Tại sao mặt bị phù

Biểu hiện của phù

Trường hợp bệnh nhân thấy tăng cân nhiều, mắt sưng húp, hay chân tay sưng to mọng nước thì có thể phát hiện dấu hiệu này dễ dàng. Hoặc khi bụng to căng đầy óc ách, tăng dần, các mạch máu trên da giãn ra, gân xanh nổi, khi đó ta nghĩ ngay đến phù cổ trướng. Nhưng cũng có những khi phù kín đáo, mi mắt chỉ thoáng nặng vào buổi sáng, hay bàn chân hơi sưng khi về chiều, lúc này rất khó phát hiện bằng khám xét thông thường mà phải áp dụng nhiều kĩ thuật phức tạp mới có thể khẳng định được bệnh nhân có phù hay không.

Biểu hiện lâm sàng của phù phụ thuộc vào tình trạng thừa nước, vị trí phù và nguyên nhân gây phù.

Phù nặng

Cân nặng tăng, giảm thể tích nước tiểu, sưng nề mắt mỗi khi buổi sáng thức dậy. Một biểu hiện nặng của phù là khó thở khi nằm nghiêng hay gắng sức. Điều này cho thấy phổi đang bị thừa nước nhiều, hoặc là phù ở các vùng nhu mô phổi hoặc nước tràn ngập màng phổi. Cũng có khi khó thở là do suy tim nặng.

Một biểu hiện của phù Quincke.

Phù trung bình

Kiểu phù: Phù trắng mềm, ấn lõm do bệnh lý thận; Phù đỏ đau trong suy tim; Phù kết  hợp  viêm da, teo cơ da do viêm tĩnh mạch mạn tính. Viêm bạch mạch không có dấu hiệu ấn lõm.

Vị trí phù: Phù do thận hay thấy nặng mặt, mi mắt và buổi sáng; Phù do tim mạch hay thấy ở các chi vào cuối ngày khi đi lại nhiều...; Phù lan tỏa toàn thân trong bệnh gan, thận, hệ thống; Phù một bên hay cả hai bên chân, phù tay, phù tại chỗ trong trường hợp tắc mạch máu hay bị chèn ép do khối u. Ngoài ra phù do dị ứng hay do côn trùng đốt cũng thường khu trú tại nơi bị tổn thương.

Đặc biệt chú ý, một số nơi phù có thể nguy hiểm như phổi, thanh quản, não.

Cách khởi phát: Xuất hiện cấp tính thường do viêm tắc tĩnh mạch, bạch mạch, do bị côn trùng đốt, do dùng thuốc, dị ứng... Ngay sau khi có tác nhân gây bệnh, vùng bị tổn thương nhanh chóng sưng to, nề lên, ấn vào có thế đau và cảm giác nước dưới tay.

Phù khởi phát từ từ do bệnh gan thận. Bệnh xuất hiện một thời gian, các cơ quan không duy trì được những chức năng bình thường là do biến đổi môi trường nội môi cũng như các hoạt động của tế bào, dịch sẽ thoát vào khoảng kẽ từ từ tăng dần gây phù.

Các nguyên nhân gây phù

Phù toàn thân

Xơ gan, do nhiều nguyên nhân như viêm gan mạn, ngộ độc gan, bệnh lý đường mật, gan mất khả năng tổng hợp albumin, tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây ứ trệ tuần hoàn: Biểu hiện phù rất hay gặp, đặc biệt là tình trạng cổ trướng hay là tràn dịch trong ổ bụng. Số lượng rất nhiều có khi lên tới hàng chục lít dịch.

Hội chứng thận hư, các tổn thương tại cầu thận do nhiều bệnh lý gây ra, làm mất nhanh chóng với số lượng nhiều albumin qua đường nước tiểu, làm giảm áp lực keo trong máu và kéo theo hàng hoạt những biến loạn khác. Hậu quả là nước thoát ra khỏi thành mạch vào khoảng kẽ gây phù với nhiều mức độ từ nhẹ kín đáo đến nặng, toàn thân.

Suy tim cũng là nguyên nhân chính gây phù toàn thân. Khi tim giảm khả năng làm việc, lưu lượng tuần hoàn trong cơ thể không còn được duy trì ở mức bình thường, lượng dịch ứ trệ trong tuần hoàn sẽ bị thoát ra ngoài và gây phù.

Hội chứng tăng tính thấm thành mạch cấp tính

Hội chứng này hiếm gặp, sau một số bệnh gây xuất tiết đột ngột số lượng lớn dịch vào khoảng kẽ. Biểu hiện gồm khát, nôn, buồn nôn và đau cơ. Bệnh này thường hay phối hợp với rối loạn globulin đơn dòng IgG. Tổn thương mạch máu làm biến đổi cấu trúc và làm tính thấm của mạch máu tăng lên gây tăng thoát dịch vào khoảng kẽ.

