Tại sao muốn hắt xì mà không được

Trong tình hình dịch bệnh hoành hành, người ta cảm thấy rất lo lắng khi mình bị hắt xì, ho, sốt. Thực tế, hiện tượng hắt hơi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục, đó là dấu hiệu thông báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, chúng ta không thể chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

1. Hiện tượng hắt xì

Có thể nói, hắt xì là hiện tượng chúng ta gặp phải thường ngày, đây là một vấn đề hết sức bình thường. Nguyên nhân là do một số dị nguyên xung quanh ta tấn công vào cơ thể qua mũi. Cơ thể chúng ta có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, vì thế ngay khi phát hiện vật thể lạ, màng nhầy ở mũi phát ra tín hiệu và bạn sẽ hắt hơi để đưa vật thể này ra ngoài. Đây là cách để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn, virus,…

Hắt xì là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể lạ tấn công.

Nhìn chung, hiện tượng trên chỉ kéo dài trong một vài giây ngắn ngủi và chúng là một trong những phản ứng bản năng của cơ thể vì thế thường xảy ra khá bất ngờ. Khi hắt hơi đẩy dị vật ra bên ngoài, các hạt li ti có thể bắn ra ngoài, nếu bạn đang mang mầm bệnh, virus, vi khuẩn cũng ẩn nấp trong các hạt nước nhỏ này.

Vô tình, đây có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh ra môi trường xung quanh. Chính vì thế, mỗi khi hắt hơi, chúng ta nên giữ ý và che miệng lại để các nước nhỏ hay virus, vi khuẩn không bắn vào mọi người nhé!

2. Một số triệu chứng đi kèm

Như đã phân tích ở trên, hắt hơi là phản xạ tự nhiên của cơ thể vì thế cơ thể bạn sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi hiện tượng kể trên. Tuy nhiên nếu hắt xì liên tục khả năng bạn đang mắc phải một số bệnh liên quan tới hệ hô hấp. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm khác vì thế hãy lưu ý nhé!

Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy một vài triệu chứng đi kèm đó là: sốt cao, ho khan, khản tiếng và ngạt mũi, chảy nước mũi,… Không những vậy, bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt hoặc cảm lạnh. Để xác định rõ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nếu nhiễm bệnh, bạn sẽ thấy một số triệu chứng khác, đó là ho, sổ mũi, sốt,…

3. Hiện tượng hắt xì liên tục có đáng lo hay không?

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng hắt hơi chỉ là hiện tượng bình thường, ngay cả khi chúng xảy ra liên tục. Thực tế, nếu tần suất hắt xì ngày một tăng lên, bạn không thể tỏ ra chủ quan đâu nhé. Hiện tượng là dấu hiệu thông báo sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề và cần được chăm sóc cẩn thận.

Vậy tình trạng hắt hơi liên tục xuất phát từ những nguyên nhân nào?

3.1. Do dị ứng

Cơ thể của chúng ta tương đối nhạy cảm vì thế rất dễ bị dị ứng, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Một số nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng có thể kể đến như: dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng với khói bụi mịn, lông các loại thú vật hoặc các loại hóa chất chứa thành phần độc hại.

Để loại bỏ các tác nhân gây tình trạng dị ứng, cơ thể của chúng ta có những phản ứng tự nhiên, đó là hắt xì hơi. Nếu bạn tiếp xúc với tác nhân lạ nào khiến cơ thể bị mẩn ngứa, mệt mỏi và hắt hơi, đó chính là dấu hiệu của tình trạng dị ứng. Lúc này, bệnh nhân hãy tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nhé!

3.2. Do nhiễm virus

Đa số bệnh nhân cảm cúm đều có hiện tượng hắt xì.

Đa số bệnh nhân khi bị cảm, họ sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng ví dụ như: hắt hơi, ho, sốt và sổ mũi,… Nguyên nhân khiến chúng ta bị cảm, sốt đó là sự tấn công của virus vào cơ thể. Càng ngày, số lượng virus gây bệnh càng có dấu hiệu gia tăng với khả năng lây lan nhanh chóng và đe dọa tới sức khỏe của chúng ta.

