bố đất liền, biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến là nguyên nhân khiến cho thảm thực vật ở lục địa Bắc Mĩ có sự thay đổi nào dưới đây?

A. Thay đổi theo quy luật đai cao.

B. Thay đổi theo quy luật địa đới.

C. Thay đổi theo quy luật địa ô.

D. Thay đổi theo quy luật địa mạo.

Đáp án đúng: C. Thay đổi theo quy luật địa ô

Câu 4.Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ là biểu hiện rõ nhất của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa đới.

B. Quy luật địa mạo.

C. Quy luật đai cao.

D. Quy luật địa ô.

Đáp án đúng: D. Quy luật địa ô

Câu 5.Sự thay đổi của thảm thực vật từ Tây sang Đông ở vĩ tuyến 200N trên lục địa Nam Mĩ là biểu hiện của quy luật nào dưới đây?

A. Quy luật địa ô.

B. Quy luật địa mạo.

C. Quy luật địa đới.

D. Quy luật đai cao

Đáp án đúng: A. Quy luật địa ô

Câu 6.Biểu hiện của quy luật địa ô là sự thay đổi các thảm thực vật theo

A. Vĩ độ.

B. Độ cao.

C. Kinh độ.

D. Hướng sườn.

Đáp án đúng: C. Kinh độ

Câu 7.Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là

A. Sự phân bố các vành đai đất.

B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật.

C. Sự phân bố các vành khí hậu.

D. Sự phân bố của dòng chảy sông ngòi.

Đáp án đúng: B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật

Câu 8:Ở lục địa Nam Mĩ theo vĩ tuyến 200N từ Tây sang Đông lần lượt là các kiểu thảm thực vật nào dưới đây?

A. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

B. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng lá rộng và hỗn hợp ôn đới.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng nhiệt đới và xavan, cây bụi.

D. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi.

Đáp án đúng: C. Hoang mạc và bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi ưu khô và đồng cỏ núi cao; rừng nhiệt đới và xavan, cây bụi

Video liên quan

Chủ Đề