Tại sao lại gặp ác mộng

Rượu, thuốc và chất bổ sung

Một đêm ở quán nhậu có thể mang lại nhiều niềm vui, nhưng rất tồi tệ khi bạn cố tìm giấc ngủ sau đó. Theo Phil Lawlor , một chuyên gia về giấc ngủ, ban đầu, bạn có thể ngủ say, nhưng khi nồng độ cồn trong máu giảm xuống, điều ngược lại sẽ xảy ra. Bạn sẽ không thể ngủ sâu giấc và tỉnh giữa chừng nhiều hơn, dẫn đến REM [trạng thái ngủ lơ mơ, mắt chớp nhanh] nhiều hơn, gây ác mộng.

Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau cũng có thể làm tăng tần suất xuất hiện những giấc mơ xấu. Verena Senn, chuyên gia của Emma Sleep, người nghiên cứu về giấc ngủ và não bộ trong gần 15 năm, cho biết, có quá nhiều điều chúng ta chưa hiểu về bộ não, mức độ gia tăng của chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn dopamine mà chất này cung cấp, tạo thay đổi trong cách chúng ta mơ.

Melatonin, một chất bổ sung có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, cũng có thể gây ra những giấc mơ xấu. "Không có bằng chứng thuyết phục về việc melatonin ảnh hưởng đến giấc mơ của chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, có mối liên hệ với mức độ melatonin cao gây ra ác mộng", Lawlor cho biết.

Cách khắc phục: Bạn vẫn có thể uống rượu vào ban đêm [nếu điều đó tốt cho sức khỏe của bạn]. Theo Lawlor, chỉ cần uống ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ.
Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thuốc và thực phẩm chức năng.

Giấc ngủ chất lượng giúp não hoạt động tốt hơn. Ảnh:Freepik

Ăn trước khi ngủ

Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể gây hại. Nguyên nhân là cơ thể sẽ phải làm việc chăm chỉ để phân hủy thức ăn và sẽ gửi tin hiệu đến não, yêu cầu hoạt động tích cực hơn, dẫn đến ác mộng. Theo Lawlor, thức ăn có thể gây gián đoạn giấc ngủ do đổ mồ hôi ban đêm và trào ngược axit. Đồ ăn có đường và thức ăn cay có thể kích hoạt nhiều sóng não hơn.

Chuyên gia Verena Senn đồng ý với quan điểm này. Bà cho rằng ăn trước khi ngủ là thói quen chắc chắn gây rối loạn giấc ngủ và có thể gây ác mộng.

Cách khắc phục: Ăn bữa ăn cuối 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Lo lắng và căng thẳng

Lawlor cho hay, lo lắng và căng thẳng gây ra đau đớn hoặc lo lắng, dẫn đến ác mộng. Tiềm thức của bạn sẽ biến những suy nghĩ sợ hãi thành giấc mơ đáng sợ và khó chịu.

"Trong khi ngủ, hoạt động limbic [một nhóm các cấu trúc liên kết nằm sâu trong não bộ, có nhiệm vụ kiểm soát cảm xúc và hành vi của con người] tăng cao. ... Hoạt động limbic tăng cao, đặc biệt là ở hạch hạnh nhân [là phần não xử lý cảm xúc] trong giấc ngủ REM, do đó có thể làm trầm trọng thêm cường độ cảm xúc trải qua trong giấc mơ, gây ra ác mộng.

Cách khắc phục: Nên ngủ đủ giấc vì thiếu ngủ có thể dẫn đến cả căng thẳng và ác mộng. Không nên đọc cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi đáng sợ trước khi đi ngủ.
Tập thể dục, thiền, viết nhật ký và tìm kiếm sự tư vấn cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vào ban đêm.

Nằm ngửa khi ngủ

Theo chuyên gia Lawlor, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người nằm ngửa dễ gặp ác mộng hơn. "Nằm ngửa khi ngủ có thể gây khó thở. Khi bạn đang ở giai đoạn REM, việc thiếu không khí có thể gây ra cơn ác mộng, chẳng hạn như bị rượt đuổi, ngạt thở hoặc chết đuối ", Lawlor nói.

Cách khắc phục: Ngủ nghiêng về bên phải. Bạn có thể thay đổi tư thế ngủ mà không nhận ra trong đêm và điều đó không sao.

Với tất cả các mẹo này, chỉ cần làm những gì bạn có thể. Đó là về sự tiến bộ, không phải sự hoàn hảo.

