Tại sao người Công Giáo An chay

Mùa Chay [Latin: Quadragesima - tuần chay giới] là một dịp lễ tôn giáo trang trọng trong lịch phụng vụ của nhiều hệ phái Kitô giáo bắt đầu từ ngày thứ Tư Lễ Tro và bao gồm một khoảng thời gian khoảng sáu tuần trước lễ Phục sinh. Mục đích truyền thống của Mùa Chay là việc chuẩn bị của các tín hữu qua lời cầu nguyện, sám hối, ăn năn tội lỗi, thực hành bác ái từ thiện, chuộc tội và từ bỏ chính mình. Sự kiện này, cùng với các phong tục giữ đạo đức liên quan, được thực hành bởi các Kitô hữu theo truyền thống Anh giáo, Thần học Calvin, Giáo hội Luther, Phong trào Giám Lý, và Giáo hội Công giáo Rôma.[1][2][3] Ngày nay, hệ phái Anabaptist và giáo hội Tin Lành cũng tuân giữ mùa Chay.[4][5] Chính Thống giáo cũng có mùa Chay, bắt đầu từ Thứ hai tinh khiết [tiếng Hy Lạp: Καθαρή Δευτέρα, tiếng Anh: Clean Monday], 48 ngày trước Chủ nhật Phục Sinh và kéo dài 40 ngày.[6]

"Người ăn chay" như một hiện thân biểu tượng của Mùa Chay trong bức tranh Cuộc chiến giữa quyến rũ của lễ hội Carnival và ăn chay của Pieter Brueghel the Elder

Tại một số nhà thờ, từ Chủ nhật thứ 5 của Mùa Chay, Thập giá và tượng được che phủ bằng vải màu tím

Trong Kitô giáo Tây phương, Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ tư Lễ Tro đến trước thánh lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ năm Tuần Thánh. Lễ Phục Sinh luôn luôn rơi vào một Chủ nhật giữa ngày 22 tháng 3 và 25 tháng 4 vì vậy, Thứ tư Lễ Tro có thể rơi vào bất cứ thời điểm nào giữa ngày 4 tháng 2 và 10 tháng 3.

Số "bốn mươi" có lẽ mang nhiều ý nghĩa Kinh thánh như: bốn mươi ngày Moses trên Núi Sinai với Thiên Chúa; Thiên Chúa làm trận Đại hồng thủy bốn mươi ngày đêm; hành trình bốn mươi năm đến Đất Hứa của người Do Thái; lời kêu gọi sám hối của tiên tri Jonah cho Thành phố Nineveh.

Thời gian bốn mươi ngày dường như tượng trưng cho bốn mươi ngày Chúa Giê-su trong hoang địa, nhịn ăn và chịu ma quỷ cám dỗ về ba phương diện của cuộc sống: lòng khao khát đời sống xác thịt, mong muốn quyền lực và lòng kiêu ngạo. Nhưng Giê-su đã vượt qua được bằng việc trích dẫn nhiều câu trong Kinh Thánh Cựu Ước để phản hồi lại ma quỷ.

Theo truyền thống Kitô giáo Tây phương, bốn mươi ngày trong Mùa Chay được đánh dấu bởi việc ăn kiêng, làm từ thiện và hạn chế những thú vui. Ba việc thực hành truyền thống được coi trọng là cầu nguyện [công lý về phía Thiên Chúa], nhịn ăn [công lý về phía bản thân], và làm từ thiện [bố thí] [công lý về phía tha nhân].

Thời cận đại, theo quy định của Công giáo Rôma đề cao tinh thần của việc ăn chay thì ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ từ 14 đến 60 tuổi phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay - kiêng thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, những ngày khác tín hữu được khuyến khích ăn ít hơn [ăn kiêng, nhịn ăn]. Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay, ăn kiêng.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Comparative Religion For Dummies. For Dummies. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011. This is the day Lent begins. Christians go to church to pray and have a cross drawn in ashes on their foreheads. The ashes drawn on ancient tradition represent repentance before God. The holiday is part of Roman Catholic, Lutheran, Methodist, and Episcopalian liturgies, among others.
  2. ^ Gassmann, Günther [ngày 4 tháng 1 năm 2001]. Historical Dictionary of Lutheranism. Scarecrow Press, Inc. tr.180. ISBN081086620X.
  3. ^ Benedict, Philip [ngày 3 tháng 3 năm 2014]. Christ's Churches Purely Reformed: A Social History of Calvinism. Yale University Press. tr.506. ISBN030010507X.
  4. ^ Mennonite Stew - A Glossary: Lent. Third Way Café. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012. Traditionally, Lent was not observed by the Mennonite church, and only recently have more modern Mennonite churches started to focus on the six week season preceding Easter. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= [gợi ý |url-status=] [trợ giúp]
  5. ^ Brumley, Jeff. “Lent not just for Catholics, but also for some Baptists and other evangelicals”. The Florida Times Union. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2014.
  6. ^ Great Lent - History, Significance, Meaning

Home » Giáo Lý Công Giáo » Bài đang xem

By Thánh Ca Ninh Bình

Luật ăn chay – kiêng thịt trong Giáo Hội Công Giáo:
“Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ chúa phục sinh hay còn gọi là chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô kéo dài 40 ngày”.

