Tác dụng của kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là gì

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là kỹ thuật phổ biến nhất được các cầu thủ thường xuyên sử dụng trong trận đấu. Đây là một những kỹ thuật đầu tiên cần luyện tập trong các buổi huấn luyện của cầu thủ.

ky-thuat-da-bong-bang-long-ban-chan

Đối với những cầu thủ trẻ mới bắt đầu làm quen với bóng, kỹ thuật này cần phải được rèn luyện một cách chuẩn chỉnh nhất. Bởi vì sẽ rất khó để có thể sửa lỗi này trong các giai đoạn sau của việc tập luyện.

Ưu điểm của việc sử dụng lòng bàn chân:

  • Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân khá dễ học và với diện tích tiếp xúc khá lớn trên bàn chân.
  • Đảm bảo khả năng kiểm soát và độ chính xác trong những đường chuyền và sút bóng.

Nhược điểm của việc sử dụng lòng bàn chân:

  • Kỹ thuật này đề cao chủ yếu vào độ chính xác chứ không phải là sức mạnh.
  • Những đường chuyền dễ bị bắt bài, đối phương có thể dễ dàng đoán được hướng đi của bóng.

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

Các cầu thủ hoàn toàn có thể sử dụng lòng bàn chân để thực hiện những đường chuyền bóng bổng hay bóng sệt.

chuyen-bong-bang-long-ban-chan
  • Chuyền bóng sệt với lòng bàn chân: Cơ thể ở phía sau quả bóng với lòng bàn chân tiếp xúc ngay dưới trục giữa của quả bóng.
chuyen-bong-bong-bang-long-ban-chan
  • Chuyền bóng bổng với lòng bàn chân: Lòng bàn chân tiếp xúc trong khoảng 1/3 phía dưới của quả bóng, đưa bóng lên cao vào không gian chơi.

Trọng tâm dồn vào chân trụ. Đối với chân sút, bàn chân quay hướng ra ngoài, khóa khớp cổ chân.

Cơ thể ở phía sau quả bóng với lòng bàn chân tiếp xúc ngay dưới trục giữa của quả bóng [hoặc khoảng 1/3 dưới quả bóng đối với đường chuyền cao].

Khi thực hiện kỹ thuật này, cầu thủ cần duy trì sự cân bằng cơ thể. Đặc biệt, các cầu thủ cần phải lưu ý về tính dễ đoán và dễ bị đánh chặn khi sử dụng lòng bàn chân.

Các kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân khi bóng di chuyển

ky-thuat-da-bong-bang-long-ban-chan-khi-di-chuyen

Bóng lăn thấp từ phía trước tới: các cầu thủ cần nhanh chóng phán đoán hướng đi và điểm đến của trái bóng để thực hiện cú vung chân chính xác.

Bóng đang lăn từ phía sau lên trước: Chân trụ cần đặt về phía trước bóng. Với trường hợp bóng lăn từ các bên khác nhau tới thì chân trụ đặt hơi xa về phía bóng.

Bóng bổng: Cầu thủ cần đá bóng sau khi bóng từ trên cao rơi xuống nảy từ đất lên mà không thực hiện động tác giữ bóng. Để làm được điều này, cầu thủ cần phán đoán tốc độ, điểm rơi của bóng và di chuyển nhanh để đặt chân trụ.

Các lỗi thường gặp của kỹ thuật đá bóng lòng bàn chân

cac-loi-ky-thuat-da-bong-bang-long-ban-chan

Khớp cổ chân không khóa cứng mà thả lỏng lúc tiếp xúc với bóng.

Cơ thể quá thẳng và đứng trên bóng.

Các ngón chân của chân sút không hướng ra ngoài và cách xa quả bóng.

Chân trụ đứng cách quá xa so với bóng.

Trọng tâm không dồn vào chân trụ và mất thằng bằng.