Nhật Minh [Theo Huffpost]

Rối loạn ác mộng có liên quan mật thiết đến chứng mất ngủ, thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM. Cho đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý này vẫn chưa được rõ ràng. Song, các chuyên gia cho rằng những cơn ác mộng có thể được kích hoạt bởi các yếu tố dưới đây:

Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Tình trạng stress trong thời gian dài có thể gây ra những giấc mơ đáng sợ. Đó có thể là áp lực từ các vấn đề của cuộc sống, sự thay đổi hoặc trải nghiệm đau buồn. Khả năng chịu đựng chấn thương của mỗi người là không giống nhau. Song, cái chết của người thân thường để lại sự mất mát lớn và gây ra những cơn ác mộng kinh hoàng.

Chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương

Tai nạn, lạm dụng tình dục, tra tấn là những nguyên nhân chính gây ra ác mộng. Nói cách khác, người mắc bệnh rối loạn căng thẳng sau chấn thương [PTSD] cũng đồng thời mơ thấy ác mộng một cách thường xuyên.

Thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây rối loạn ác mộng

Những thay đổi trong lịch làm việc của bạn có thể khiến cho thời gian ngủ và thức không ổn định. Điều này cũng sẽ làm gián đoạn và làm giảm số giờ ngủ, tăng nguy cơ gặp ác mộng. Mặt khác, mất ngủ có liên quan đến các vấn đề về thần kinh.

Lạm dụng thuốc

Một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp và thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson có khả năng kéo dài ác mộng nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra, các chất gây nghiện, chất kích thích cũng sẽ khiến bạn chìm vào những cơn ác mộng không hồi kết.

Vấn đề sức khỏe tâm thần khác

Bệnh trầm cảm và một số rối loạn tâm thần được chứng minh là có liên quan đến những cơn ác mộng tái diễn. Bên cạnh đó, ác mộng cũng thường xảy ra song song với một số điều kiện y tế khác như bệnh tim, ung thư. Phần lớn các bệnh làm giảm chất lượng giấc ngủ đều dẫn đến ác mộng.

Ngoài ra, bạn sẽ có nguy cơ mơ thấy ác mộng cao hơn người khác nếu trong gia đình có người bị rối loạn ác mộng, bệnh mộng du.

Chẩn đoán rối loạn ác mộng

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa có các xét nghiệm quy chuẩn để chẩn đoán chứng rối loạn ác mộng. Quá trình chẩn đoán thường tốn nhiều thời gian. Theo đó, bác sĩ sẽ xem xét hồ sơ bệnh án, các triệu chứng và thực hiện theo các kỹ thuật sau đây:

Kiểm tra thể chất

Người bị nghi ngờ mắc bệnh sẽ được kiểm tra thế chất. Công đoạn này giúp bác sĩ xác định điều kiện có thể góp phần gây ác mộng. Trong trường hợp những cơn ác mộng tái phát cho thấy những lo lắng tiềm ẩn, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Thảo luận về triệu chứng rối loạn ác mộng

Rối loạn ác mộng thường được chẩn đoán dựa trên mô tả của bệnh nhân về các triệu chứng. Trong đó, hành vi trong suốt giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể hỏi người ngủ cùng về các dấu hiệu bất thường của bạn để chẩn đoán chính xác hơn.

Nghiên cứu giấc ngủ về đêm [polysomnography]

Trường hợp giấc ngủ của bạn bị xáo trộn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị một nghiên cứu giấc ngủ về đêm. Phương pháp này giúp xác định những cơn ác mộng có liên quan đến các chứng rối loạn giấc ngủ khác hay không.

Để tiến hành, các cảm biến được đặt trên cơ thể bạn. Sau đó, cảm biến sẽ ghi lại và theo dõi sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim, nhịp thở cũng như chuyển động của mắt và chân trong khi bạn ngủ. Bạn cũng có thể quay video để ghi lại hành vi của mình trong các giai đoạn của giấc ngủ.

Phương pháp điều trị

Việc điều trị là cần thiết nếu như cơn ác mộng khiến bạn đau khổ và cản trở các hoạt động thường ngày. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh giúp xác định các phương pháp điều trị rối loạn ác mộng, bao gồm:

Những cơn ác mộng và nỗi kinh hoàng về đêm đều khiến con người thức giấc và vô cùng sợ hãi. Chúng thường xảy ra trong vài giờ đầu tiên sau khi chúng ta chìm vào giấc ngủ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết về loại ác mộng này.

Ác mộng xuất hiện với những giấc mơ liên quan đến cảm giác tiêu cực, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi. Những cơn ác mộng thỉnh thoảng xảy ra thường không có gì đáng lo ngại.

Mặc dù ác mộng có thể khá phổ biến đối với từng trường hợp cụ thể nhưng rối loạn ác mộng tương đối hiếm gặp. Rối loạn ác mộng có thể xảy ra khi những cơn ác mộng xuất hiện thường xuyên, gây các cảm giác tiêu cực cho người bệnh như lo lắng, gián đoạn giấc ngủ, gây khó khăn cho hoạt động ban ngày hoặc tạo ra cảm giác sợ hãi - ác mộng kinh hoàng khi ngủ của người bệnh.