Nguyên nhân phù một chân

Cấp tính: Huyết khối tĩnh mạch sâu, viêm bạch mạch, chấn thương gãy xương, côn trùng đốt, động vật cắn.

Bán cấp hoặc mạn tính: thoái hóa mạch máu [hội chứng Klippel - Trenaunay] chèn ép vùng khung chậu, khối u, hạch to, [hội chứng Cockett] động mạch đè lên tĩnh mạch chậu.

Phù vô căn tái phát

Nguyên nhân do cơ địa [thường gặp ở phụ nữ, cơ địa nhạy cảm]. Biểu hiện phù vô căn tái phát thường phù vài ngày gần với chu kỳ kinh nguyệt kèm theo đau đầu, đau bụng, kích thích, tăng cân nhẹ. Nguyên nhân là do tăng tính thấm do tăng oestrogene, tăng aldosteron thứ phát.

Phù do thận hư.

Phù bạch mạch

Tiên phát: Bẩm sinh do thiểu sản bạch mạch hội chứng Nonne-Milroy hay hội chứng Meige Turne. Thường phối hợp với thừa thiếu ngón, dị dạng tim, còn ống thông động tĩnh mạch.

Thứ phát: Nhiễm khuẩn [liên cầu, nhiễm giun], ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường sinh dục, do điều trị tia xạ, sau phẫu thuật, chấn thương...

Phù chi trên: Nguyên nhân thường do huyết khối tĩnh mạch chi trên, phù bạch mạch, bệnh hệ thống [viêm da đa cơ], hội chứng Shulman, xơ cứng bì rải rác

Phù mặt, phù Quinke: Nguyên nhân phổ biến do suy thận, hội chứng thận hư, sán, phù dị ứng [thuốc, nhiễm trùng, thức ăn].

Phù áo khoác: Do chèn ép trung thất, bệnh huyết khối.

Nguyên nhân khác:

Phù còn có thể do thai nghén. Ngoài ra một số thuốc cũng có thể gây phù như thuốc điều trị tăng huyết áp: ức chế alpha,diazoxid, hydralazin, clonidin, nifedipin; Thuốc chống viêm như indomethacin, phenylbutazon, corticoid; Thuốc an thần kinh, barbituric.

Khi có dấu hiệu bị phù, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế  chuyên khoa để được khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.


  • Đối với phù mạch qua trung gian tế bào mast, kháng histamine và đôi khi là corticosteroid và epinephrine đường toàn thân.

  • Đối với phù mạch do thuốc ức chế ACE, thỉnh thoảng có trường hợp điều trị truyền huyết tương tươi đông lạnh và thuốc ức chế C1

  • Đối với phù mạch nguyên phát định ký do ngộ độc tự phát, điều trị uống thuốc kháng histamine 2 lần/ngày

Điều trị phù mạch bao gồm việc loại bỏ hoặc tránh các chất gây dị ứng và sử dụng các thuốc làm giảm các triệu chứng. Nếu nguyên nhân không rõ ràng, tất cả các thuốc không cần thiết phải dừng lại.

Những bệnh nhân có phản ứng qua trung gian với tế bào mast nặng cần được khuyên nên luôn luôn mang theo ống tiêm, epinephrine tự tiêm và thuốc kháng histamin uống, và nếu có phản ứng nghiêm trọng, sử dụng các phương pháp điều trị này càng nhanh càng tốt và chuyển bệnh nhân đến khoa cấp cứu. Ở đó, họ có thể được giám sát chặt chẽ và có thể điều trị nhắc lại hoặc điều chỉnh nếu cần.

Cho phù mạch tự phát, liều cao của thuốc kháng histamin đường uống không gây ngủ có thể điều trị.

Dị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Bởi vậy nếu đột nhiên mặt bạn bị sưng phù thì đừng lơ là, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm

Dị ứng sưng phù mặt

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên tìm hiểu về dị ứng sưng phù mặt qua bài viết sau đây!

NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Theo bác sĩ , dị ứng sưng phù mặt hình thành do sự tích tụ độc tố, chất lỏng trong cơ thể quá nhiều. Đôi khi rất khó xác định một người có bị dị ứng sưng phù mặt hay không vì nhìn bằng mắt thường rất khó xác định được.