Các khớp gối và khớp mắt cá chân quá giãn tại thời điểm tiếp xúc với bóng, điều này không chỉ dẫn đến một đường chuyền nhẹ mà còn có thể gây chấn thương nếu cầu thủ bị cản phá.

Chân trụ đứng quá gần bóng gây cản trở đến cú đá.

Nguồn: Kiến thức bóng đá

Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chânlà kỹ thuật phổ biến nhất được các cầu thủ thường xuyên sử dụng trong trận đấu. Đây là một những kỹ thuật đầu tiên cần luyện tập trong các buổi huấn luyện của cầu thủ. Cùng Top lời giải tìm hiểu và phân tích kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân dưới đây nhé.

Các cầu thủ hoàn toàn có thể sử dụng lòng bàn chân để thực hiện những đường chuyền bóng bổng hay bóng sệt.

Kỹ thuật khống chế bóng sệt

– Đỡ gầm [khống chế bóng bằng gầm giày]

Kỹ thuật khống chế bóng bằng gầm giày là cơ bản và dễ dàng nhất. Có thể nói đây là một cách khống chế bóng rất phổ biến và hiệu quả. Để khống chế bóng bằng gầm giày thì bạn chỉ cần đưa bàn chân thuận ra phía trước và để mũi chân chếch lên sau đó chạm bóng bằng gầm giày. Lưu ý là không được đưa bàn chân lên quá cao vì bóng sẽ dễ lướt qua ngay dưới bàn chân của bạn.

– Khống chế bóng bằng lòng trong

Để nhận đường chuyền sệt thì bạn cũng có thể khống chế bóng bằng lòng trong. Hãy giơ chân lên và để vuông góc với cẳng chân của bạn. Sau đó chạm bóng nhẹ nhàng bằng má trong và hơi thu bàn chân về phía sau một tí để giảm phản lực tác động vào bóng. Lưu ý là không đỡ bóng bằng lòng bàn chân vì bóng sẽ bật ra rất mạnh và bạn không thể kiểm soát bóng được.

Kỹ thuật khống chế bóng bổng

– Khống chế bóng bổng bằng lòng trong

Để khống chế bóng bổng bằng lòng trong bàn chân thì chúng ta cũng giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân. Sau đó co chân lên và giữ cẳng chân vuông góc với đùi của bạn. Sau đó bạn xoay bàn chân làm sao để tạo ra một mặt phẳng ở má trong bàn chân lúc tiếp xúc với bóng. Khi tiếp xúc bóng thì chúng sẽ hạ thấp bàn chân xuống để giảm phản lực tác động vào bóng.

– Khống chế bóng bổng bằng mu bàn chân

Để khống chế bóng bằng mu bàn chân thì tùy vào độ bổng của bóng mà chúng ta sẽ đưa bàn chân ra trước sau đó hơi duỗi ra để đỡ bóng. Vị trí tiếp xúc của bóng và bàn chân nằm ở giữ các ngón chân và mu bàn chân. Thường kỹ năng khống chế bóng này thường được sử dụng khi bạn phải với để có thể chạm được bóng. Sau khi chạm bóng thì chúng ta cũng thu bàn chân lùi về sau để giảm phản lực do bàn chân tác động vào bóng.

Kỹ thuật khống chế bóng bổng bằng mu, mũi bàn chân

– Khống chế bóng bổng bằng ngực

Để khống chế bóng bằng ngực thì chúng ta sẽ phải nghiên người ra phía sau một ít [tùy vào quỹ đạo của đường chuyền]. Khi bóng chạm vào ngực thì đồng thời thân người của bạn cũng thẳng lên [giúp bóng chúi xuống dưới]. Lưu ý là chỉ nên đỡ bóng bằng ngực trái hoặc ngực phải của bạn chữ không phải ở giữa.

Kỹ thuật khống chế bóng bổng bằng ngực hiệu quả

– Khống chế bóng bằng đùi.

