Tại sao lại gõ cửa trước khi nhận phòng

Không chỉ là ca sỹ, Bảo Thy còn là một tín đồ du lịch. Cô thường xuyên chia sẻ hình ảnh các chuyến đi, khám phá nhiều địa danh, thắng cảnh nổi tiếng trên thế giới.

Mới đây, trong chuyến du lịch Hàn Quốc, Bảo Thy gây xôn xao dư luận khi chia sẻ gặp ác mộng tại khách sạn chỉ vì… quên gõ cửa  khi vào phòng.

"Chỉ vì hôm qua quên gõ cửa phòng trước khi vào mà cả đêm mất ngủ… Rút kinh nghiệm sâu sắc là đi khách sạn luôn luôn phải gõ cửa phòng mọi người nhé", Bảo Thy viết trên trang cá nhân.

Bảo Thy chia sẻ hình ảnh trong chuyến du lịch tại Hàn Quốc. Ảnh: Facebook

Trả lời về các câu hỏi thắc mắc dưới dòng chia sẻ, Bảo Thy cho biết, câu chuyện cô kể chỉ là cách nói vui vẻ, hài hước với bạn bè.

“Tuy nhiên, với những ai hay đi du lịch chắc chắn sẽ thấy, ở nhiều khách sạn khi đưa khách lên phòng check-in, nhân viên sẽ thường có thói quen gõ cửa trước khi vào, mặc dù biết chắc trong phòng không có người”, Bảo Thy viết.

Tại nhiều khách sạn, resort nhân viên thường có thói quen gõ cửa phòng trước khi vào dù là căn phòng trống

Chia sẻ này của Bảo Thy khiến nhiều người tò mò. Một số thậm chí đưa ra suy đoán, việc gõ cửa giống như hành động tâm linh, để đuổi “tà khí xấu” trong phòng, tránh đánh động đến các vong linh trong khách sạn. Ngoài ra, việc đầu tiên du khách nên làm khi vào phòng là bật lửa, xả nước, mở tivi… để tránh gặp ác mộng khi qua đêm.  

Trên thực tế, đây là quy định về nghiệp vụ của các khách sạn, resort. Nhân viên khách sạn nói chung, kể cả nhân viên buồng phòng đều phải gõ cửa, xưng danh, khi muốn vào bất cứ căn phòng nào, mặc dù biết rõ đó là căn phòng trống. Khi không thấy hồi đáp từ bên trong, thì nhân viên mới được mở cửa để vào phòng.

Trên thực tế, đây là quy định về nghiệp vụ của các khách sạn, resort mà không phải là hành động tâm linh như nhiều người suy đoán.

Hành động gõ cửa ba lần và xưng danh trước khi vào phòng, là để thể hiện thái độ tôn trọng khách hàng, tôn trọng sự riêng tư và để người ở bên trong [nếu có], có thời gian chuẩn bị cho sự có mặt của người khác ở trong phòng một cách bất ngờ.

Việc làm này tránh tình huống nhầm lẫn số phòng, hoặc nhầm số thẻ lấy phòng, hoặc nhân viên có thể nhầm lẫn, dẫn khách lên phòng đã có người ở mà không để ý. Đây là một phép lịch sự được nhiều khách sạn, resort trên thế giới áp dụng.

Như vậy, hành động gõ cửa 3 lần trước khi vào phòng, dù biết đó là căn phòng trống chỉ là một nghiệp vụ của nhân viên khách sạn. Bạn cũng không cần quá băn khoăn hay lo lắng về hành động này.

Hiệp Nguyễn

Ở nhiều nơi trên thế giới, các nhân viên khách sạn thường gõ cửa [cụ thể là gõ 3 cái] trước khi vào phòng dù biết chắc là phòng trống, sau đó sẽ xưng danh rồi mới mở cửa. Rất nhiều khách thuê thắc mắc về vấn đề này, thậm chí nó còn trở thành chủ đề bàn tán trên các diễn đàn.

Tại sao nhân viên khách sạn thường gõ cửa trước khi vào phòng dù biết không có khách bên trong?

