Soạn văn tổng quan văn học việt nam ngắn nhất

Câu 1 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]

Sơ đồ các bộ phận và sự phát triển của văn học Việt Nam:

Câu 2 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]

Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:

- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

Thời kỳ đầu được gọi là văn học trung đại và hai thời kỳ sau thuộc về văn học hiện đại.

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

Gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

- Văn học chữ Hán :

   + Chính thức được hình thành vào thế kỉ X tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

   + Chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.

   + Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo [Nguyễn Trãi], Truyền kì mạn lục [Nguyễn Dữ], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Chinh phụ ngâm [Đặng Trần Côn]…

- Văn học chữ Nôm:

   + Phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt đỉnh cao vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

   + Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, tính hiện thực, tính dân tộc – dân chủ hóa, …

   + Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm [bản dịch của Đoàn Thị Điểm], Quốc âm thi tập [Nguyễn Trãi], …

Văn học hiện đại đã có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX. Văn học Việt Nam hiện đại được viết chủ yếu bằng chữ Quốc ngữ.

- Văn học hiện đại mang một số đặc trưng nổi bật như sau:

   + Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

   + Về đời sống văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ qua lại giữa tác giả với độc giả vì thế mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.

   + Về thể loại: Các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịch,…ra đời. Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo.

   + Về thi pháp: Hệ thống thi pháp mới dần thay thế lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại. Lối viết hiện thực, đề cao cá tính, đề cao "cái tôi".

- VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

   + Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 với ba dòng văn học:

      • Văn học hiện thực

      • Văn học lãng mạn

      • Văn học cách mạng

   + Giai đoạn Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Câu 3 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]

Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Trong đó có 4 mối quan hệ cơ bản:

- Quan hệ với thế giới tự nhiên: có rất nhiều những câu ca dao, bài thơ đã cho thấy được tình yêu của con người Việt Nam đối với thiên nhiên đất nước như: Cảnh khuya, Côn Sơn ca,....

- Quan hệ với quốc gia, dân tộc: đó là niềm tin yêu dành cho tổ quốc, niềm tự hào về độc lập chủ quyền dân tộc và ý chí chiến đấu vì đại nghĩa vì đất nước mà ta bắt gặp qua các tác phẩm như Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Hịch tướng sĩ,....

- Quan hệ với xã hội: cho thấy một xã hội hiện thực, phơi bày lên án những cái xấu, đồng thời bày tỏ lòng đồng cảm, ngợi ca những điều tốt đẹp,...

- Quan hệ với bản thân: cho thấy một cái tôi riêng biệt, những hình mẫu lý tưởng cho vẻ đẹp của con người trong xã hội.

Câu 1 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]: Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.

Câu 2 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

- Văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:

+ Văn học trung đại: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

+ Văn học hiện đại: 2 giai đoạn nhỏ

→ Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

→ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

Câu 3 [trang 13 sgk Văn 10 Tập 1]: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:

+ Mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên

→ Thể hiện qua những câu ca dao, dân ca như "Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".

→ Thiên nhiên là thước đo, là chuẩn mực cho những lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại. Ví dụ khi miêu tả Thúy Kiều "Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".

→ Tình yêu thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống, tình yêu lứa đôi trong văn học hiện đại.

+ Mối quan hệ quốc gia, dân tộc: tinh thần yêu nước.

→ Ý thức về chủ quyền dân tộc trong Nam quốc sơn hà:

            Sông núi nước Nam vua Nam ở

            Rành rành định phận tại sách trời

→ Tinh thần yêu nước thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm văn học Cách mạng thuộc giai đoạn văn học hiện đại.

→ Tấm lòng tôn trọng, ngợi ca những phẩm chất truyền thống của dân tộc: Tre Việt Nam.

+ Mối quan hệ xã hội

→ Con người tố cáo, lên án các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức trong xã hội phong kiến: Truyện Kiều, truyện ngắn Chí Phèo.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học này, học sinh có được cái nhìn khái quát về các bộ phận của văn học Việt Nam cũng như quá trình phát triển của từng bộ phận văn học. Học sinh từ đó nhận thức được giá trị, ý nghĩa của văn học: thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam, học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Văn lớp 10 bài: Tổng quan văn học Việt Nam mới nhất, tài liệu bao gồm 10 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tổng quan văn học Việt Nam

Bài giảng: Tổng quan văn học Việt Nam

Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam mẫu 1

Câu 1: Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:
1. Văn học trung đại
Văn học trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Văn học chữ Hán

- Chính thức hình thành vào thế kỉ thứ X và tồn tại đến thế kỉ XX.- Nhiều tác phẩm lớn, đáng tự hào của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán.- Tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo [Nguyễn Trãi], Truyền kì mạn lục[Nguyễn Dữ], Hoàng Lê nhất thống chí [Ngô gia văn phái], Chinh phụ ngâm[Đặng Trần Côn]…

Văn học chữ Nôm

- Bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII -đầu thế kỉ XIX.- Văn học chữ Nôm là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng một nền văn hiếnđộc lập của dân tộc ta.- Nhờ có chữ Nôm mà các thể thơ của dân tộc như lục bát, song thất lục bát cóđược vai trò quan trọng trong sự hình thành các thể loại văn học dân tộc.- Tác phẩm tiêu biểu: Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều củaNguyễn Du. Ngoài ra còn có: Chinh phụ ngâm [bản dịch của Đoàn Thị Điểm],Quốc âm thi tập [Nguyễn Trãi],…

2. Văn học hiện đại

Văn học Việt Nam hiện đại là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốcngữ.Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống,

mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học lớn trên thế giới để hiện đại hóa.