1. Xin cho biết Mục đích và Ý nghĩa việc ăn chay kiêng thịt trong Giáo Hội Công Giáo?

Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước: Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày để làm gương cho các tín hữu.

– Trong Giáo hội Công giáo, ăn chay kiêng thịt là một hình thức hãm mình theo chiều hướng:

1. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”[Mt 16,24]. 2. “Từ bỏ bản thân” [Giáo luật [Gl] khoản 1249] 3. “Dẹp tính mê ăn uống” đó là một trong 7 mối: “Thứ 5: Kiêng bớt chớ mê ăn uống”.

Mỗi người chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm…”lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc ăn chay kiêng thịt, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

2. GHCG dạy ăn chay kiêng thịt bao nhiêu lần trong một năm?

a-Giáo hội toàn cầu chọn các Thứ Sáu quanh năm làm ngày đền tội [Gl khoản 1250], nhưng để tùy mỗi Giáo hội địa phương xác định ăn chay kiêng thịt, Hội đồng Giám mục được chọn hình thức khác thay thế.

b-Giáo hội chỉ buộc các giáo dân toàn cầu ăn chay và kiêng thịt một năm 2 lần [Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh] [Gl 1251].

c-Cũng khoản 1251 này, Giáo hội dạy: “Vào các ngày thứ sáu , nếu không trùng với ngày lễ Trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã qui định [Gl 1253]”.


3. Tại sao Giáo hội buộc kiêng thịt mà lại cho ăn những món khác như tôm, cá, cua…đôi khi còn ngon và đắt tiền hơn thịt nữa?

– Thông thường người ta từ nhỏ tới lớn thích ăn thịt hơn ăn cá [trừ người Do thái, cậu bé khi đi chơi cũng đem 5 chiếc bánh mì đen và 2 con cá [Gioan 6,9 “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ], đàng khác theo y học, đạo đức học: thịt bò, thịt heo có nhiều chất kích thích tình dục hơn cá, tôm, cua [cá có máu lạnh]. Có thể là một lý do Giáo hội dạy kiêng thịt như một hình thức hãm mình.

* Nhưng nếu vì kiêng thịt mà có người tránh miền này để qua miền khác mà ăn, hoặc đi tìm cách ăn cho sang, cho ngon thì “hết ý kiến” như truyện vui như sau:

Ngày thứ sáu mùa Chay kiêng thịt, một thanh niên khỏe mạnh vào quán ăn. Người tiếp viên tới hỏi: “Thưa ông dùng chi?” Ông khách nói: “Cho tôi đĩa cá sấu?” – “Xin lỗi, chúng tôi không có.” – “Cho tôi đĩa cá voi?” – “Xin lỗi, chúng tôi không có.” – “Cho tôi đĩa cá mập”. – “Xin lỗi, chúng tôi cũng không có.” – “Tiệm gì lạ vậy, Chúa ơi, xin Chúa chứng giám, hôm nay con đành phải ăn thịt”. Thế rồi anh gọi tiếp: “Thôi, cho tôi một đĩa thịt beef steak và một chai whisky”. Làm dấu Thánh giá nghệch ngoạc xong, ông ta ăn uống tỉnh bơ, và cảm thấy lương tâm yên ổn hơn khi nào hết!

4. Mấy tuổi thì ăn chay, kiêng thịt?

– 18 tuổi trọn tới hết 59 là tuổi ăn chay [Gl 1252].
– 14 tuổi trọn [không nói kết thúc] là tuổi kiêng thịt [Gl khoản trên].

5. Ăn chay sao cho đúng? Người nói ăn no, người nói ăn đói?

– Ngày ăn chay: Nếu bữa trưa là bữa chính, thì được ăn no. Bữa sáng và bữa chiều, ăn ít hơn bữa trưa. Nếu bữa tối là chính thì 2 bữa kia cũng được ăn ít hơn.

Phẩm và lượng đồ ăn tùy phong tục địa phương [Đức Phaolô VI, Tự Sắc về Đền tội Paenitemini ngày 17.2.1966].
Trong ngày chay cũng không được ăn vặt như kẹo, bánh v.v.. Cần để ý đến tinh thần hy sinh, hãm mình, khắc khổ, tự chế.

6. Kiêng thịt sao cho đúng?

– Ngày kiêng thịt: Kiêng các thứ thịt loài vật máu nóng: như trâu, bò, heo, gà, vịt… [loài có vú và chim] kể cả bộ lòng… nhưng được ăn trứng và các thứ biến chế từ sữa, được ăn những đồ gia vị, những thứ biến chế từ mỡ loài vật [theo Tông hiến Paenitemini 3,1 của ĐGH Pholô 6, về việc ăn chay và kiêng thịt.