Kỹ thuật khống chế bóng bằng đùi cũng được sử dụng phổ biến vì dễ thực hiện. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ thực hiện được với các đường bóng thấp dưới ngực. Để khống chế bóng bằng đùi thì chúng ta sẽ co chân lên và tạo một góc khoảng 135 độ giữa đùi và thân người. Lưu ý không nên tạo góc quá nhỏ vì bóng sẽ bật lên đập vào mặt bạn và cũng không nên duỗi thẳng quá 135 độ vì bóng sẽ bật ra phía trước. Khi bóng tiếp xúc với đùi thì đồng thời sẽ thu đùi lại phía sau và hạ chân xuống để bóng không bị bật quá xa do phản lực tác động bởi đùi.

Chú ý khi sử dụng kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân

-Một số sai lầm các cầu thủ hay mắc phải

+ Đặt chân trụ xa bóng

+ Chân trụ đặt quá cao và quá thấp so với bóng

+ Mũi bàn chân trụ không trùng với hướng đá bóng đi

+ Trọng tâm không dặt vào chân trụ, mất thăng bằng khiến bóng đi không chính xác

+ Đầu gối không mở ra ngoài khiến bàn chân không vuông góc với chân trụ nên điểm tiếp xúc của bàn chân không đi qua tân bóng làm cho bóng xoáy và bay chệch hướng

+ Thân người trên ngả về phía trước hoặc ra sau quá nhiều nên bóng đi không theo ý muốn

Nguyên nhân các sai lầm

+ Chưa hiểu rõ về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Mắt không quan sát bóng khi chuẩn bị đá

+ Cảm giác bóng và sự phối hợp toàn thân chưa tốt. Cảm giác không gian chưa được chuẩn xác.

+ Quá căng thẳng khi thực hiện kỹ thuật và sức mạnh cơ chân yếu.

Phương pháp khắc phục

+ Xây dựng lại cho trẻ khái niệm về kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân. Tập mô phỏng thường xuyên các động tác chạy đà, đặt chân trụ và những động tác tiếp xúc bóng.

+ Bố trí cho trẻ tập theo nhóm để cùng nhau sửa chữa những động tác sai.

+ Tập đá bóng tại chỗ rồi lăn sệt vào các mục tiêu cố định trên sân hoặc trên tường.

Ưu, nhược điểm của đá bóng bằng lòng bàn chân

Đối với những cầu thủ trẻ mới bắt đầu làm quen với bóng, kỹ thuật này cần phải được rèn luyện một cách chuẩn chỉnh nhất. Bởi vì sẽ rất khó để có thể sửa lỗi này trong các giai đoạn sau của việc tập luyện.

Ưu điểm của việc sử dụng lòng bàn chân:

+ Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân khá dễ học và với diện tích tiếp xúc khá lớn trên bàn chân.

+ Đảm bảo khả năng kiểm soát và độ chính xác trong những đường chuyền và sút bóng.

Nhược điểm của việc sử dụng lòng bàn chân:

+ Kỹ thuật này đề cao chủ yếu vào độ chính xác chứ không phải là sức mạnh.

+ Những đường chuyền dễ bị bắt bài, đối phương có thể dễ dàng đoán được hướng đi của bóng.

Các lỗi thường gặp của kỹ thuật đá bóng lòng bàn chân

- Khớp cổ chân không khóa cứng mà thả lỏng lúc tiếp xúc với bóng.

-Cơ thể quá thẳng và đứng trên bóng.

-Các ngón chân của chân sút không hướng ra ngoài và cách xa quả bóng.

-Chân trụ đứng cách quá xa so với bóng.

-Trọng tâm không dồn vào chân trụ và mất thằng bằng.

-Các khớp gối và khớp mắt cá chân quá giãn tại thời điểm tiếp xúc với bóng, điều này không chỉ dẫn đến một đường chuyền nhẹ mà còn có thể gây chấn thương nếu cầu thủ bị cản phá.

-Chân trụ đứng quá gần bóng gây cản trở đến cú đá.

Video liên quan

Chủ Đề