Để ngăn ngừa sự tấn công của virus gây cảm cúm, mỗi người nên có ý thức tự bảo vệ mình. Hành động đơn giản nhất đó là: sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.

Bên cạnh những lý do kể trên, hiện tượng hắt xì liên tục còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác, ví dụ như mũi của bạn đang bị tổn thương. Nhìn chung, chúng ta không thể chủ quan nếu tình trạng kể trên kéo dài liên tục. Để biết rõ tình trạng sức khỏe, bạn hãy đi kiểm tra khi có những dấu hiệu bất thường và tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ cơ thể.

4. Làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh?

Như vậy, hắt hơi không đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể, trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu thông báo sức khỏe đang có vấn đề. Vậy làm thế nào chúng ta có thể ngăn ngừa, phòng tránh những tổn thương đối với cơ thể?

Hạn chế tiếp xúc là dị vật lạ là cách phòng tránh hiện tượng hắt hơi.

4.1. Hạn chế tiếp xúc với các dị vật lạ

Hiện tượng hắt xì có thể xảy ra khi các dị vật nhỏ xâm nhập vào mũi, họng của chúng ta và khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với các dị vật này để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng trên. Trong đó, bụi bẩn trên các đồ vật, lông chó mèo là những thứ dễ rất gây hắt hơi.

Nếu gia đình bạn nuôi thú cưng, hãy cắt tỉa lông và chăm sóc chúng thật cẩn thận, dọn dẹp lông bám trên các đồ dùng đi nhé! Ngoài ra, một số đồ dùng bạn thường xuyên tiếp xúc như: quần áo, chăn gối phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên. Đây là nơi vi khuẩn và bụi bẩn thường ẩn náu và xâm nhập vào cơ thể.

4.2. Hạn chế tiếp xúc với sản phẩm có thể gây dị ứng

Nếu cơ thể của bạn dị ứng với các thành phần hóa học hoặc dị ứng với thời tiết, hãy chủ động bảo vệ cơ thể, không tiếp xúc với những sản phẩm này nhé! Chúng không chỉ gây dị ứng, ngứa ngáy mà còn khiến bạn hắt xì liên tục. Đặc biệt, khá nhiều bệnh nhân bị dị ứng nghiêm trọng và sức khỏe bị đe dọa.

4.3. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

Virus cảm cúm có khả năng lây lan bệnh rất nhanh chóng, chính vì thế bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh. Nếu họ có dấu hiệu ho, hắt hơi, hãy tránh xa và vệ sinh tay chân sau khi tiếp xúc!

Những người đang nhiễm bệnh cũng nên có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng cách hạn chế đi ra ngoài đường, nếu cần thiết có thể sử dụng khẩu trang, khi ho hãy che miệng lại.

Người nhiễm bệnh nên có ý thức bảo vệ mọi người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang.

Nhìn chung, chúng ta nên đề phòng nếu tình trạng hắt xì xảy ra liên tục bạn nhé, tốt nhất bạn hãy đi kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán, kết luận tình trạng chính xác. Đặc biệt, để đề phòng các tác nhân từ bên ngoài tấn công và gây bệnh, chúng ta hãy bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện thể thao để có sức đề kháng thật tốt nhé!

Từ VLOS

Đã bao giờ bạn cảm thấy muốn hắt hơi nhưng cảm giác cứ ngập ngừng ở đầu mũi? Khi đó bạn muốn hắt hơi cho hết cảm giác khó chịu rồi mới tiếp tục nói chuyện, đặc biệt là lúc đang trong cuộc họp, đang dùng bữa hay cần chào đón người yêu của mình. Vì hắt hơi là phản ứng tự nhiên nên bạn chỉ cần tạo yếu tố kích thích thì có thể kích hoạt phản ứng này. Bạn nên làm một thí nghiệm nhỏ vì yếu tố kích thích hắt hơi không giống nhau ở mỗi người, cũng như chúng ta có các điểm nhạy cảm khác nhau.