7. Khi không thể ăn chay, kiêng thịt thì sao?

– Giáo hội không buộc người không thể giữ những luật buộc như ăn chay, kiêng thịt. Giáo hội tha chung cho những người sau:

– Được tha giữ chay:

a] Những người vì sức khỏe, [mẹ nuôi con thơ cần bú…]

b] Những người phải làm việc nặng nhọc,

c] Những người nghèo khó vẫn khổ sở vì đói,

d] Những người được cha xứ, Bề trên Dòng, Giám mục tha.

– Được tha kiêng thịt:

a] Mọi người trong Ngày Thứ Sáu gặp lễ buộc, ví dụ: Lễ Truyền tin trong mùa Chay.

b] Người vì sức khỏe, hay công việc nặng nhọc cần phải ăn thịt,

c] Người mà chủ nhân không cho đồ ăn khác, ví dụ: Tôi tớ, trẻ con, người vợ.

Ngoài ra, ai cần tha thì xin phép linh mục xứ, cộng đoàn nơi mình đang ở.

8. Luật ăn chay kiêng thịt bên Mỹ thế nào?

– Nói chung, Giáo hội [Gl 1250] lấy các thứ Sáu trong năm và mùa Chay làm ngày và mùa Thống hối cho mọi con cái thuộc Giáo hội trong mọi dân mọi nước.

-Khoản 1251, Giáo hội dạy: “Vào các ngày thứ sáu, nếu không trùng với ngày lễ trọng, thì phải kiêng thịt hay kiêng một thức ăn khác theo Hội đồng Giám mục đã quy định”.

* Riêng trong nước Mỹ, HĐGM chỉ định: giáo dân chỉ kiêng thịt các Thứ Sáu Mùa Chay [5 thứ 6, cộng thêm thứ Tư lễ Tro và Thứ 6 Tuần thánh], chứ không kiêng thịt các thứ Sáu quanh năm..

Thứ Sáu mùa Chay, dù kiêng thịt, nhưng “được ăn cháo lỏng có mùi thịt, meat gravy and sauces”. [Catholic Almanac 1989, coi Abstinence].

* Dễ hơn nữa, theo quyết định của Hội đồng Giám mục, “Không cần xin phép miễn ăn chay, kiêng thịt. Để tùy lương tâm cá nhân xác định, khi có lý do đủ [sufficient reason], người ta có thể tự miễn ăn chay, kiêng thịt vào ngày buộc. Nhưng Các Giám mục [Gl 1253] mạnh mẽ khuyến khích dự lễ misa hàng ngày và giữ chay kiêng thịt vào ngày khác trong tuần để bù lại”. [Theo Tuần báo North Texas Catholic Feb. 24, 1995. P. 13].

Kết: Ăn chay là hình thức đền tội của Cựu Ước và Tân Ước

* Chúa Giêsu giữ chay 40 đêm ngày trước khi đi truyền đạo công khai trong nước Do thái

* Đối với chúng ta, chẳng ai là không phải đền tội, tội đầy đầu trong tư tưởng, lời nói, việc làm sai trái, thiếu sót bỏ không làm việc tốt phải làm…”lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”. Do đó, nếu Giáo hội không buộc, thì tự mình cũng nên tìm cách hãm mình đền tội cách nhẹ ở đời này, hơn là để đền tội “cách nặng” trong luyện ngục đời sau!

Giáo luật khoản 1249 viết thêm: Luật Chúa buộc mọi tín hữu làm việc thống hối theo cách thức riêng của mỗi người. Nhưng để các tín hữu liên kết với nhau trong một vài nghĩa vụ thống hối chung, luật quy định những ngày thống hối, để trong những ngày ấy, các tín hữu chú trọng đặc biệt đến sự cầu nguyện, thi hành việc đạo đức và việc bác ái, từ bỏ bản thân,bằng cách trung thành chu toàn các bổn phận riêng và nhất là bằng cách giữ chay và kiêng thịt”.

Gl khoản 1251 cũng khuyên các chủ chăn và các phụ huynh dạy cho các em dù chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối.

Ăn chay, kiêng thịt trong đạo Công giáo, dù không nhiều như luật giữ chay của mấy đạo khác…[Phật giáo: tín đồ ăn chay nhiều ngày…đạo Cao đài: tín hữu ăn chay từ 2-10 ngày trong một tháng, hoặc ăn chay trường, nếu là bậc chức sắc. Đạo Hồi có cả tháng chay Ramadan [không ăn, không uống, không hút thuốc và kiêng việc chăn gối].

Hy vọng những người “con Chúa” không ai thấy ăn chay kiêng thịt đạo mình là khó quá rồi kêu ca hay khinh thường phạm đến luật Hội thánh mà mang tội.


Linh mục Đoàn Quang, CMC

Video liên quan

Chủ Đề