Tại sao không nghe được tiếng anh

Listening là một kĩ năng cơ bản và quan trọng của việc học Tiếng Anh, nhưng không phải người học nào cũng có thể sử dụng thành thạo kĩ năng này. Vậy nguyên nhân do đâu mà việc học Listening của bạn trở nên khó khăn? Bài viết sao sẽ giúp bạn nhận ra những lỗi sai  của bản thân khi học nghe Tiếng Anh.

  •  Chương trình học tiếng anh ở philippin

1. Nghe dồn dập trong vài ngày rồi nghỉ.

2. Khi cảm giác bản thân phải cố đuổi theo mà không kịp, cố nghe từng câu một rồi dịch ra tiếng Việt.

Bạn gặp khó khăn khi học nghe ?

3. Khi nghe bị mất tập trung, nghe một đoạn dài là thấy hoa mắt chóng mặt, lỗ tai lùng bùng, không thể hiểu được gì nữa, thậm chí đôi khi nghe rõ từng từ nhưng vẫn chả hiểu gì.

4. Nghe bằng cách bật từng câu, nghe đi nghe lại. Cố gắng nghe được từng từ một. Nếu không nghe được là thấy ngứa ngáy khó chịu, lập tức mở đáp án ra xem từ đó là gì.

Nếu muốn nghe tốt, đầu tiên, bạn nên bỏ các thói quen nghe tiếng Anh như ở trên. Thay vào đó, hãy luyện tập các thói quen tốt:

1. Nghe tiếng Anh cần đều đặn, như đánh răng buổi sáng. Mỗi ngày nghe nửa tiếng sẽ tốt hơn là cuối tuần nghe cả ngày.

2. Tốc độ nói tự nhiên của người bản xứ sẽ không cho phép bạn dịch ra tiếng Việt. Phản xạ dịch thường xuất hiện khi bạn ít tiếp xúc với tiếng Anh, bạn cần tập luyện đều đặn hơn.

3. Hãy “take notes” khi nghe để giữ được sự tập trung cần thiết. Bởi nếu chủ đề không hấp dẫn [bạn nghe mà thực sự không muốn biết cần nghe để làm gì], bài quá dài và nhanh, bạn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

4. Vấn đề quan trọng cần thay đổi, đó là muốn nghe rõ từng từ một, và bạn tin rằng, nếu lỡ mất một hai từ thì sẽ không nghe hiểu được. Đây là tâm lý khá cầu toàn, giống mình ngày trước.

  •  Review học tiếng anh tại philippines

Chúng mình cứ tưởng tượng xem nhé, nếu sau này mình đi giao tiếp với đối tác nước ngoài, liệu người ta có “bật băng” lại cho mình nghe khoảng 2-4 lần không? Cứ nói một câu tua lại một lần? Chắc chắn là không. Hay lúc đi thi TOEFL hay IELTS, người ta cũng chỉ bật băng một lần, nghe không được thì đành chịu.

Thế nên, phải xác định ngay cái mục tiêu nghe từ ban đầu, là nghe làm sao để sau này nghe cái gì cũng chỉ cần một lần là hiểu ngay ý tưởng.

Thực tế khi giao tiếp là như thế này, bạn thực sự không cần nghe rõ từng từ để hiểu người ta nói gì. Điều này tương tự khi bạn nói tiếng Anh, người Tây cũng sẽ chỉ tập trung vào những từ họ nghe bạn nói rõ nhất để hiểu, phần lớn thời gian họ cũng sẽ không căng tai lên nghe từng từ một.

Đó là lý do vì sao mà nhiều bạn nói tiếng Anh đều đều, từ nào cũng nhấn, người nước ngoài nghe thấy mệt vì toàn bị mất tập trung vào toàn bộ các từ được nhấn. Y như trong thiết kế poster vậy, nếu không có cái chính cái phụ, thì rất khó nhìn ra nội dung chính.

