Tại sao ở nhà vẫn mắc covid

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ bài viết "Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?" trên báo Sức khỏe và Đời sống với nhiều thông tin hữu ích.

Vì sao có tái nhiễm COVID-19?

Tái dương tính là tình trạng người mắc COVID-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus.

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu. Một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp: Những trường hợp tái nhiễm COVID-19 sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

Ai có nguy cơ tái nghiễm COVID-19 cao hơn?

Những người tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn.

Xác suất tái nhiễm cũng có thể cao hơn ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả.

Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không?

Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao?

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. 

Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng [nếu có].

Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

Theo Bộ Y tế, đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi COVID-19 trong tình trạng đại dịch và quan ngại tiếp tục có các biến chủng không lường trước được của virus SARS-CoV-2.

TS. Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay: "Điều lạ ở virus SARS-CoV-2 khi tấn công vào cơ thể lần đầu tiên thì để lại miễn dịch không cao. Đây là cơ sở cho nguy cơ tái nhiễm.

Thế giới và Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp tái nhiễm với các chủng virus SARS-CoV-2 khác nhau. Ở chủng Delta, tỷ lệ tái nhiễm là 1% và chủng Omicron thì số ca tái nhiễm cao hơn".

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tái nhiễm COVID-19 có được dùng thuốc đặc trị Molnupiravir lần 2 không?

Molnupiravir được coi là thuốc đặc trị COVID-19 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bộ Y tế cảnh báo rằng không phải tất cả các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đều được phép sử dụng Molnupiravir. Vậy những trường hợp có thể sử dụng Molnupiravir theo quy định có được sử dụng Molnupiravir lần 2 và nhiều lần sau nếu như không may tái nhiễm hay không?

Molnupiravir là loại thuốc có khả năng ức chế và ngăn chặn sự tái tạo và phát triển của virus SARS-CoV-2. Đây cũng là loại thuốc đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] cấp phép sử dụng khẩn cấp để điều trị COVID-19 từ nhẹ đến trung bình ở người lớn.

Là thuốc đặc trị virus cho nên Bộ Y tế quy định chỉ được phép uống Molnupiravir 800mg mỗi 12 giờ trong vòng 5 ngày. Tuyệt đối không được sử dụng Molnupiravir như một loại thuốc phòng ngừa trước và sau khi nhiễm bệnh. Chỉ sử dụng Molnupiravir khi được kê đơn bởi các tổ chức y tế hoặc bác sĩ có chuyên môn dựa trên tình trạng thực tế của mỗi ca bệnh.

Tái nhiễm COVID-19 có được tiếp tục sử dụng Molnupiravir hay không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn trong thời gian gần đây.

Chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc tái nhiễm COVID-19 trong thời gian gần [trong vòng 60 ngày] là rất hiếm và việc sử dụng Molnupiravir trong lần tái nhiễm tiếp theo là hoàn toàn có thể.

Sử dụng Molnupiravir trong các lần tái nhiễm cách xa nhau không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đủ 5 ngày liên tiếp thì chúng ta nên ngưng thuốc vì lúc này phần lớn virus đã được tiêu diệt, đồng thời cơ thể cũng đã tạo ra được các kháng thể để tiêu diệt hoàn toàn virus còn lại trong cơ thể.

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất chúng ta nên sử dụng Molnupiravir ngay khi xét nghiệm dương tính và có triệu chứng không quan trọng là phát hiện dương tính vào buổi sáng hay chiều, lúc no hay đói.

Dùng Molnupiravir đủ liều nhưng vẫn dương tính thì phải làm sao?

Theo khuyến cáo, Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tục. Nhưng trên thực tế có rất nhiều các ca bệnh nhiễm COVID-19 đã sử dụng thuốc đặc trị đủ liều nhưng kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng tư vấn: Người bệnh đừng vội lo lắng hay tìm thêm những loại thuốc khác nhằm thay thế Molnupiravir vì khi sử dụng đủ liều Molnupiravir đồng nghĩa với việc cơ thể của bệnh nhân đã có được sự điều trị tốt nhất và cơ thể đã có thể sản sinh ra các kháng thể tự nhiên để tiêu diệt lượng virus còn sót lại trong cơ thể. 

Đã có những nghiên cứu về việc sử dụng Molnupiravir nhưng vẫn dương tính với COVID-19, kết quả cho thấy những virus khi được đưa ra để nuôi cấy lại không thể sống được. Có nghĩa là Molnupiravir có tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus và thứ còn sót lại đó chỉ là xác của chúng./.


2021/5/25

 Tại Việt Nam, người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 [mắc COVID-19] [F0] và người tiếp xúc gần với người dương tính [F1] phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam quy định. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin liên quan đến việc cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Công an Tp Hà Nội như sau đây. Đây chỉ là ví dụ tham khảo, vì vậy đề nghị làm theo hướng dẫn thực tế của cơ quan chức năng của Việt Nam.  Nếu gặp khó khăn liên quan đến việc cách ly.v.v, xin vui lòng liên hệ tới Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ trao đổi cụ thể với quý vị trong trường hợp cần thiết.  ※Đầu mối liên hệ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

  Tel: +84 -24-3846-3000, Email: ryouji32@ha.mofa.go.jp

   Ghi chú: Định nghĩa tiếp xúc gần là người có tiếp xúc trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định [F0] trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh xác định.v.v. Không có yêu cầu về thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, có khả năng việc áp dụng định nghĩa tiếp xúc gần có sự khác nhau tùy từng khu vực.