Gặp ác mộng khi đang ngủ có thể xảy ra hiếm khi hoặc thường xuyên hơn, thậm chí vài lần trong một đêm. Các cảnh tượng này nhìn chung là ngắn gọn nhưng chúng khiến bạn thức giấc và khó ngủ trở lại. Cơn ác mộng có thể tác động và liên quan đến các vấn đề như:

  • Giấc mơ của bạn có vẻ sống động, thực tế và rất khó chịu, thường trở nên đáng lo ngại hơn khi giấc mơ diễn ra.
  • Nội dung sự việc trong mơ của bạn thường liên quan đến các mối đe dọa đối với sự an toàn hoặc sự sống còn nhưng cũng có thể là các chủ đề đáng lo ngại khác.
  • Giấc mơ đánh thức bạn.
  • Bạn sẽ có cảm giác luôn thấy sợ hãi, lo lắng, tức giận, buồn bã hoặc ghê tởm do hậu quả giấc mơ của bạn.
  • Bạn cảm thấy đổ mồ hôi hoặc tim đập thình thịch khi ở trên giường.
  • Bạn có thể nhận thức rõ ràng về những giấc mơ đã trải qua khi thức dậy và có thể nhớ lại các chi tiết của giấc mơ của bạn.
  • Giấc mơ của bạn gây ra sự đau khổ khiến bạn không thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ trở lại.

Ác mộng chỉ được coi như một chứng rối loạn nếu:

  • Sự xuất hiện của các cơn ác mộng xảy ra thường xuyên.
  • Bạn có tâm trạng đau khổ hoặc suy giảm nghiêm trọng trong ngày, chẳng hạn như lo lắng hoặc sợ hãi dai dẳng,...
  • Các vấn đề về khả năng tập trung hoặc cần sử dụng trí nhớ, hoặc bạn không thể ngừng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ của mình.
  • Các vấn đề hoạt động xảy ra ở cơ quan, trường học hoặc trong các tình huống xã hội.
  • Các vấn đề liên quan đến hành vi liên quan với giờ đi ngủ hoặc sợ bóng tối.

Ác mộng có thể trở thành một chứng rối loạn.

Rối loạn ác mộng - rối loạn giấc ngủ liên quan đến những trải nghiệm không mong muốn xảy ra ở những thời điểm khác nhau của giấc ngủ. Ác mộng thường xảy ra trong giai đoạn ngủ hay còn được biết đến như giấc ngủ chuyển động mắt nhanh [REM]. Nguyên nhân chính xác của những cơn ác mộng vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, ác mộng ở người lớn có thể được kích hoạt từ nhiều yếu tố.

  • Căng thẳng hoặc lo lắng. Đôi khi, những căng thẳng bình thường trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như một vấn đề về công việc ở cơ quan hay ở ngoài xã hội cũng gây ra những cơn ác mộng. Hoặc có thể một sự thay đổi lớn trong cuộc đời, chẳng hạn như chuyển nhà hoặc cái chết của một người thân yêu, có thể có tác động tương tự đến trạng thái của người bệnh.
  • Tổn thương. Ác mộng thường xảy ra sau một tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể chất hoặc tình dục, hoặc các sự kiện đau thương khác. Vì thế, ác mộng rất dễ gặp ở những người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý [PTSD].
  • Thiếu ngủ. Những thay đổi trong thói quen hàng ngày khiến thời gian ngủ và thức giấc không đều hoặc làm gián đoạn hoặc giảm thời lượng ngủ có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Hơn nữa, những cơn ác mộng gia tăng cũng có thể liên quan đến tình trạng mất ngủ.
  • Thuốc. Một số loại thuốc - bao gồm cả thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc chẹn beta đều được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson hoặc giúp cai thuốc. Những loại thuốc kể trên đều có thể liên quan và gây ra ác mộng.
  • Lạm dụng chất kích thích. Trong quá trình sử dụng hoặc đang thực hiện cai nghiện rượu và ma túy có thể gây ra ác mộng.
  • Các rối loạn khác. Các cơn ác mộng có thể liên quan đến các vấn đề về tâm thần kinh như trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Hơn nữa, tình trạng ác mộng có thể xảy ra cùng với một số tình trạng bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư. Khi người bệnh mắc các chứng rối loạn khiến cho giấc ngủ không được đầy đủ cũng dẫn tới tình trạng gặp ác mộng.
  • Sách và phim kinh dị. Đối với một số người, đọc những cuốn sách có chứa nội dung đáng sợ hoặc xem những bộ phim đáng sợ, đặc biệt là khi hoạt động này được thực hiện trước khi đi ngủ, có thể liên quan đến những cơn ác mộng.