Ví dụ nhé, họ nói “I’m going to the mall tomorrow to buy some Christmas gifts”. Nếu bạn không nghe thấy từ “going to” hoặc từ “to” hoặc “some” thì cũng không có gì quá nghiêm trọng, bạn vẫn hiểu ý tưởng người nói. Nếu bạn không nghe được các từ quan trọng như “mall” hay “gifts” thì bạn có thể tiếp tục nghe những câu tiếp theo để hiểu ý tưởng của bài.

Nên học tiếng Anh trường nào uy tín, chất lượng?

Winning English là trường dạy tiếng Anh chất lượng tại Philippines. Với thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực đào tạo giáo dục, chúng tôi đã thành công khi mang đến một trường học tiếng Anh chuyên nghiệp nhất.

Các học viên khó tính trải nghiệm dịch vụ du học tại Philippines ở Winning English School đều cảm thấy rất hài lòng. Hãy liên hệ hotline cho chúng tôi nếu cần đăng ký được tư vấn. Hoặc cung cấp thông tin của bạn vào form mẫu dưới đây, chúng tôi sẽ nhanh chóng kết nối với bạn.

Chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính. Mọi thắc mắc về chương trình và chi phí học tiếng anh ở Philippines. Vui lòng liên hệ với Winning English School để được hỗ trợ. Hotline: 0987 540 446 [TP HCM] hoặc đăng ký tư vấn học tiếng Anh ở Philippines tại đây.

>> Bạn có thể quan tâm: chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh ở philippines,đi học tiếng anh ở philippines, học tiếng anh ở philippines có tốt không,du học tiếng anh ngắn hạn tại philippines

Tại sao không nghe được tiếng Anh? Mình biết nhiều người rất chăm chỉ nghe tiếng Anh, nhưng khả năng nghe không bao giờ tiến bộ được và bắt đầu cảm thấy bế tắc. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn “bắt bệnh” và luyện tập kỹ năng nghe một cách chính xác ở mức độ căn bản nhất là nghe từ vựng.

Thông thường, khi gặp khó khăn khi nghe, chúng ta thường đổ lỗi cho việc thiếu từ vựng. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong ít nhất sáu vấn đề mà người học tiếng Anh gặp phải khi luyện nghe.

Lý do đầu tiên, chính xác là việc bạn không biết từ mới. Để biết vốn từ của bạn có đủ để nghe không, bạn có thể tìm “transcript” của bài nghe và đọc thử. Nếu bạn vẫn không hiểu, chứng tỏ vốn từ vựng của bạn không đủ. Hãy làm dày thêm vốn từ vựng của mình [một cách hiệu quả là qua đọc sách].

Lý do thứ hai khiến nghe tiếng Anh khó, là bạn biết từ đó được viết thế nào, nhưng chưa từng được nghe người khác nói. Đây là lý do tương đối phổ biến, đòi hỏi người đọc phải luyện tập nghe nhiều hơn. Cách hiệu quả để chữa “bệnh” này là, nếu gặp một từ mà trước đây bạn phát âm sai, hãy nghe từ đó thật nhiều để quen. Ví dụ, trong một bài nghe, bạn phát hiện ra mình nghe từ “innocent” không chính xác, vì trước đây phát âm sai, hãy lên trang “youglish.com” và gõ từ “innocent” vào, bạn có thể dành cả tiếng đồng hồ để làm quen với cách phát âm của từ này.

Lý do thứ ba là bạn nhầm lẫn những từ có cách phát âm giống nhau, ví dụ: “I can’t eat that, it’s crap” [tôi ghét món đó, đó là đồ bỏ] và “I can’t eat that, it’s crab” [tôi không thể ăn cua được]. Khi nói về từ có cách phát âm giống nhau, thường chúng ta nghĩ tới những từ đồng âm khác nghĩa, nhưng những cặp từ tương tự, như “seat – sit”, “bus – buzz”, “player – prayer”… cũng gây không ít khó khăn cho người nghe. Nắm rõ một số nguyên tắc phát âm cơ bản sẽ giúp bạn vượt qua được thử thách này.