Vùng da bị sưng phù sẽ nhạt màu, ấn vào sẽ bị lõm xuống. Các dấu hiệu kèm theo tình trạng này thường là lượng nước tiểu ít đi, khó thở. Đặc biệt là cân nặng tăng hằng ngày từ 1-2 kg.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do: sốc phản vệ; tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hooc môn; hấp thụ quá nhiều cortisol- một loại hooc môn chống căng thẳng; viêm kết mạc, viêm xoang, viêm mô tế bào; quai bị; phù mạch; có thai; chấn thương; nhiễm trùng hoặc khối u gây nên.

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng dị ứng sưng phù mặt còn là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể. Việc tiêu thụ quá nhiều muối 1 ngày [quá 5gr] sẽ khiến cơ thể tích tụ chất lỏng, gây tình trạng sưng phù. Ngủ sai tư thế và giấc ngủ không thoải mái khiến máu lưu thông kém cũng gây nên tình trạng sưng phù mặt.

Nếu tình trạng sưng phù mặt đi kèm với sự xuất hiện các nốt mụn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhiều ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám vì có thể bạn đang mắc bệnh dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cẩn thận với các bệnh về thận khi mặt đột nhiên bị dị ứng sưng phù, nhiều ngày không khỏi và hay đi tiểu nhiều.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỘI CHỨNG CUSHING VÀ DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Hội chứng Cushing được biết đến với biểu hiện sưng phù nề mặt và chân tay yếu ớt.

Thêm vào đó, da người bệnh mỏng, dễ đỏ ửng và mụn nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hội chứng Cushing là do lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm có nguồn gốc từ corticoid. Những thuốc điển hình có nguồn gốc từ corticoid là Dexa, thuốc tàu, cao đơn hoàn tán, thuốc tể…

Hậu quả của hội chứng này, ngoài việc khiến cho mặt người bệnh sưng phù nề, mất tự tin trong giao tiếp còn khiến họ bị mệt mỏi kéo dài, tăng huyết áp [thậm chí gây đái tháo đường], viêm loét dạ dày, loãng xương và yếu cơ…

Đa phần người mắc hội chứng Cushing có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cách chữa hội chứng này là phục hồi chức năng của tuyến thượng thận. Tuy nhiên thời gian phục hồi có thể mất vài tháng đến vài năm tùy vào thời gian dùng thuốc có chứa corticoid trước đó của bệnh nhân.

Do đó, khi thấy mình bị dị ứng sưng phù mặt kéo dài nhiều ngày không khỏi, bạn nên kiểm tra lại việc sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau mình đã dùng trong thời gian qua để biết mình có đang mắc phải hội chứng Cushing hay không. Đừng lơ là với việc bị sưng phù mặt, đó là dấu hiệu ban đầu cảnh báo những bất ổn trong cơ thể, thậm chí là bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ tới nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày.

đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊ ỨNG SƯNG PHÙ MẶT

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu nguyên nhân gây sưng phù mặt xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học thì bạn nên hạn chế dùng thức ăn nhiều muối. Khi ngủ hãy nằm với gối cao và điều chỉnh đầu giường cao hơn đuôi giường để đảm bảo lưu thông máu tốt nhất. Cùng với đó, bạn có thể chườm đá và tránh xa những thứ nóng để cải thiện tình trạng sưng phù.

Một số trường hợp bị dị ứng dẫn đến sưng phù mặt được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu. Thuốc sẽ giúp cơ thể loại bỏ những chất lỏng dư thừa. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh histamin để giảm đau và sưng. Nếu không thấy đỡ hơn sau vài ngày, hãy ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc giảm đau cũng nên cân nhắc kỹ. Bạn không nên uống các loại thuốc giảm đau không kê toa như aspirin hay steroid. Những loại thuốc này làm mất khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể, làm cho tình trạng sưng trở nên nặng và kéo dài.

Khi mặt bị dị ứng sưng phù nhưng không bị ngứa hay nổi mẩn đỏ, bạn có thể dùng nước trộn rau mùi tây với sữa chua và thoa lên mặt. Bên cạnh đó, gừng hay bột nghệ cũng có tác dụng giảm dị ứng sưng phù ở mặt.

Bạn đừng nhầm lẫn rằng mặt bị sưng phù là do tích tụ nước. Thực tế, đây là những chất độc hại tích tụ trong các mô. Do đó, bạn không cần hạn chế uống nước. Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nếu mặt bị sưng phù từ từ và không đi kèm với các triệu chứng khác, bạn có thể chữa tại nhà bằng các phương pháp trên. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi và đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy và nhiều bất ổn khác trong cơ thể thì tốt nhất là bạn nên liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn đang gặp rắc rối về sức khỏe và tình trạng dị ứng sưng phù mặt là dấu hiệu cảnh báo bạn điều đó.

Video liên quan

Chủ Đề