Sửa lỗi softbrick xiaomi redmi note 3 pro năm 2024

Cũng như những chiếc điện thoại smatphone đời mới trên thị trường thì khi máy bị hỏng hóc, trục trặc thì sửa điện thoại Xiaomi cũng không phải là việc dễ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến điện thoại Xiaomi bị lỗi hỏng nguồn và để bắt bệnh chính xác cũng như đưa ra giải pháp hiệu quả thì phải cần tới những kỹ thuật viên có kinh nghiệm và kỹ thuật cao.

Nguyên nhân điện thoại Xiaomi lỗi mất nguồn:

- Điện thoại bị đánh rơi, chịu va đập mạnh.

- Điện thoại bị dính nước.

- Lỗi pin

- Điện thoại xiaomi bị mất boot, bị hard brick do uprom sai.

- Vừa dùng máy vừa sử dụng sạc pin trong thời gian dài khiến máy bị quá nóng là ảnh hưởng đến chất lượng linh kiện bên trong máy.

- Sử dụng bộ sạc pin kém chất lượng hoặc sạc pin bị lỗi dẫn đến làm hỏng ic nguồn....

Trong các nguyên nhân ở trên cũng có trường hợp máy bị mấy nguồn do uprom sai và là do lỗi phần mềm gây ra, nó hoàn toàn khác biệt với các sự cố do linh kiện ic bên trong máy bị hỏng. Vì vậy khi máy bị mất nguồn, các bạn nên xác định cụ thể nguyên nhân gây ra lỗi rồi hãy đem đi sửa chữa.

Là một trong những địa chỉ chuyên sửa chữa smartphone cao cấp như Lg, Samsung, Sky, Sony Xperia, ... vì vậy mà Vietfones mobile cũng luôn có sẵn linh kiện ic nguồn để sửa lỗi mất nguồn của các dòng điện thoại Xiaomi như:

- Thay ic nguồn, sửa xiaomi Mi 4 lỗi nguồn.

- Sửa xiaomi redmi 2a, Xiaomi Mi Note, Xiaomi Mi note pro lỗi chết nguồn, không khởi động, hỏng ic nguồn.

- Thay ic nguồn xiaomi Mi 4C, Redmi 3, Xiaomi Redmi note 3, Redmi Note 3 Pro, sửa các lỗi liên quan tới phần nguồn của máy.

- Sửa điện thoại Xiaomi Mi 4s, xiaomi Mi Max, Xiaomi Mi 5 lỗi mất nguồn do hỏng ic nguồn, lỗi phần cứng, lỗi hard brick.....

Ngoài ra, tại 92 Thái Hà - Hà Nội, đội ngũ kỹ thuật của vietfones mobile còn có thể sửa các lỗi phần cứng sau của điện thoại xiaomi một cách triệt để như:

Bạn nghịch ROM mới, bỗng nhiên ROM đó không thể chạy lên được trong khi bạn đã wipe hết dữ liệu và hệ điều hành cũ rồi, xin chúc mừng, máy bạn đã bị biến thành "cục gạch" (brick). Các triệu chứng thường thấy sẽ là máy vừa hiện logo Google là khởi động lại, hoặc đến được boot animation nhưng quay một hồi vẫn không vào được Android mà tự tắt hoặc reboot. Ít nguy hiểm hơn có thể là vào được Android nhưng không sử dụng, không setup gì được do máy đơ hoàn toàn. Trong topic này xin chia sẻ với anh em những cách khắc phục trong những tình huống như thế này. Đừng lo lắng!

Trước khi bắt đầu, anh em cần biết là có hai kiểu brick:

  • Soft brick, tạm dịch là brick mềm: điện thoại bị đơ khi vào tới màn hình boot của Android, kẹt ở màn hình boot animation, máy tắt đi mở lại liên tục, hoặc khởi động lại mà chỉ vào recovery chứ không vào Android. Khi một trong những thứ này xảy ra, điện thoại anh em đã bị soft brick. Soft brick dễ trị, không sao cả.
  • Hard brick: bạn nhấn nút nguồn và chẳng thấy gì cả. Các lỗi hard brick thường xảy ra khi bạn cố gắng flash một ROM hoặc kernel không tương thích, và thường không có cách tự trị nào ở nhà. Bạn sẽ phải mang nó ra trung tâm bảo hành để nhân viên xử lý giúp bạn. May mắn là hard brick rất hiếm xảy ra ngày nay nên cũng không cần lo lắng.