Vấn đề thứ tư khiến bạn không nghe được là vì nối âm. Để tăng hiệu quả trong giao tiếp, người bản xứ thường hay nối âm, nuốt âm và nói theo cụm, khiến người học tiếng Anh, những người có xu hướng nghe từng từ, gặp nhiều khó khăn. Cách duy nhất để vượt qua thử thách này là làm quen với các cách nối và nuốt âm của người bản xứ. Ví dụ, khi người Mỹ nói “you need to have a better bed” thì nghe sẽ giống như “you need-a hav-a bedder bed”, hoặc “gotcha” thực ra là “got you”.

Lý do thứ năm khiến bạn nghe tiếng Anh không hiểu được, là một yếu tố có lẽ ít người để ý, là bạn nghe được từ và âm, nhưng không thành công trong việc “chuyển tải” từ âm sang một từ có ý nghĩa, hoặc thậm chí là nghe được từ, nhưng không hiểu nghĩa của từ đó là gì. Trong trường hợp này, nếu bạn đang giao tiếp, bạn có thể hỏi lại ý của người nói; trường hợp nghe băng, hãy xem “transcript” và hỏi một người có tiếng Anh tốt hơn mình.

Lý do cuối cùng là bạn nghe được âm, nhưng hiểu nhầm sang một từ khác. Ví dụ, một lần khi đi ăn hàng, người “waitress” hỏi mình: “do you want fries, rice or salad?” [bạn muốn ăn khoai tây chiên, cơm hay salad?] mình nghe nhầm thành “do you want “fried rice”, or salad” [bạn muốn ăn cơm rang hay salad”], và phải hỏi lại đến 3 lần mới hiểu được ý của người hỏi [vì ăn đồ Âu nên hơi ngạc nhiên là họ có “cơm rang”]. Khi sử dụng tiếng Anh càng nhiều, bạn sẽ càng gặp nhiều trường hợp tương tự. Thông thường, có thể dựa vào bối cảnh để “phán đoán” mình “dịch” từ âm sang nghĩa đúng hay sai. Ngoài ra, chỉ cần nhớ “thất bại là mẹ của thành công”.

Vì phạm vi của bài viết, mình chỉ đề cập tới một vấn đề nhỏ, đó là nghe “từ khóa” trong giao tiếp. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nghe hiểu như tốc độ nói, ngữ pháp, thái độ, hàm ý người nói… xin được chia sẻ trong những bài viết sau.

Tóm lại, để có thể nghe tiếng Anh được, đầu tiên bạn cần biết chính xác vấn đề của bạn là gì – và đề ra phương hướng giải quyết. Những người học nghe tiếng Anh nhiều mà không tiến bộ, một phần lớn là do sai phương pháp. Chúc mọi người thành công.

Tác giả: Quang Nguyễn

Bài đăng trên Vnexpress: Tại sao bạn nghe tiếng Anh chưa tốt?

9:25 25/05/2020

Chắc hẳn, khi luyện Listening IELTS, nhiều bạn sẽ thắc mắc, sao nghe tiếng anh hoài vẫn không hiểu hay “Tại sao mình học tốt ngữ pháp, biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nghe được tiếng Anh?” Vậy thì hãy để HA CENTRE chỉ ra nguyên nhân tại sao bạn không nghe được tiếng anh và 3 thói quen nghe tiếng anh thất bại và cách khắc phục thật hiệu quả nhé!!!

1. Tại sao nghe tiếng anh không hiểu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn nghe tiếng Anh nhiều nhưng không hiểu. Một số lý do dưới đây nhiều bạn mắc phải nhất:

  • Bạn phát âm sai nên nghe không hiểu: Nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn không nghe được dù từ vựng này rất quen thuộc đó là bạn phát âm sai từ đó. Ví dụ, bạn biết từ Restaurant ‘rest[ə]rənt’  trong tiếng anh có nghĩa là nhà hàng Nhưng bạn quen đọc từ này là “rét tau rừn”. Nên khi nghe người nước ngoài nói ‘rest[ə]rənt’ bạn bối rối và không biết mình đã nghe được gì.
  • Bạn nghe mà không biết mình đang nghe cái gì: Điều này thường xuyên xảy ra, nhất là khi bạn mới học tiếng Anh hoặc vốn từ vựng quá ít. Nếu bạn nghe một từ [cụm từ, câu] nào đó lần đầu tiên, bạn hoàn toàn không có một ý tưởng hay khái niệm nào về cái mà bạn nghe được. Khi bạn nghe mà không hiểu từ mình nghe được nghĩa là gì, diễn tả hiện tượng hay hành động nào, thì cho dù bạn có nghe 100 lần, bạn cũng không hiểu được từ đó.
  •  Bạn nghe một nội dung quá ít lần: Chẳng hạn, hôm nay bạn luyện nghe và nghe được 1 từ mới là “bản lĩnh”. Nhưng trong 3 tháng sau đó, bạn không nghe thấy từ “bản lĩnh” được nói đến thêm bất kỳ lần nào. Lúc này, khi nghe thấy từ “bản lĩnh”, bạn sẽ thấy quen quen nhưng không hiểu được “bản lĩnh” nghĩa là gì. Đó là vì bạn nghe 1 từ mới quá ít lần trong thời gian ngắn, nên bộ não không ghi nhớ lâu được.

2. 3 thói quen nghe tiếng anh thất bại

a. Phát âm [Pronunciation]

Tại sao nghe tiếng anh không hiểu

Nguyên nhân tại sao nghe tiếng anh không hiểu chính là bởi vì bạn phát âm chưa chuẩn.

Tại sao lại như vậy ư?

Bởi vì nghe là khi tai bạn phải phân tích âm thanh của từ đó qua giọng đọc của người bản xứ đồng thời phân tích nghĩa của nó trước khi hiểu. Vậy thì khi bạn phát âm sai, tức là âm thanh bạn tạo ra khác hoàn toàn so với âm thanh gốc [người bản xứ], chắc chắn bạn không thể hiểu người bản xứ đang nói gì.  

Do đó, phát âm chuẩn là điều vô cùng quan trọng để giúp bạn nghe hiểu dễ dàng hơn các đoạn video, radio hay các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh. 

Vậy thì hãy tham khảo một số cách để cải thiện cách phát âm sao cho thật “chuẩn” của HA Centre ngay nhé!

  • Tìm hiểu về bảng phiên âm tiếng anh International Phonetic Alphabet [viết tắt là IPA]. Với bảng IPA, bạn sẽ biết trong tiếng Anh có 44 âm [sounds]. Trong đó, có 20 nguyên âm [vowel sounds] và 24 phụ âm [consonant sounds]. Khi các âm kết hợp với nhau sẽ hình thành nên cách phát âm của từ.
  • Luôn tra từ điển khi không biết hoặc không chắc về cách phát âm của từ. Bạn không bao giờ được đoán cách phát âm của 1 từ bởi vì phần lớn bạn sẽ bạn phát âm sai thôi ^-^. Và để sửa lại phát âm cho đúng thì mất rất nhiều thời gian và sự kiên trì, vậy nên hãy cố gắng học phát âm đúng ngay từ lần đầu tiên nha. Hai cuốn từ điển mà chúng mình “highly recommend” cho các bạn sử dụng chính là: //dictionary.cambridge.org/vi///www.oxfordlearnersdictionaries.com/
  • Những quyển sách giúp bạn lên trình phát âm. Nếu như bạn thích cách phát âm Anh-Anh thì hãy tham khảo bộ sách “Pronunciation in use” của Cambridge với 3 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Hoặc nếu bạn thích cách phát âm Anh-Mỹ thì cuốn sách “American accent training” của Barron’s sẽ vô cùng phụ hợp.

b. Thời gian [Timing]

Một trong những câu trả lời cho việc bạn nghe tiếng Anh nhiều nhưng không hiểu gìđó chính là thời gian chưa đủ.

Thời gian [Timing]

Bạn đã từng đặt câu hỏi “Thời gian nghe bao nhiêu là đủ trong 1 ngày?” chưa? Nếu có thì câu trả lời là gì? 10 phút, 30 phút hay 1 tiếng?

