Ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru là gì

Những câu thơ bình dị của nhà thơ Hiền Phương làm cho ta nghĩ tới tình mẫu tử. Có lẽ, tình mẫu tử là đề tài vô tận của các nhà thơ, nhà văn. Nhưng những lời hát, những câu thơ của Nguyễn Duy trong ”ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” sẽ làm lòng ta xao xuyến:“Ta đi trọn kiếp con người. Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

Đây là hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng, một bài thơ xúc động về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ trên thể hiện tính trữ tình. Tiếng thơ ngọt ngào, tha thiết thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng. Hai câu thơ còn mang tính triết lý sâu sắc "những lời mẹ ru” biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ vô bến mà mẹ dành cho con. Cách nói "đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử, là bao la, vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Dưới ngòi bút tài ba đậm chất trữ tình của Nguyễn Duy, ý thơ cũng thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với người mẹ.Tình mẫu tử là tình mẹ con. Nhưng trong thơ chủ yếu nói về tình yêu thương, đùm bọc, che chở, vỗ về… mà người mẹ dành cho người con. Từ dòng sữa mát nuôi dưỡng con về thể chất để những lời ru êm đềm dịu dàng của mẹ đã tưới mát tâm con con, ru con chìm sâu vào giấc ngủ, tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. ez em ơi

Hướng dẫn

Đề bài:
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy viết:
“Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”. Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử? Hướng dẫn cách làm bài: Đây là dạng đề Nghị luận về vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Bài viết có 2 phần chính: Nghị luận văn học [ phân tích thơ ] và nghị luận xã hội[ trình bày suy nghĩ về vấn đề được đặt ra trong bài thơ]. Trong đó phần Nghị luận văn học chỉ là luận điểm phụ, bài viết cần nêu được suy nghĩ, cảm nhận về tình mẫu tử. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, song bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau: Mở bài:

+Đặt vấn đề, trích dẫn 2 câu thơ trong đề bài:

“Ta đi trọn kiếp con người

Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.

[Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy]

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử

Thân bài:

Ý nghĩa của lời mẹ ru: Hai câu thơ không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây đắp cho con – Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.

– Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.

– Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua… Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.

Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:

– Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ. – Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru. – Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ. Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.

2. Bình luận, đánh giá, suy nghĩ về tình mẫu tử

Nêu khái niệm tình mẫu tử là gì? biểu hiện của tình mẫu tử? vai trò của tình mẫu tử? Là tình cảm thiêng liêng của người mẹ và người con, thể hiện sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc, dưỡng dục… Vai trò của tình mẫu tử: – Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con. – Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống. – Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác. – Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con. Dẫn chứng liên hệ:

Có rất nhiều câu thơ, câu ca về tình mẹ.

Mẹ già như chuối ba hươngNhư xôi nếp mật, như đường mía lau[Ca dao]Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra[Ca dao]Con dù lớn vẫn là con của mẹ,Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo conChế Lan ViênTa mê mãi trên bàn chân rong ruổiMắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưngĐỗ Trung Quân

Phản đề:Phê phán những người mẹ vô tâm, bỏ rơi con cái, phê phán những đứa con bất hiếu
3. Liên hệ, rút ra bài học: Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận mà cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ. Trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu thơ Rút ra bài học cuộc sống… + Biết ơn, lễ phép, vâng lời mẹ và kính yêu mẹ,…

+ Học sinh có thể bày tỏ cảm xúc về mẹ… Bộ đề nghị luận xã hội

Nguồn Vietvanhoctro.com

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về hình ảnh: “ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Dưới đây là bài làm phân tích câu thơ “ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”  mà wikisecret đã tổng hợp và sưu tâm hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một bài làm thật tốt.

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Từ ý tưởng trong câu thơ “Ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” của Nguyễn Duy, hãy nêu cảm nhận của anh [chị] về tình mẫu tử.

Nguyễn Duy từng viết: “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”

Hai câu thơ là tình cảm, là trân trọng của tác giả với tình yêu thương vất vả, lam lũ mà mẹ dành cho mình. Mẹ – hai tiếng cất lên mang đầy yêu thương, trân trọng. Mẹ là người yêu thương, là người chăm sóc, là người bạn sẽ chia mọi buồn vui, mọi tâm sự với ta; mẹ là tất cả lẽ sống của chúng ta. Thế giới có thể thiếu một người nhưng mẹ thì không thể thiếu. Như vậy, hai câu thơ là tình cảm, là tấm lòng trân trọng của tác giả đối với mẹ, dù đi tới đâu vẫn luôn xem trọng tình cảm ấy. Đồng thời đó cũng là lời nhắn nhủ của tác giả đối với mỗi con người: hãy luôn yêu thương trân trọng mẹ.