 [Quyết định số 3468/QD-BYT ngày 7 tháng 8 năm 2020 của Bộ Y tế liên quan đến định nghĩa người tiếp xúc gần [bản gốc]]. 

 Người dương tính với vi rút SARS-CoV-2 [mắc COVID-19] [F0] hoặc người tiếp xúc gần với người dương tính [F1] phải cách ly tại bệnh viện do cơ quan chức năng của Việt Nam chỉ định. Khác với trường hợp cách ly khi nhập cảnh, những trường hợp này không được cách ly tại khách sạn.  Nhiều trường hợp nơi cách ly tại Tp.Hà Nội [bệnh viện] như sau đây.

 〇 Nếu là ca bệnh dương tính [F0] thì cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2


 〇 Nếu là người tiếp xúc gần [F1] thì cách ly tại Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội
 Ngoài ra, cách xử lý đối với người tiếp xúc [F2] với người tiếp xúc gần [F1] khác nhau tùy theo khu vực, có trường hợp phải cách ly nghiêm ngặt tại nhà, có trường hợp được ra khỏi nhà. Chi tiết cụ thể xin vui lòng liên hệ tới tỉnh, thành quản lý nơi lưu trú.

 Về nguyên tắc bệnh nhân mắc COVID-19 [F0] tại Tp.Hà Nội và các tỉnh lân cận sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị. Với đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn về điều trị các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện là cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Bệnh viện có các khoa nội, ngoại, sản, nhi.v.v.  Địa chỉ: Thông Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.  Điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: 0243-5810-170

 Trang web: //benhnhietdoi.vn/

 Chức năng: có thể xét nghiệm PCR, ECMO, chạy thận nhân tạo.v.v. [Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác]. a. Ngôn ngữ: có phiên dịch Anh – Việt [việc có phiên dịch hay không có thể thay đổi tùy theo tình tình thực tế] b. Liên hệ với bên ngoài: Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được mang đồ ăn, vật dụng.v.v từ bên ngoài vào. Có bố trí bãi đỗ xe dành cho người đưa vật dụng đến.

c. Chi phí: Bệnh nhân sẽ gánh vác toàn bộ chi phí gồm cả chi phí y tế, thực phẩm

 Cơ quan chức năng Việt Nam sẽ liên hệ bằng điện thoại yêu cầu phải cánh ly và thông báo về những điểm chính sau đây. Thông thường sẽ liên hệ trước khi cách ly từ 3 đến 5 giờ.  ➀ Thông báo về việc sẽ phải [có khả năng] cách ly tập trung  ➁ Hỏi thông tin về những người đã tiếp xúc trong 14 ngày trước đó, địa chỉ liên hệ của người đó, những nơi đã đến và thời gian [để xác định F2 [người tiếp xúc với người tiếp xúc gần]]  ➂ Thông báo địa điểm cách ly [bệnh viện] và thời gian đến đón [di chuyển từ nơi ở đến nơi cách ly]  Xe ô tô sẽ đến nơi ở để đưa đi cách ly. Đối tượng cách ly lên xe theo hướng dẫn của cán bộ cơ quan chức năng của Việt Nam. Có thể mang theo hành lý đến nơi cách ly [bệnh viện]
   Địa chỉ: Số 9 Phố Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội  [không có trang web] [Thông tin do Đại sứ quán xác nhận với Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội. Tình hình thực tế có thể khác]. a. Ngôn ngữ:  Chỉ sử dụng tiếng Việt, không có phiên dịch b. Liên hệ với bên ngoài  Có thể liên hệ với bên ngoài. Ngoài ra được đem đồ ăn, vật dụng.v.v. từ bên ngoài vào. c. Chi phí  Về nguyên tắc chi phí xét nghiệm, ăn uống, lưu trú.v.v. miễn phí [Chính phủ Việt Nam gánh vác]. a. Trường hợp chỉ có bố mẹ được xác định là người tiếp xúc gần [F1]  Bố mẹ sẽ cách ly tập trung tại Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội, con được cách ly tại nhà. Tuy nhiên, nếu con còn bé và không có người chăm sóc ở nhà thì có thể vào Bệnh viện Công an Tp. Hà Nội cùng với bố mẹ.  Theo các ví dụ trước đây, nếu là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì mặc dù bố mẹ là F1 thì cũng có trường hợp được cách ly tại nhà. Chi tiết cụ thể do Trung tâm Y tế địa phương quyết định tùy theo tình hình thực tế.v.v. b. Trường hợp con được xác định là người tiếp xúc gần [F1]

 Trường hợp trẻ dưới 15 tuổi, trong 7 ngày đầu thì cách ly tập trung tại cơ sở cách ly [Bệnh viện Công an Tp.Hà Nội], thời gian sau đó có thể lựa chọn cách ly tại nhà. Xét nghiệm PCR: thực hiện 2 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 cách ly tập trung và 1 lần vào ngày cuối cùng cách ly tại nhà. Bố mẹ có thể cùng vào cách ly tập trung để chăm sóc con, tuy nhiên phải xét nghiệm PCR 2 lần.

Video liên quan

Chủ Đề