Tiêm mũi 3 covid sau mũi 2 bao lâu

Tính đến hết ngày 27/6/2022 trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với người từ 18 tuổi trở lên đạt 99,89% tiêm mũi thứ  nhất, 99,86% tiêm mũi thứ hai, 88,51% tiêm mũi thứ ba và 36% tiêm mũi thứ 4 [mũi nhắc lại lần 2]. Đối với trẻ em từ 12-17 tuổi đạt 98,8% mũi thứ  nhất và 94,9% mũi thứ hai. Đối với trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 51% mũi thứ nhất và 17,4% mũi thứ hai.

Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi

tại Nhà văn hóa khối Đại Thắng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn

Trong thời gian tới Sở Y tế Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị y tế tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi thứ 1, 2, 3, 4 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Riêng mũi thứ 4 [mũi nhắc lại lần 2] ưu tiên tiêm cho đối tượng là: người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu [lực lượng công an, quân đội, giáo viên,người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ], công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.  

Khoảng cách giữa các mũi tiêm đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên cụ thể như sau:

Tiêm mũi thứ  nhất: Tiêm  càng sớm càng tốt. Đối với người mắc COVID-19 có thể tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo quy định.

Tiêm mũi thứ hai: Thời gian tiêm mũi thứ 2 khoảng từ 3-4 tuần đối với vắc xin Vero Cell, Pfizer, Moderna và 6 tuấn đối với vắc xin AstraZeneca. Đối với người đã mắc COVID-19 có thể tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo quy định.

Tiêm mũi 3 [mũi nhắc lại lần 1]: Thời gian tiêm mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 ít nhất là 3 tháng. Đối với người đã mắc COVID-19 có thể tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành cách ly y tế theo quy định. Sử dụng cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm [Vero cell] hoặc vắcxin mRNA.

Tiêm mũi thứ 4 [mũi nhắc lại lần 2]: Thời gian tiêm mũi thứ 4 sau mũi thứ 3 là ít nhất 4 tháng. Đối với người đã mắc COVID-19 phải phải đủ khoảng cách sau khi mắc là 3 tháng. Loại vắc xin dùng để tiêm là Pfizer, Moderna, AstraZeneca, vắc xin cùng loại với mũi 3 [mũi nhắc lại lần 1].

Đối với đối tượng là trẻ em từ 12-17 tuổi, tại các địa bàn huyện, thành phố tiếp tục thực hiện tiêm vét mũi 1 và mũi 2, đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi thứ 3 [mũi nhắc lại lần 1]. Khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 ít nhất từ 3 – 4 tuần. Khoảng cách giữa mũi thứ 3 và mũi thứ 2 là ít nhất 5 tháng. Người đã mắc COVID-19 phải đủ khoảng cách tối thiểu sau khi mắc COVID-19 là 3 tháng. Loại vắc xin được sử dụng để tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là Pfizer.

Đối với đối tượng là trẻ em từ 5 đối dưới 12 tuổi tiếp tục tiêm mũi thứ nhất và mũi thứ hai. Khoảng cách giữa mũi tiêm thứ nhất và mũi thứ hai là ít nhất từ 3-4 tuần. Đối với trẻ đã mắc COVID-19, chỉ tiêm sau khi mắc COVID-19 ít nhất là sau 3 tháng. Loại vắc xin được sử dụng để tiêm là Moderna hoặc Pfizer.

Minh Mạnh – TT KSBT

​Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và từ đầu năm 2022 đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại [mũi 3] cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi cơ bản. Tuy nhiên, tiến độ triển khai tiêm còn chậm so với kế hoạch đề ra là đạt trên 75% vào cuối tháng 3/2022. Nguyên nhân chậm tiến độ này có một phần từ thái độ do dự, trì hoãn tiêm vắc-xin của người dân do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 3.

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã đạt tỷ lệ tiêm vắc-xin mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và từ đầu năm 2022 đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại [mũi 3] cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi cơ bản. Tuy nhiên, tiến độ triển khai tiêm còn chậm so với kế hoạch đề ra là đạt trên 75% vào cuối tháng 3/2022. Nguyên nhân chậm tiến độ này có một phần từ thái độ do dự, trì hoãn tiêm vắc-xin của người dân do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 3.


Nên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đủ mũi để bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh,

giảm độ nặng và tử vong.

