Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu là gì

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu là loại giấy tờ không thể thiếu khi cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu, tách hộ khẩu hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào khác liên quan đến sổ hộ khẩu. Và được pháp luật quy định biểu mẫu cụ thể để người dân dễ sử dụng và bớt khó khăn trong công tác hành chính.

Phavila xin chia sẻ đến quý độc giả các thông tin liên quan cũng như biểu mẫu chính xác nhất để nộp lên cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý.

Khi nào cần dùng phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu?

Sổ hộ khẩu là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thể theo dõi và quản lý nơi cư trú của công dân. Chính vì vậy, khi có sự thay đổi về hộ khẩu nhân khẩu, công dân phải thực hiện thông báo lên cơ quan có thẩm quyền.

Tại Thông tư 36/2014/TT-BCA của Bộ công an có quy định các trường hợp cần sử dụng biểu mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu bao gồm:

  • Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú;
  • Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  • Thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú;
  • Xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú;
  • Tách sổ hộ khẩu;
  • Đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
  • Cấp giấy chuyển hộ khẩu;
  • Xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú;
  • Gia hạn tạm trú.

Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu – HK02

Mẫu HK-02_Trang 01

Mẫu HK-02_Trang 02

Tải xuống Mẫu HK-02 Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩuDownload

Tại dòng “Kính gửi”: Ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp và cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú. Ví dụ: Kính gửi: Công an nhân dân huyện Trảng Bom / Công an nhân dân xã Hưng Thịnh

2. Thông tin về người viết phiếu báo

✅ Họ và tên: Viết in hoa, đầy đủ dấu;

✅ Giới tính: Nữ / Nam;

✅ CMND số: Ghi đầy đủ số trên CMND hoặc CCCD;

✅ Hộ chiếu số: Ghi đầy đủ số hộ chiếu, nếu chưa có thì để trống;

✅ Nơi thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký trên Sổ hộ khẩu của người viết phiếu báo. Ghi đầy đủ số nhà, đường phố; tổ, thôn, xóm, bản, buôn…; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

✅ Địa chỉ chỗ ở hiện nay: Nếu bạn cư trú giống trong sổ hộ khẩu thì ghi lại địa chỉ nơi thường trú, nếu cư trú khác nơi thường trú thì điền chỗ ở hiện tại;

✅ Số điện thoại liên hệ: Bạn nên điền đầy đủ thông tin số điện thoại để cơ quan công an có thể liên hệ khi cần thiết.

✅ Họ và tên: Viết in hoa, đầy đủ dấu;

✅ Giới tính: Nữ / Nam;

✅ Ngày, tháng, năm sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch như trên Chứng minh nhân dân [tránh ghi ngày âm lịch];

✅ Dân tộc: Bạn thuộc dân tộc nào thì ghi dân tộc đó theo thông tin trong giấy khai sinh nếu có, hoặc sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, giấy tờ khác có thông tin này;

✅ Quốc tịch: Ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch khác [nếu có];

✅ CMND số: Ghi đầy đủ số trên CMND hoặc CCCD;

✅ Hộ chiếu số: Ghi đầy đủ số hộ chiếu, nếu chưa có thì để trống;

Nơi sinh: Bạn cần ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;

✅ Nguyên quán: Ghi quê quán theo giấy khai sinh đã khai. Nếu giấy khai sinh không có thông tin này thì ghi theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ theo tập quán;

* Lưu ý: Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

✅ Nghề nghiệp, nơi làm việc: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc;

✅ Nơi thường trú: Ghi theo địa chỉ đăng ký trên Sổ hộ khẩu. Ghi đầy đủ số nhà, đường phố; tổ, thôn, xóm, bản, buôn…; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

✅ Địa chỉ chỗ ở hiện nay: Nếu bạn cư trú giống trong sổ hộ khẩu thì ghi lại địa chỉ nơi thường trú, nếu cư trú khác nơi thường trú thì điền chỗ ở hiện tại;

✅ Số điện thoại liên hệ: Bạn nên điền đầy đủ thông tin số điện thoại để cơ quan công an có thể liên hệ khi cần thiết.

✅ Họ và tên chủ hộ & Quan hệ với chủ hộ:

  • Trường hợp cá nhân đi đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;
  • Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì ghi theo thông tin chủ hộ đồng ý cho nhập vào, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;
  • Trường hợp đi điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ, tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã đăng ký.

✅ Nội dung thay đổi hộ khẩu nhân khẩu: Ghi tóm tắt nội dung bạn muốn thay đổi, ví dụ như: đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, điều chỉnh sổ hộ khẩu…;

✅ Những người cùng thay đổi: Nếu có thì điền vào, nếu không thì bỏ trống.

✅ Ý kiến của chủ hộ: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu…; sau đó chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên cùng với ngày, tháng, năm đi đăng ký;

✅ Xác nhận của Công an: Do người có thẩm quyền của Cơ quan công an xác nhận.

Các bước đăng ký thay đổi hộ khẩu – nhân khẩu đơn giản nhất

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu đã điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn ở trên kèm với các giấy tờ theo yêu cầu của từng nội dung cần đăng ký.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan công an có thẩm quyền giải quyết tùy từng trường hợp.

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ theo giấy hẹn. Lưu ý: Kết quả có thể thành công hoặc thất bại.

Trên đây là toàn bộ thông tin hướng dẫn viết Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu mà Phavila xin lưu ý đến Qúy khách hàng.

Dịch vụ hỗ trợ thay đổi hộ khẩu nhân khẩu tại Công ty Phavila

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Phavila với hơn 8 năm hỗ trợ các cá nhân trong công tác giấy tờ, thủ tục hành chính. Như những người bạn, chúng tôi hiểu được rằng khi một cá nhân cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ, những điều cần nhất chính là:

  • ✔️ Sự nhanh chóng, đảm bảo và chuẩn xác trong từng số liệu;
  • ✔️ Thủ tục gọn nhẹ, diễn ra “suôn sẻ” và “êm đẹp”;
  • ✔️ Một chi phí ở mức hợp lý;
  • ✔️ Luôn sẵn sàng, có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh.

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp phải thay đổi nhân khẩu như việc tách sổ hộ khẩu, chuyển hộ khẩu khi kết hôn, ly hôn,… Khi thay đổi nhân khẩu, muốn tách khẩu hay nhập khẩu thì cần phải thực hiện theo những trình tự, thủ tục nhất định.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013

– Luật Cư trú năm 2020, có hiệu lực vào ngày 01/7/2021

– Thông tư số 35/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

– Thông tư số 36/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.

1. Thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì?

Trong Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:

“Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp

Xem thêm: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu HK02 và cách viết mới nhất năm 2022

1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”

Như vậy, việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là việc khi cá nhân thay đổi chỗ ở khác với nơi họ đã đăng ký thường trú, và họ thực hiện đăng ký thường trú khi đủ điều kiện. Việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là hoạt động được thực hiện khi có đề nghị của cá nhân có yêu cầu và thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó chính là Công an huyện, quận, thị xã trong trường hợp thay đổi tại thành phố trực thuộc Trung ương và Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong trường hợp thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu tại tỉnh.

2. Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là gì và được sử dụng để làm gì?

Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là văn bản do cá nhân soạn thảo gửi cơ quan có thẩm quyền là cơ quan đăng ký cư trú hoặc cơ quan quản lý cư trú khi thực hiện các hoạt động thay đổi cư trú.

Theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT- BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định:

“Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng để thông báo khi có sự thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu như: Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu; xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú; gia hạn tạm trú.”

Như vậy, có thể thấy phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, với vai trò chính là để kê khai thông tin khi có những sự thay đổi về hộ khẩu hoặc nhân khẩu của các cá nhân thực hiện đăng ký thường trú hoặc tạm trú, thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; thay đổi nơi thường trú,…

3. Mẫu phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu và soạn thảo:

Mẫu Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu là Mẫu HK02 ban hành theo Thông tư  số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014

Xem thêm: Mẫu bản khai nhân khẩu và cách ghi bản khai nhân khẩu HK01 mới nhất năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

PHIẾU BÁO THAY ĐỔI HỘ KHẨU, NHÂN KHẨU

Kính gửi: …….

I. Thông tin về người viết phiếu báo

1. Họ và tên [1]: …… 2. Giới tính:…..

3. CMND số:…….4. Hộ chiếu số:……

Xem thêm: Công văn 5307/TCT-CS thù lao đối với tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế do Tổng cục Thuế ban hành

5. Nơi thường trú:……..

6. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: ……. Số điện thoại liên hệ:….