Nghe không phải là một kỹ năng quá khó, nhưng đòi hỏi chăm chỉ hơn các kỹ năng khác gấp nhiều lần để não có thể thích ứng với những âm thanh mới. Vì thế, nếu mỗi ngày bạn chỉ nghe từ 10-15 phút thì có lẽ sẽ rất lâu nữa các bạn mới thành công.

Lời khuyên của chúng mình là bạn hãy dành thời gian nhiều hơn mỗi ngày để luyện nghe tiếng Anh. Thời gian lý tưởng nhất là khoảng từ 4-6 tiếng/ngày để nghe nếu như bạn có thể sắp xếp được. Thời gian này chia đều cho cả ngày để đạt được hiệu quả tốt hơn thay vì bạn nghe liên tục 1 lần khiến bản thân trở nên mất tập trung và mệt. Hãy duy trì thói quen này trong 3-6 tháng đảm bảo bạn sẽ hiểu đến 80% người nước ngoài nói gì. 

c. Phương pháp nghe [Methods]

Có phải cứ chỉ cần bật bất kì một bài tiếng Anh lên nghe nhiều lần rồi sẽ có một ngày bạn hiểu họ đang nói gì không? Câu trả lời là KHÔNG.

Phương pháp nghe [Methods]

Chúng ta đang học, và với bất kì một môn học nào, nếu bạn có phương pháp, có chiến lược thì bạn có thể đạt tới đích nhanh hơn.

Vì thế, hãy tham khảo và tự xây cho mình một phương pháp học nghe phù hợp với bản thân và giúp bạn tối ưu hoá mọi thứ nhé!

Dưới đây là một phương pháp mà HA Centre gợi ý cho bạn:

  • Chọn những audio hoặc video có độ dài không quá 5 phút nếu như bạn mới bắt đầu luyện nghe vì như vậy bạn sẽ không cảm thấy mệt hay mất tập trung. Tuy nhiên, sau này bạn có thể tăng cường độ nghe lên trên 10 phút nếu bạn đã có khả năng tập trung cao hơn. [Lưu ý: nguồn nghe phải có transcript hoặc subtile bằng tiếng Anh nha].
  • Trước khi nghe, hãy đọc thật kỹ trước subtitle/transcript. Gạch chân những keywords và những từ chưa biết trong bài. Sau đó, dùng từ điển tra cách phát âm và nghĩa của từ không biết. 
  • Bật file nghe lần 1 và không nhìn vào subtitle/transcript. Lắng nghe bài một cách có ý thức. Hãy chú ý và cố gắng bắt những keyword bạn đã gạch trước đó để kiểm tra xem bạn bắt đc khoảng bao nhiêu từ, hiểu được nó ngay lập tức không.[Lưu ý: khi nghe, hãy thả lỏng để tai và não của bạn xử lí âm thanh tiếp nhận và đừng cố gắng nhớ  những gì bạn đã đọc ở subtitle/transcript trước đó].
  • Tiếp tục bật lại file nghe thêm nhiều lần đến khi bạn nghe hiểu được phần lớn nội dung của bài [khoảng trên 80%].
  • Ngày hôm sau lại tiếp tục nghe lại đoạn băng đó xem bạn hiểu được bao nhiêu phần trăm. Sự thật là sẽ có những từ bạn đã quên nhưng chắc chắn cảm giác nghe sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
  • Cuối cùng, hãy nghe cho đến khi nào bạn hiểu được rất nhanh các ý [tốc độ chuyển ngữ nhanh] hay là dù bạn bật bất kỳ đoạn nào trong bài đó, bạn cũng hiểu nó đang nói gì. Lúc đó thì xin chúc mừng, bạn đã thành công rồi !!!

Trên đây là những sai lầm mà HA Centre nhận thấy các bạn hay mắc phải trong quá trình học nghe. Hãy thử làm theo những chia sẻ hữu ích này nhé!

Chúc các bạn thành công

Chủ Đề