  1. Ăn đồ cay. Tránh hít bột ớt trực tiếp trong lọ. Thay vào đó, bạn có thể thưởng thức một món ăn cay! Hãy chọn món nào đó chứa nhiều hạt tiêu, thì là, mùi tây hoặc ớt nghiền. Nếu bạn nghiền bất cứ gia vị nào trong số những gia vị trên, bạn rất có thể sẽ hắt hơi trước khi bạn thưởng thức món ăn! Món ăn cũng sẽ ngon hơn rất nhiều bởi các gia vị này.[1]
  2. Hít một chút tinh dầu ớt. Tình dầu ớt được chiết xuất tự nhiên từ ớt và được dùng trong chế phẩm dược và sản xuất bình xịt hơi cay. Tinh dầu ớt đôi khi cũng được chỉ định để giảm triệu chứng polyp mũi, và an toàn để sử dụng mặc dù có thể gây đau nhẹ khi sử dụng. Vì bạn chỉ cần giải quyết cơn hắt hơi tạm thời, không nên nhỏ tinh dầu ớt vào trong mũi bởi sẽ gây ra nóng rát. Thay vào đó, hãy chấm đầu tăm bông vào tinh dầu ớt và hít hương tinh dầu. Bạn chắc chắn sẽ hắt hơi![2]
  3. Tránh hít “bột gây hắt hơi”. Loại bột này thường được bán tại cửa hàng đồ chơi và chứa nhiều thành phần độc hại. Một trong số các thành phần là chất alcaloid chứa nitơ được cho là không an toàn. Mặc dù bạn có thể tìm thấy loại bột này trên mạng, không nên sử dụng hoặc để người khác sử dụng.[3]
  4. Uống hay ngửi thức uống có ga. Uống thức uống có ga như nước chanh, cola, nước uống ướp gừng để xem có hiệu quả không, hoặc bạn chỉ cần đưa cốc nước đang sủi bọt vào mũi và ngửi. Phương pháp này không hiệu quả với nước uống không sủi bọt do đã để lâu ngoài không khí. Hương vị và mùi nặng của nước uống sẽ làm mũi nhột và đôi khi gây hắt xì.[4]
  1. Ngoáy lỗ mũi. Đánh lừa cơ chế phòng vệ mũi bằng cách cố tình gửi sai tín hiệu lên não. Để làm việc này, bạn cần nhẹ nhàng kích thích khoang mũi. Bên trong lỗ mũi rất nhạy cảm khi bị kích thích, bạn có thể dùng khăn giấy để kích thích lông mũi, từ đó gây ra hắt hơi.[4]
    • Lấy miếng khăn giấy và xoắn một góc lại để tạo thành mũi nhọn. Đưa đầu nhọn này vào lỗ mũi, xoay và lúc lắc khăn giấy để tạo cảm giác nhột.
    • Cũng giống như vậy, dùng lông chim hay lông gà trong ruột gối hoặc phụ kiện quần áo để phe phẩy dưới mũi. Bạn không cần phải dính thêm thứ gì khác vào lông chim để kích thích mũi. Chỉ riêng chiếc lông chim cũng đủ làm bạn hắt hơi.
    • Không nhét bất cứ thứ gì vào sâu trong lỗ mũi, thậm chí khăn giấy. Chỉ đưa vào đầu khoang mũi là đủ.
    • Không sử dụng kẹp tóc hay những thứ có đầu nhọn để kích thích lông mũi.
  2. Ngả đầu ra sau. Nếu bạn cảm thấy cơn hắt hơi đang đến nhưng nó diễn ra quá chậm thì nên thử ngả đầu ra sau. Động tác đơn giản này nhiều khi cũng gây hắt hơi. Nếu vẫn không thể hắt hơi, hãy hít vào chậm và từ từ thở ra qua lỗ mũi trong khi vẫn giữ đầu ngả ra sau. Dòng không khí lưu thông có thể kích thích khoang mũi để gây hắt hơi, đặc biệt khi đầu ngả ra sau.[4]
  3. Giả làm động tác hắt hơi. Đôi khi giả vờ hắt hơi cũng khiến hắt hơi thật! Kích thích cơn hắt hơi bằng cách tác động lên các cơ mũi được dùng tới khi hắt hơi. Nghe có vẻ không khả thi lắm nhưng bạn hoàn toàn có thể thử. Hãy tưởng thượng như bạn là một chú voi và đang chuẩn bị hắt hơi qua chiếc vòi dài của mình, cách suy nghĩ này sẽ tác động lên các cơ mũi.[4]