II. Thông tin về người có thay đổi hộ khẩu, nhân khu

1. Họ và tên [1]:………. 2. Giới tính:…….

3. Ngàytháng, năm sinh:……/……/….. 4. Dân tộc:……..5. Quốc tịch:……

6. CMND số:……. 7. Hộ chiếu số:……

8. Nơi sinh:……

9. Nguyên quán:……

Xem thêm: Công ty Gazelle là gì? Đặc điểm và ví dụ về công ty Gazelle

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……

11. Nơi thường trú:…….

12. Địa chỉ chỗ ở hiện nay: …….Số điện thoại liên hệ:……..

13. Họ và tên chủ hộ:…….14. Quan hệ với chủ hộ:……

15. Nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu [2]:……..

16. Những ngưi cùng thay đi:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Nơi sinh

Nghề nghiệp

Dân tộc

Quốc tịch

CMND số [hoặc Hộ chiếu số]

Quan hệ với người có thay đổi

                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   
                   

…, ngày….tháng….năm…

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ [3]

Xem thêm: Nhân khẩu học là gì? Thông tin nhân khẩu học được sử dụng như thế nào?

[Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên]

…, ngày….tháng….năm…

NGƯỜI VIẾT PHIẾU BÁO

[Ký, ghi rõ họ tên]

XÁC NHẬN CỦA CÔNG AN [4]

:……..

……, ngày…tháng…năm…

TRƯỞNG CÔNG AN:………..

Xem thêm: Cách điền tờ phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu?

[Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Soạn thảo Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

[1] Mục họ tên: Viết chữ in hoa đủ dấu

 Mục ngày sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch

Mục “CMND số” Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu [nếu có cả hai giấy tờ này];

Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;

Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;

Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. 

Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác [nếu có];

Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh.

Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.

Mục “Ý kiến của chủ hộ”: Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm.

[2] Ghi tóm tắt nội dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ví dụ: đăng ký thường trú, tạm trú; thay đổi nơi đăng ký thường trú, tạm trú; tách sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu …

[3] Ghi rõ ý kiến của chủ hộ là đồng ý cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đồng ý cho tách sổ hộ khẩu; chủ hộ ký và ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm.

[4] Áp dụng đối với trường hợp: Xác nhận việc công dân trước đây đã đăng ký thường trú và trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị mất.

Ghi chú: Trường hợp người viết phiếu báo cũng là người có thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thì công dân chỉ cần kê khai những nội dung quy định tại mục II

Hướng dẫn ghi Mục “Quan hệ với chủ hộ”

Trong Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 36/2014/TT- BCA quy định như sau:

“1. Mục “Họ và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” ghi như sau:

a] Trường hợp đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, được cấp sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì mục họ và tên chủ hộ ghi họ, tên người đến đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là chủ hộ;

b] Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó;

c] Trường hợp điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú; tách sổ hộ khẩu; đổi, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú; cấp giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú thì ghi họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.”

Theo đó, những thông tin liên quan đến người viết phiếu báo và người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu sẽ được chia ra hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất là người thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu đồng thời là người viết khai báo thì họ và tên trong Phiếu thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu sẽ trùng nhau.

Trường hợp thứ hai là người viết phiếu báo là chủ hộ hoặc người viết phiếu báo không đồng thời là người có thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì trong trường hợp này họ và tên của mục I và mục II không đồng nhất.

Từ đó, với câu hỏi yêu cầu tư vấn, khi bạn là con dâu, và muốn nhập khẩu về nhà chồng, thì khi bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu, trong Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu thì phần thông tin về người khai báo [Mục I] và thông tin người có hộ khẩu, nhân khẩu [Mục II] có thể trùng nhau nếu người muốn nhập khẩu chính là người đi khai báo.

4. Hoạt động nhập khẩu khi thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu:

Hồ sơ áp dụng khi thực hiện thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu chính là hồ sơ đăng ký thường trú. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Giấy chuyển hộ khẩu

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền Công an huyện, quận, thị xã  Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Còn theo Quy định tại Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực vào ngày 01/7/2021 thì đối từng trường hợp thay đổi nhân khẩu hộ khẩu sẽ có những quy định về hồ sơ khác nhau.

Như trong trường hợp thay đổi nhân khẩu khi vợ nhập khẩu về nhà chồng, thì hồ sơ gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bng văn bn;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

Video liên quan

Chủ Đề