Trong bài này mình sẽ tập trung nói về soft brick, còn hard brick mình chưa đủ kinh nghiệm để chia sẻ, hẹn anh em trong topic sau nhé.

Cần chuẩn bị gì?

Khi mà anh em đã nghịch ROM đến mức bị brick thì nhiều khả năng anh em cũng đã có đủ các công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề rồi 😁 Những tool mà chúng ta sẽ dùng rất quen thuộc thôi: custom recovery này (TWRP đang là cái phổ biến nhất), ADB và Fastboot này, nếu có thêm một cái USB OTG nữa thì tốt nhưng cái này ít khi xài tới nên cũng không nghiêm trọng lắm.

Các bước mà anh em cần làm như sau:

1. Tắt hẳn điện thoại đi và khởi động lại. Cách thực hiện trên hầu hết các điện thoại Android là nhấn giữ nút nguồn trong khoảng 10 giây. Anh em cần đảm bảo màn hình tắt hẳn và khi ấn phím volume máy không rung và không phát ra âm thanh gì cả.

2. Thử khởi động vào custom recovery theo cách mà anh em thường làm. Trên hầu hết điện thoại Android ngày nay, anh em cần nhấn giữ phím nguồn + phím GIẢM âm lượng cho tới khi thấy màn hình yêu cầu boot vào recovery.

3. Nếu anh em vào được customer recovery thì tốt, còn nếu không vào được thì anh em hãy flash lại custom recovery bản mới nhất cho thiết bị của mình. Cách làm có thể xem lại trong topic: Mọi thứ bạn cần biết về customer recovery và cách cài TWRP cho điện thoại Android.

Khi đã vào được custom recovery, anh em có một số lựa chọn để khôi phục máy

  1. Xóa hết data và flash lại ROM

Lỗi này thường thấy nhất khi chơi ROM. Anh em download ROM mới về, chép vào máy để flash nhưng lại quên xóa data của ROM cũ. Đây là điều tối kì vì data mỗi ROM mỗi khác, cách nó dùng bộ nhớ trong cũng khác nên nếu giữa lại data ROM cũ thì khả năng xung đột gần lên tới 90%. Ngay cả hai phiên bản lớn của ROM cũng sẽ khác nhau về cấu trúc dữ liệu luôn mà. Chính vì vậy, các bạn cooker làm ROM trên mạng lúc nào cũng khuyến chúng ta wipe máy trước khi flash.

Giờ thì bạn đã lỡ quên wipe hoặc vì lý do nào đó không wipe được, nhưng cũng đừng lo quá. Bạn luôn có thể wipe và flash lại ROM cơ mà. Vậy thì bây giờ hãy làm thử theo cách này đi nhé.

Cách làm: trong TWRP > Wipe > chọn phân vùng cần wipe, nên chọn system, data, cache (đừng chọn internal storage vì sẽ làm mất hình ảnh, video, nhạc các thứ) > kéo thanh trược để wipe

Sau khi wipe xong thì tiến hành flash ROM lại như bình thường.

Sửa lỗi softbrick xiaomi redmi note 3 pro năm 2024

  1. ROM bị lỗi, download lại trên máy tính

Vụ này mình từng gặp 2-3 lần. Trước khi flash đã wipe dữ liệu sạch sẽ, ROM cũng download đúng cho thiết bị của mình, nhưng khi flash xong thì bị boot loop và không thể vào trong Android được. Flash lại cũng không hết mới chết. Những lúc như thế này, anh em hãy lên máy tính download lại bản ROM mà anh em tính flash, sau đó kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp, vào TWRP kích hoạt chế độ USB Storage để chép file ROM mới vô điện thoại rồi flash như bình thường.

Ngoài vụ lỗi do đường truyền khi download còn có thể bị lỗi do ROM chưa được phát triển tốt. Khi đó cách đơn giản là chuyển sang dùng ROM khác.