“À ơi…À à ơi…” Có ai từng lớn lên mà chưa từng lắng nghe tiếng ru dịu nhẹ của mẹ. Lời mẹ ru ngọt ngào hay tình mẫu tử thiêng liêng đã đưa con vào giấc ngủ nồng say. Nguyễn Duy đã từng viết trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru.”

Ý nghĩa câu thơ ta đi trọn kiếp con người

Hai câu thơ ngắn gọn, mang vẻ đẹp trữ tình mà vẫn đậm triết lí sâu xa. Cụm từ “đi trọn kiếp con người” chỉ sự khôn lớn, trưởng thành của con. “Những lời mẹ ru” không đơn thuần là lời ca, giai điệu mẹ dỗ con ngủ ngon, mà còn chứa đựng cả thế giới tinh thần vô biên của lòng mẹ. Đó là những lời nhắn nhủ, dạy dỗ, là tình thương mến, là sự nâng niu che chơ, là sự hi sinh cao cả mẹ dành cho con. Hai câu thơ phải chăng mang một chút cảm giác thấm thía của người con khi đã trải nghiệm cuộc đời, mượn lời mẹ ru mà ngẫm nghĩ về tình mẫu tử, không khỏi xúc động trào dâng. Dù con có lớn khôn, đủ lông đủ cánh giữa ràng, dù thời gian có hờ hững trôi qua thì lòng mẹ vẫn theo con trên mọi chặng đường đời, tình mẫu tử thực sự thiêng liêng vô bờ.

Không phải ngẫu nhiên tình mẫu tử lại trở thành đề tài không bao giờ cũ của thơ ca nhạc họa. Trong cuộc đời mỗi người, đó là tình cảm cao quý và lớn lao nhất mà ai cũng cần trân trọng. Từ những ngày lọt lòng, em bé được ôm ấp chở che trong vòng tay, hơi ấm người mẹ. Dòng sữa mẹ ngọt dịu cùng những lời ru ạ ơi mỗi khi đêm về đã nuôi dưỡng em lớn lên từng ngày. Những bài học cuộc đời, những chân lý đúc kết bằng một đời trải nghiệm, đều được mẹ răn dạy, khắc sâu vào lòng con. Mẹ tảo tần lo lắng cho con, mẹ hi sinh để con được những điều tốt đẹp nhất. Từ bao giờ, từng con chữ, từng bữa ăn, giấc ngủ của con đều in bóng một người phụ nữ dịu hiền. Đến mãi sau này, khi mẹ về già và con đã lớn khôn, mẹ vẫn mãi là nơi để người con tìm về sau mọi mệt mỏi cuộc sống. Lòng mẹ bao la mãi chẳng cạn, vẫn mãi vỗ về và đưa cho con những lời khuyên như thuở thơ bé. Từng ấy tháng năm, từng ấy kỉ niệm, chẳng phải tình mẫu tử thiêng liêng và theo ta trọn đời hay sao?

Cũng nói về tình mẹ lớn lao, có một câu đồng dao thế này:

“Thêm một người quả đất sẽ chật hơn

Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt.”

Trong tim con có biết bao tình cảm đẹp đẽ, nhưng tình mẹ vẫn mãi là khoảng lớn không thể cạn vơi. Như vậy, tình mẫu tử chính là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và trí tuệ người con, là điểm tựa cho lòng tin, cho sức mạnh, là nguồn nuôi dưỡng chân thiện, lương tri của con trong suốt chặng đường đời. Tình mẫu tử còn gợi lên cảnh giới của con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác, là nơi xuất phát cũng là nơi trở về trong cuộc sống đầy bộn bề, mỏi mệt.

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Một câu hát ru quen thuộc bỗng vang lại trong tiềm thức. Lời ru của mẹ qua bài ca dao không chỉ dạy cho con cách sống đặt danh dự lên hàng đầu, mà còn ẩn chứa tình cảm của mình qua hình ảnh cò mẹ. Cò mẹ muốn chết trong sự trong sạch để con không phải chịu nỗi ô uế, nhục nhã bở tiếng oan xấu của mình. Vậy mới nói mẹ sẵn sàng chịu mọi khổ đau để đổi lấy nụ cười và niềm vui, hạnh phúc cho con.

Không ai có thể phủ nhận sự thiêng liêng vô bờ của tình mẫu tử, vì vậy là người con chúng ta cần biết hành xử phải lẽ đề bù đắp công ơn người mẹ. Mỗi chúng ta cần biết ơn sâu sắc, không chỉ đón nhận tình mẹ mà cần sống, trải nghiệm để báo đáp mẹ khi về già. Người có công nuôi nấng dạy dỗ thì ta phải cố công báo hiếu, chăm sóc mẹ lúc cuối đời. Mỗi cá nhân hãy làm tròn trách nhiệm một chữ “hiếu” trước khi tạo dựng công to nghiệp lớn trên đời, có như thế cuộc sống mới hạnh phúc vẹn toàn.

Theo wikisecret.com

Video liên quan

Chủ Đề