Bác sĩ CK2 Lê Đăng Ngạn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, các dữ liệu gần đây do CDC Hoa Kỳ công bố cho thấy hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 giảm dần theo thời gian, đáp ứng kém, đặc biệt là ở những người từ 65 tuổi trở lên, những người bị suy giảm miễn dịch trung bình hoặc nghiêm trọng. Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn tiêm liều bổ sung vắc-xin phòng Covid-19 cho nhóm người từ 18 tuổi trở lên, gồm: Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng...; Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc-xin của hãng Sinopharm. Khoảng cách tiêm mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 03 tháng. Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

Nghiên cứu ở các nước cho thấy hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19 chống lại bệnh có triệu chứng do biến chủng Omicron gây ra thấp hơn đáng kể so với biến thể Delta và hiệu quả bảo vệ của vắc-xin suy giảm nhanh chóng từ tuần 20 sau khi tiêm mũi thứ 2 của bất kỳ loại vắc-xin nào. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các mũi tiêm cơ bản là không đủ để cung cấp mức độ kháng thể bảo vệ đầy đủ đối với biến chủng Omicron. Do đó, việc tiêm mũi nhắc ít nhất từ 03 tháng sau các mũi cơ bản như hiện nay là cần thiết để gia tăng và duy trì hiệu quả bảo vệ của vắc-xin.

Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm bệnh, giảm độ nặng và tử vong, kể các các biến chủng hiện nay. Tùy loại vắc-xin và đối tượng tiêm, số mũi tiêm bao gồm các mũi cơ bản, mũi bổ sung và mũi nhắc lại. Một số người có thể có các triệu chứng tại chỗ hoặc toàn thân trong một hoặc hai ngày sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Các phản ứng và mức độ tùy vào cơ địa của mỗi người, công nghệ sản xuất, thành phần, đặc tính của vắc-xin. Tác dụng phụ thường gặp tại nơi tiêm như đau, đỏ, sưng tấy và các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 như sốc phản vệ là rất hiếm.

Sau mũi tiêm thứ hai, mũi tăng cường, tiêm nhắc, các phản ứng phụ có thể trầm trọng hơn sau lần đầu tiên. Cho đến nay, các phản ứng được báo cáo sau khi tiêm mũi nhắc lại tương tự như sau khi tiêm mũi chính hai liều hoặc ba liều. Sốt, nhức đầu, mệt mỏi và đau tại chỗ tiêm là những tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và sẽ biến mất sau vài ngày. Những tác dụng phụ này cho thấy cơ thể đã có kháng thể bảo vệ sau khi hoàn thành các mũi cơ bản.

Thời điểm tiêm mũi nhắc là lúc kháng thể tạo ra sau các mũi tiêm cơ bản trong cơ thể đã giảm thấp không còn đủ hiệu lực bảo vệ; đặc biệt là biến chủng Omicron hiện nay, nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu tiếp xúc nguồn lây.

Việc tiêm bổ sung mũi 3 vắc-xin phòng Covid-19 là điều vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, không ít người dân trì hoãn việc tiêm mũi 3 vắc-xin phòng Covid-19 do lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin mũi 3 như bị hành sốt cao, rụng tóc, giảm trí nhớ và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản… Về vấn đề này, BS CK2 Lê Đăng Ngạn khẳng định, thông tin tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin phòng Covid 19 mũi 3 nêu trên là những thông tin sai lệch, không có chứng cứ khoa học. Chính thông tin sai lệch này đã khiến một số người dân có tâm lý hoang mang, lo ngại không đi tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc theo lịch hẹn hoặc tiêm trễ. Việc trì hoãn này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ vắc-xin của bản thân, gia đình và miễn dịch cộng đồng. Nhiều khả năng dịch vẫn bùng phát, lây lan, làm gia tăng số mắc, tăng mức độ nặng, số nhập viện và tử vong những người thuộc nhóm nguy cơ, đặc biệt ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng tiêm mũi nhắc thấp.

Về nguyên tắc tiêm vắc-xin mũi 3, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêm liều nhắc lại vắc-xin phòng Covid-19 cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.

Về loại vắc-xin, nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA.

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc-tơ vi-rút [vắc-xin AstraZeneca].

Khoảng cách tiêm mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Vắc-xin, sử dụng để tiêm bổ sung và liều nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Liều lượng vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

Đối với những người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.

Việc tiêm vắc-xin Covid-19 và tiêm đúng lịch là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người khác chống lại biến thể Omicron. Do vắc-xin phụ thuộc vào nguồn cung cấp, loại vắc-xin và số lượng phân bổ theo từng đợt của Bộ Y tế, mọi người cần tuân thủ đi tiêm đúng lịch, loại vắc-xin theo khuyến cáo. Không nên chờ đợi, lựa chọn vắc-xin vì sẽ mất đi cơ hội được bảo vệ tốt nhất cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Thanh Hoàng

Chủ Đề