Câu hỏi này đã được giải đáp bởi các chuyên gia ngành khách sạn - nhà hàng trên các diễn đàn. Theo đó, hành động gõ cửa trước khi vào phòng [dù phòng trống] là thao tác nghiệp vụ của nhân viên khách sạn nhằm đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho cả khách thuê lẫn nhân viên, xét trong nhiều trường hợp.

Ở các khách sạn 4 - 5 sao trên thế giới, việc này còn là thủ tục bắt buộc: gõ cửa, xưng danh rồi không có lời hồi đáp mới có thể mở cửa. Hành động này nhằm thể hiện sự tôn trọng của khách sạn với khách hàng và tránh các tình huống không đáng có. Giả dụ, trong mùa cao điểm, hệ thống đặt phòng báo nhầm phòng cho lễ tân, hoặc thẻ đựng phòng bị sai số, phòng đang dọn dẹp nhưng bên vệ sinh chưa báo lại cho hệ thống, khách đang ở tạm để chờ xe… Có hàng chục tình huống có thể xảy ra nên hành động gõ cửa, xưng danh này tuy chỉ mất 3 giây nhưng có thể đảm bảo loại trừ những trường hợp khó xử.

Chính vì vậy, việc gõ cửa trước khi vào phòng dù nhận được thông tin phòng trống là thủ tục nghiệp vụ được các khách sạn duy trì nghiêm ngặt. Điều này giúp đảm bảo uy tín và độ chuyên nghiệp của khách sạn trong mắt khách hàng và toàn ngành nói chung.

Nguồn: Tổng hợp

Gia đình tôi vừa đi du lịch, có thuê khách sạn 5 sao để nghỉ ngơi. Chúng tôi được nhân viên dẫn đi nhận phòng. Trước khi dùng thẻ từ để mở, cô ấy có gõ vài tiếng lên cánh cửa. Tôi thắc mắc rằng tại sao lại phải gõ cửa vì khách sạn phải chắc chắn phòng không có người, đã dọn dẹp sạch sẽ thì mới cho chúng tôi nhận phòng? Vậy đó sẽ là phòng mới, chứ đâu phải phòng có người dùng? Tôi có hỏi nhưng nhân viên đó chỉ mỉm cười, nên tôi đành lên đây đợi câu trả lời từ độc giả. Xin cám ơn!

Dương Đông có những khách sạn 3 sao nào ở tốt?

Nguyễn Hồng Phúc

11/03/2020 08:00:19 GMT+7

Sau khi nhận phòng, khách thuê phòng thường mở cửa và bước vào ngay. Tuy nhiên, đây là một trong những điều đại kỵ nhiều người mắc phải.

Khi đi du lịch, công tác.. việc tìm đến các dịch vụ lưu trú để qua đêm tại đây là điều hiển nhiên. Nắm bắt được nhu cầu ấy của các thượng đế, phòng cho thuê, khách sạn mọc lên như nấm sau mưa. Bạn rất dễ tìm được cho mình một căn phòng ưng ý với nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn.

Tuy nhiên, không giống như phòng ngủ ở nhà, phòng khách sạn là nơi đã có rất nhiều người lưu trú trước đó và bạn không thể biết được từng có chuyện gì xảy ra ở căn phòng này. Thế nên, để tránh những điều xui rủi bạn cần nhớ rõ là khi mở cửa phòng không được bước vào và đóng cửa lại ngay mà phải gõ cửa 3 cái.

Trước tiên, bạn gõ cửa 3 cái sau đó mở cửa ra và để yên như thế. Sau đó, bạn đứng sang bên trái của cửa nếu là nam giới và đứng qua bên phải nếu là nữ giới khoảng 1m. Lúc này bạn đã có thể bước vào phòng như bình thường.

Sỡ dĩ người xưa kiêng không bước vào phòng lạ ngay bởi quan niệm, vì căn phòng cho thuê gần như là căn phòng vô chủ nên âm khí rất nặng. Khi mình đến ở, gõ cửa để đánh động rằng có người sắp đến, mở cửa và đứng sang một bên để “tiễn” âm khí ra ngoài. Như thế căn phòng của bạn sẽ chỉ còn vượng khí.

Dung [Nguoiduatin.vn]

Video liên quan

Chủ Đề