Cách kết nối điện thoại với máy tính bằng custom recovery khi dính boot loop và không thể vào Android

  1. Đảm bảo TWRP đã chạy, kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp USB
  2. Vào TWRP, chọn Mount > nhấn nút Enable MTP
  3. Trên máy tính ổ đĩa đại diện cho điện thoại sẽ xuất hiện, copy file ROM mới vào
  4. Eject ổ đĩa trên máy tính, rút dây cáp USB, rồi flash lại ROM như bình thường

Sửa lỗi softbrick xiaomi redmi note 3 pro năm 2024

  1. Mất hết phân vùng, không thể flash bất kì ROM nào, không thể chép file ROM mới

Đây là lỗi soft brick nặng nhất mình từng gặp qua. Khi đó TWRP vẫn chạy lên được nhưng bạn không thể flash bất kì một ROM nào cả. Bạn thử wipe data cũng không có cách nào khiến máy chạy lên được luôn, mà sau khi wipe thì phân vùng mất hết, không còn truy cập được như bình thường, tức là file ROM *.zip cũng bị biến mất, và chế độ MTP thì không chạy nên không thể dùng máy tính chép file được.

Công cụ mà anh em cần sử dụng trong tình huống này là một cái USB OTG. Cái USB OTG này sẽ dùng để chứa file ROM mà anh em download sẵn trên máy tính. Các bước thực hiện như sau:

  1. Vào TWRP > Wipe > Advanced > Format Data. Anh em sẽ cần nhập chữ "yes" để tiếp tục
  2. Vẫn ở trong TWRP, gắn USB OTG vào điện thoại
  3. Vào tính năng Install > chọn file ZIP > Select Storage > chọn ổ USB > chọn file
  4. Trong quá trình flash, TRWP và ROM sẽ bố cục lại các phân vùng theo cách bình thường
  5. Sau khi flash xong thì khởi động lại điện thoại, hi vọng anh em đã được cứu

Sửa lỗi softbrick xiaomi redmi note 3 pro năm 2024

  1. Restore lại từ bản backup Nandroid

Hi vọng trước khi nghịch dại anh em đã backup ROM của mình lại rồi, khi đó chỉ việc restore lại là mọi thứ trở về bình thường. Đây cũng là lý do mình luôn khuyên anh backup ROM lại trước khi flash một ROM mới. Chi tiết hơn về cách làm mình nghĩ anh em đã biết rồi vì khi đã backup thì đương nhiên là biết cách restore. Nếu chưa biết cách, mời anh em xem ngay bên dưới. Chi tiết có thể vào topic Cách backup nguyên máy trong custom recovery TWRP để thảo luận với những anh em khác.

Sao lưu trong TWRP là sao lưu ở cấp độ thấp nhất của hệ thống mà chúng ta có thể chạm đến, vậy nên nó rất mạnh. Bạn không chỉ sao lưu được những file phim, hình ảnh, nhạc nhẽo mà còn backup được trọn vẹn toàn bộ dữ liệu cá nhân, các app đã cài và dữ liệu, thiết lập của chúng... Thậm chí, TWRP còn cho phép backup luôn cả những phân vùng hệ thống, để lỡ khi máy có bị vấn đề gì chỉ cần restore lại là máy sẽ trở thành y chang như khi bạn backup. Rất an toàn. Những file backup hoàn toàn có thể copy ra ngoài để lưu trữ trong máy tính.

Sửa lỗi softbrick xiaomi redmi note 3 pro năm 2024

Để backup, bạn vào TWRP, sau đó vào Backup > chọn các phân vùng muốn sao lưu > Quét ngón tay để bắt đầu backup. Nhớ để ý dung lượng trống của máy còn bao nhiêu để chọn phân vùng cho thích hợp nhé vì một file backup đôi khi có thể lên tới cả 4-5GB hay thậm chí là 10GB lận. Phân vùng quan trọng mà bạn cần để ý đó là System, System Image, Data.

Còn để khôi phục lại từ bản backup, bạn cũng vào TWRP, chọn Restore > chọn file sao lưu > nhấn Ok để bắt đầu tiến hành.