  4. Ngâm nga giai điệu yêu thích. Mục tiêu của bạn là làm rung màng mũi để gây hắt hơi. Thử ngâm nga một bài hát trong khi miệng đang đóng, đồng thời cố gắng làm rung một phần của mũi. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử mím môi và đẩy không khí qua khoang miệng vào môi. Để không khí thoát ra ngoài từ từ để làm rung môi. Thở thật mạnh để làm rung môi và bạn sẽ không thể ngăn được cơn hắt hơi.[4]
  5. Lắc mũi. Bóp chặt sống mũi và nhẹ nhàng lắc mũi qua lại. Động tác này có thể tạo cảm giác buồn trong mũi và khiến bạn muốn hắt hơi. Bạn thậm chí có thể cù mũi bằng cách xoay trôn mũi theo vòng tròn kết hợp với cơ mặt.[4]
  1. Bất ngờ nhìn vào ánh đèn sáng. Có khoảng 1/3 số người trong chúng ta mắc chứng "hắt hơi trước ánh sáng mặt trời", phản xạ hắt hơi do ánh sáng này có thể di truyền qua các thế hệ. Với những người đó chỉ cần nhìn vào bóng đèn đang chiếu sáng cũng đủ làm họ hắt xì. Để biết mình có thuộc nhóm người này hay không, bạn thử hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và nhắm mắt lại, sau đó mở mắt ra và lập tức bật đèn lên.[5]
    • Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách bước vào căn phòng sáng, hoặc nhắm mắt và bước ra ngoài trời nắng. Nếu bạn là người có phản xạ hắt hơi do ánh sáng thì khả năng bạn sẽ hắt hơi và còn hắt nhiều lần liên tục.
    • Vì sao có hiện tượng này? Dây thần kinh sinh ba kiểm soát phản xạ hắt hơi vô tình chạy dọc theo dây thần kinh thị giác. Ở một số người, khi dây thần kinh thị giác bị kích thích quá mức thì tín hiệu sẽ "lây" sang dây thần kinh sinh ba [tương tự như các dây cáp truyền dữ liệu có thể "giao thoa"] và cơ thể phản xạ nhầm bằng cách hắt hơi.
    • Không nhìn trực tiếp vào mặt trời vì có thể làm hỏng mắt.
  2. Hít một hơi thật sâu không khí lạnh. Một cách hiệu quả khác để kích thích phản xạ hắt hơi là hít thở sâu không khí lạnh. Cố gắng đột ngột hít thở một luồng không khí lạnh. Ví dụ, nếu ngoài trời không khí khá lạnh thì bạn thử bước ra ngoài và bất ngờ hít không khí lạnh vào.[4]
    • Nếu ngoài trời cũng không đủ lạnh thì bạn thử đưa đầu vào trong tủ lạnh!
    • Một cách khác đó là tắm nước nóng dưới vòi sen, sau đó nhanh chóng đưa đầu ra ngoài dòng nước và hít không khí mát bên ngoài.
  3. Nhai kẹo cao su hương bạc hà mạnh. Đối với một số người mùi hương bạc hà mạnh bất ngờ xộc vào mũi có thể khiến hắt hơi. Với những người khác thì kem đánh răng có hương bạc hà mạnh có thể mang lại cảm giác hắt hơi. Về mặt lý thuyết, hương vị mát lạnh đột ngột sẽ kích thích mũi gây ra hắt hơi. Làm mới hơi thở là cách tốt nếu tất cả cá phương pháp đều không thành công![4]
  • Chuẩn bị sẵn khăn giấy để hắt hơi vào đó và lau sạch tay ngay sau khi xong. Nếu bạn không có khăn giấy thì không thể lau tay ngay lúc đó, nếu vậy bạn nên hắt vào tay áo để không làm lây lan mầm bệnh ra tay.[6]

Video liên quan

Chủ Đề