Ác mộng có thể xảy ra phổ biến hơn khi các thành viên trong gia đình có tiền sử gặp ác mộng hoặc các chứng rối loạn giấc ngủ khi ngủ, chẳng hạn như hành động nói chuyện trong khi ngủ.

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể khiến cho cơ thể cảm thấy khó khăn trong các hoạt động công việc và đời sống hàng ngày.
  • Ảnh hưởng tâm trạng, chẳng hạn như xuất hiện tình trạng trầm cảm hoặc lo lắng do những giấc mơ tiếp tục làm phiền bạn.
  • Suy nghĩ tiêu cực hoặc tự tử hoặc cố gắng tự tử có thể được xem như biến chứng nguy hiểm của ác mộng.

Tự tử có thể là biến chứng nguy hiểm của ác mộng.

Ác mộng không thể được chẩn đoán thường xuyên bằng các xét nghiệm thông thường. Ác mộng chỉ được coi như một chứng rối loạn nếu những giấc mơ đó làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, khiến bạn lo lắng hoặc khiến bạn không ngủ đủ giấc. Để chẩn đoán rối loạn ác mộng một cách chính xác thì bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng của bệnh.

  • Xét nghiệm. Bạn có thể khám sức khỏe để xác định tình trạng nào có thể là nguyên nhân góp phần gây ra những ác mộng. Nếu những cơn ác mộng của bạn tái diễn thường xuyên, cho thấy sự lo lắng tiềm ẩn, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Thảo luận về các triệu chứng. Rối loạn ác mộng thường được chẩn đoán dựa trên mô tả về trải nghiệm của bạn. Bác sĩ có thể hỏi về tiền sử gia đình của bạn về các vấn đề về giấc ngủ để có thêm thông tin về bệnh. Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn hoặc đối tác của bạn để có thêm thông tin về các hành vi khi ngủ của bạn và thảo luận về khả năng mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác, nếu được chỉ định.
  • Nghiên cứu giấc ngủ về đêm [polysomnography]. Nếu giấc ngủ của bạn bị rối loạn ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ qua đêm để giúp xác định xem những cơn ác mộng có liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ khác hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng các cảm biến được đặt trên cơ thể bạn sẽ ghi lại và theo dõi sóng não, mức oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, cũng như những chuyển động của mắt và chân khi bạn ngủ liên quan đến các dấu hiệu của ác mộng. Ngoài ra, bác sĩ có thể đặt máy quay video để ghi lại hành vi của bạn trong chu kỳ ngủ.

Bạn không thực sự cần thiết phải điều trị ác mộng. Tuy nhiên, bạn có thể cần điều trị nếu những cơn ác mộng khiến bạn luôn cảm thấy đau khổ hoặc rối loạn giấc ngủ và cản trở hoạt động ban ngày của bạn.

Xác định chính xác nguyên nhân của chứng rối loạn ác mộng giúp xác định phương pháp điều trị thích hợp.

  • Điều trị y tế. Nếu những cơn ác mộng có liên quan đến một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn thì việc điều trị là nhằm vào vấn đề ấy.
  • Điều trị căng thẳng hoặc lo lắng. Nếu tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn bị ảnh hưởng, chẳng hạn như căng thẳng hoặc lo lắng, bác sĩ có thể đề xuất các kỹ thuật giảm căng thẳng, tư vấn hoặc trị liệu với chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Liệu pháp tập dượt hình ảnh. Thường được sử dụng với những người gặp ác mộng do hậu quả của PTSD. Liệu pháp diễn tập hình ảnh bao gồm việc thay đổi kết thúc cơn ác mộng và kết thúc với trạng thái tỉnh táo để cơn ác mộng không còn đe dọa.
  • Thuốc. Hiếm khi bạn được sử dụng thuốc để điều trị ác mộng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng thuốc có thể được khuyến nghị cho những cơn ác mộng nghiêm trọng liên quan đến PTSD.

Thiết lập thói quen thư giãn và thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ. Thiết lập thói quen đi ngủ nhất quán có vai trò khá quan trọng. Thực hiện các hoạt động này ở trạng thái yên tĩnh, nhẹ nhàng như đọc sách, giải câu đố, nghe nhạc nhẹ, hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm - trước khi đi ngủ. Thực hiện trạng thái thiền, hít thở sâu hoặc các bài tập thư giãn cũng có thể hữu ích đối với tình trạng ác mộng. Đồng thời, tạo cho phòng ngủ sự thoải mái và yên tĩnh cho giấc ngủ để có thể có một giấc ngủ chất lượng nhất.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: webmd.com, mayoclinic.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề