Sinh thiết tinh hoàn là gì

Hỏi - 18/01/2016
Xin chào các bác sĩ! Vợ chồng tôi đã được chỉ định làm TTTON tại BV Từ Dũ, đã thực hiện chuyển phôi 2 lần [1 lần chuyển phôi tươi + 1 lần CPT] nhưng chưa thành công. Riêng bản thân chồng nằm trong nhóm chỉ định phải làm sinh thiết tinh hoàn để lấy tinh trùng, kết quả là có tinh trùng trưởng thành trong mẫu tiêu bản xét nghiệm và đã tạo được phôi trữ. Cho em hỏi 1 lần sinh thiết như vậy thì dùng cho được mấy lần tạo phôi? Những lần sinh thiết tiếp theo có cần lấy thêm mẫu làm tiêu bản mẫu nữa hay không? 1 lần sinh thiết có thể lấy nhiều mảnh để gửi dự trữ dự phòng trong ngân hàng được hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời
Chào bạn,

Tùy thuộc vào khi mổ, bác sẽ lấy được nhiều mô tinh hoàn tốt hay không thì mình sẽ có số mẫu trữ tương ứng. Khi làm TTON, các bạn bên phòng lab sẽ rã mẫu tinh hoàn ra tìm tinh trùng, nếu số lượng tinh trùng không đủ thì buộc chồng bạn phải mổ sinh thiết lại.

Thân mến,

BS. Nguyễn Quốc Anh
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
 

Hỏi - 05/08/2016
Chào bác sĩ! Vợ chồng cháu năm nay 26 tuổi, kết hôn được 1 năm mà vẫn chưa có em bé. Vừa rồi chồng cháu có đi tinh dịch đồ 2 lần kết quả đều là không có tinh trùng. Chồng cháu lại tiếp tục đi xét nghiệm nội tiết kết quả là Testosterol 2.60 ng/mL; FSH 33.73 mUI/mL; LH 14.42 mUI/mL và được chẩn đoán là Azoospemia do suy tinh hoàn. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp như chồng cháu thì phương pháp sinh thiết tinh hoàn có tìm được tinh trùng không ạ? Mong phản hồi sớm từ bác sĩ. Cháu cảm ơn ạ.

Trả lời
Chào bạn,

Kết quả xét nghiệm cho thấy chồng bạn bị vô tinh trùng do suy tinh hoàn hay nói cách khác là tinh hoàn không sinh tinh trùng. Do đó, sinh thiết tinh hoàn sẽ không tìm thấy tinh trùng. Trong những trường hợp này, vợ chồng bạn nên chọn giải pháp xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng để điều trị hiếm muộn.

Chúc vợ chồng bạn sớm có con.

Bs.CKI. Đặng Ngọc Khánh
K
hoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ

Translation Disclaimer: The original language of this article is Russian. For the convenience of users of the iLive portal who do not speak Russian, this article has been translated into the current language, but has not yet been verified by a native speaker who has the necessary qualifications for this. In this regard, we warn you that the translation of this article may be incorrect, may contain lexical, syntactic and grammatical errors.

Sinh thiết tinh hoàn/ mào tinh là một phương pháp tìm kiếm sự hiện diện của tinh trùng trong tinh hoàn/ mào tinh, được chỉ định khi mẫu tinh dịch xuất ra không có tinh trùng. Thủ thuật có thể tiến hành theo một số phương pháp sau.

Các phương pháp thực hiện thủ thuật sinh thiết

Thủ thuật hút tinh trùng từ mào tinh qua da PESA [Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration-PESA ]

So với MESA, PESA là một phương pháp ít xâm lấn hơn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Lợi điểm của PESA là ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn.

Thủ thuật hút tinh trùng từ mào tinh qua phẫu thuật MESA [Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration-MESA]

Đây là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.

Sinh thiết tinh trùng/mào tinh

Thủ thuật hút tinh trùng từ tinh hoàn TESA [Testicular Sperm Aspiration- TESA]

Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và có thể không cần gây mê toàn thân. Dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.

Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán. Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

Đây là một phẫu thuật được thực hiện với vô cảm và có thể có biến chứng với tỷ lệ thấp như chảy máu, nhiễm trùng, máu tụ …

Ý nghĩa của kết quả sinh thiết

1. Chẩn đoán tình trạng vô tinh do tắc nghẽn;

2. Tinh trùng thu được đem lọc rửa để trữ lạnh hay hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm tùy theo trường hợp và theo nguyện vọng của bệnh nhân.

Những lưu ý khi làm sinh thiết

Thủ thuật sinh thiết tinh hoàn/mào tinh hoàn nhằm mục đích tìm kiếm sự hiện diện của tinh trùng có khả năng thụ tinh. Để đảm bảo an toàn cho thủ thuật, bệnh nhân nên tuân thủ các hướng dẫn sau:

–  Nhịn ăn sáng vào ngày làm thủ thuật

–  Cạo lông mu và bộ phận sinh dục ngoài. Vệ sinh sạch vùng sinh dục

–  Không sử dụng nước hoa

–  Sau thủ thuật, nằm nghỉ tại giường trong 2 giờ. Chỉ ra về sau khi Bác sĩ kiểm tra ổn định.

–  Nếu có bất cứ triệu chứng gì bất thường cần báo cáo ngay cho nhân viên y tế

–  Sử dụng thuốc theo đơn được cấp

Benh.vn

  • 15:34 09/04/2020
  • Xếp hạng 4.87/5 với 20197 phiếu bầu

Sinh thiết tinh hoàn là một phương pháp tìm kiếm sự hiện diện của tinh trùng trong tinh hoàn /mào tinh, được chỉ định khi mẫu tinh dịch xuất ra không có tinh trùng, để chẩn đoán bệnh lý ác tính cũng như sử dụng trong hỗ trợ sinh sản.

Sinh thiết tinh hoàn là một kĩ thuật mà bác sĩ sẽ lấy mẫu mô tinh hoàn để nhằm mục đích đem đi kiểm tra giải phẫu bệnh về sự tồn tại của bệnh lý ác tính, để chẩn đoán nguyên nhân vô sinh, hoặc sử dụng trong biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Sinh thiết tinh hoàn được thực hiện nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, dựa trên từng bệnh nhân cụ thể, bao gồm:


  • Xác định bản chất của khối bất thường ở tinh hoàn hoặc xác định sự tồn tại của ung thư tinh hoàn.
  • Chẩn đoán nguyên nhân vô sinh ở nam giới.
  • Lấy tinh trùng phục vụ cho hỗ trợ sinh sản [kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: intra-cytoplasmic sperm injection – ICSI].

Sinh thiết tinh hoàn được thực hiện nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau

Sinh thiết tinh hoàn có thể sử dụng các kĩ thuật sau:

  • Sinh thiết mở: Kỹ thuật này có thể được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê. Bác sĩ sẽ mở bìu để lấy mẫu mô tinh hoàn phục vụ cho mục đích sinh thiết. Đây là kĩ thuật đảm bảo độ chính xác cao nhất nếu cần xác định ung thư hay nguyên nhân vô sinh, và cũng là kĩ thuật hiệu quả nhất để lấy tinh trùng cho phục vụ hỗ trợ sinh sản.
  • Sinh thiết qua da: Kỹ thuật này sử dụng kim cắt [true - cut needle] hoặc kim hút nhỏ [fine needle aspiration - FNA]. Ưu điểm của kĩ thuật sinh thiết qua da là không cần các trang bị phẫu thuật, chỉ cần gây tê mà không cần gây mê, chuẩn bị bệnh nhân cũng như chăm sóc sau khi thực hiện kĩ thuật đơn giản. Tuy nhiên sinh thiết bằng kim hút nhỏ cũng có những hạn chế, như độ chính xác phát hiện ung thư tinh hoàn tại chỗ [carcinoma in situ - CIS] chưa được các nghiên cứu đánh giá đầy đủ, hay số lượng tinh trùng lấy được sẽ thấp hơn so với sinh thiết mở.

Giống như bất kì kĩ thuật nào khác, sinh thiết tinh hoàn cũng có những rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương nặng tinh hoàn hoặc cấu trúc xung quanh [hiếm gặp]

Sinh thiết tinh hoàn không gây ra rối loạn cương dương hoặc các vấn đề về sinh sản sau khi thực hiện kĩ thuật.

  • Bệnh nhân có thể tham vấn với bác sĩ về mọi thắc mắc của bản thân. Bệnh nhân cũng cần viết cam kết đồng ý thực hiện kĩ thuật sinh thiết tinh hoàn.
  • Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh lý của bản thân, cũng như tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng, đặc biệt là các thuốc chống đông.
  • Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu bản thân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thứ gì.
  • Tùy vào kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn sẽ được thực hiện, và tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn chuẩn bị cụ thể và những yêu cầu riêng [nếu có].

Tùy vào kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn đã thực hiện và tình trạng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc.

Bệnh nhân thường được hướng dẫn tránh quan hệ tình dục sau khi sinh thiết từ một tới hai tuần. Đau sau sinh thiết là điều hay gặp, hãy uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng đá lạnh để giảm sưng đau trong 24 giờ đầu.

Đau sau sinh thiết là điều thường gặp

Cảm giác bất tiện, sưng đau sẽ biến mất sau vài ngày. Nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu sau, hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Chảy máu tăng lên.
  • Xuất hiện khối máu tụ.
  • Sưng, đau ngày càng nặng.
  • Sốt và/hoặc rét run.

Mẫu mô tinh hoàn lấy ra từ quá trình sinh thiết sẽ được mang đi kiểm tra giải phẫu bệnh hoặc lấy tinh trùng phục vụ biện pháp hỗ trợ sinh sản, tùy thuộc vào mục đích thực hiện sinh thiết ban đầu.

Các kết quả sinh thiết bất thường khác có thể là:

  • Ung thư tinh hoàn.
  • Nang tinh dịch: Là một nang chứa dịch nằm trên ống dẫn của tinh hoàn.
  • Viêm tinh hoàn: Tình trạng tinh hoàn sưng đau, do hoặc không do nhiễm khuẩn.

Tùy kết quả cụ thể của mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ giải thích, tư vấn cho bệnh nhân và đưa ra những quyết định tiếp theo. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết, hoặc thảo luận chi tiết với bệnh nhân về các phương pháp điều trị có thể thực hiện, để thống nhất phương án tối ưu đối với trường hợp của người bệnh. Bệnh nhân nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời tái khám đầy đủ và đúng hẹn để đạt kết quả điều trị cao nhất.

Tốt nhất nên lựa chọn sinh thiết tinh hoàn tại các cơ sở y tế lớn, có uy tín không chỉ trong hệ thống các bệnh viện nói chung mà còn phải nổi bật, đi đầu trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư.

Để được tư vấn chi tiết về kỹ thuật sinh thiết tinh hoàn tại Vinmec, quý khách có thể đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc liên hệ đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: NCBI

XEM THÊM:


Video liên quan

Chủ Đề