Dân tộc ta đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa của nhân loại trong cuộc tiếp xúcvới thế giới. Từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, một nền văn học mới rađời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhữngthành tựu to lớn từ sau năm 1945 đến nay gắn liền với đường lối văn nghệ đúngđắn của Đảng và sự nghiệp lao động, chiến đấu của nhân dân ta.

Câu 2

: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tìnhcảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.- Văn học là nhân học. Con người là đối tượn phản ánh, biểu hiện trung tâm củavăn học. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị, vănhóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.- Các tác phẩm văn học dân gian đã kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo,chinh phục thế giới tự nhiên hoang dã để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và

tích lũy nhiều hiểu biết phong phú, sâu sắc về tự nhiên.

Tình yêu thiên nhiên làmột nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.- Một đặc điểm lớn của lịch sử Việt Nam là dân tộc ta đã phải nhiều lần đấub tranhvà chiến thắng nhiều thế lực xâm lược hung bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ củamình. Phản ánh sựu nghiệp xấy dựng và bảo vệ nền độc lập ấy của dân tộc, có mộtdòng văn học yêu nước phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc xuyên suốtlịch sử văn học.- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiềutác phẩm văn học thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Văn học ViệtNam ở nhiều giai đoạn có những tư tưởng, chủ đề khác nhau nhưng đều hướng đếnđiều tốt đẹp, phê phán hiện thực xấu xa.- Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hìnhthành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Xu hướng chung của sự phát triểnvăn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp.

Soạn bài Tổng qua văn học mẫu 2:
1. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

Có 2 bộ phận hợp thành văn học Việt Nam: đó là văn học dân gian và văn họcviết:– Văn học dân gian: là sản phẩm của cả một tập thể, được lưu truyền theo hình

thức truyền miệng, có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, xưa nay văn học


dân gian vẫn có giá trị rất to lớn trong đời sống.– Văn học viết: khác văn học dân gian ở chỗ được lưu truyền qua sách vở, nhưngvăn học viết là sản phẩm của một cá nhân, có tên tuổi tác giả cụ thể, và văn họcviết đã có những thành tựu rất to lớn cho nền văn học Việt Nam.

2. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

– Lịch sử văn học từ xưa đến nay trải qua hai thời kì to lớn đó là: thời kì trung đạivà thời kì hiện đại:+ Trung đại: là các tác phẩm viết bằng chữ hán, do những người đi trước ví dụnhư Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn hay Lý Thường Kiệt, những tác phẩm trungđại đến ngày nay vẫn có những giá trị rất to lớn ngay cả về nội dung và hình thức.+ Hiện đại đó là các tác phẩm có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loạicó sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa, những tác phẩm hiện đại cũng có những thànhtựu rất đáng kể, lối viết của văn học hiên đại thoáng hơn của văn học trung đại nókhông theo một khuôn mẫu hay một quy luật nhất định

3. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng tình cảm, quan điểm chính trị vănhóa đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam trong mối quan hệ đa chiều:quan hệ với thế giới tự nhiên, với quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và ý thứcbản thân.

+ Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng tình cảm: có rất nhiều những tác phẩm cógiá trị thể hiện tư tưởng tình cảm sâu sắc, giá trị của một tác phẩm văn học đượcthể hiện ở tư tưởng nhân sinh của tác phẩm, qua tác phẩm nó để lại bài học gì chongười đọc.+ Văn học Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị đạo đức: trong thời kì văn họctrung đại các tác gia lớn đã có rất nhiều những quan điểm chính trị đạo đức thểhiện trong tác phẩm của mình ví dụ như Nguyễn Trãi đã thể hiện quan điểm củamình trong bài Côn Sơn Ca, Khổng Tử đã đề cập về vấn đề đạo đức trong tácphẩm của mình, đó đều là những thành tựu to lớn góp phần vào nền văn học Việt

Nam.


+ Văn học thể hiện quan điểm thẩm mĩ: mỗi tác giả đều có cái nhìn riêng về sựvật của mình, vì vậy thẩm mỹ nghệ thuật trong một tác phẩm cũng có phần rấtkhác nhau, do có cái nhìn đa chiều về tác phẩm của mình, xét theo phương diệnthẩm mĩ mỗi tác phẩm là một thẩm mĩ nghệ thuật do cái nhìn khách quan của tácgiả tạo nên.+ Văn học thể hiện mối quan hệ với thiên nhiên: văn học có mối quan hệ với thiênnhiên bởi các thi sĩ xưa thường mượn thiên nhiên để làm người bạn tri kỉ ví dụtrong thơ Hồ Chí Minh “thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp mây gió trăng hóa tuyếtnúi sông”… thiên nhiên là đề tài rộng lớn trong sáng tác của tác giả.+ Thể hiện mối quan hệ với tổ quốc: văn học được viết ra nhằm phục vụ cho tổquốc thể hiện cho bề dầy của tổ quốc nhiều tác phẩm được viết ra để chống thựcdân đế quốc xâm lược, văn học là cuộc đời mỗi tấm gương trong văn học đều gópcông vào xây dựng tổ quốc lớn lao.+ Văn học thể hiện ý thức cá nhân: mỗi cá nhân đều là một phần tử xây dựng vàoviệc góp phần làm cho đất nước tươi đẹp và giàu mạnh hơn, mỗi cá nhân đều phảicó ý thức xây dựng và giữ gìn nền văn học nước nhà, mỗi cá nhân là một gươngsáng cho nền văn học hiện đại, nó phản ánh được sâu sắc phong cách sáng táccũng như con người của tác giả.+ Văn học phản ánh mối quan hệ trong xã hội: mỗi tầng lớp giai cấp trong xã hộiđều là đề tài nghiên cứu và sáng tác trong văn học, văn học bao quát toàn bộ cuộcsống của mọi người trong các mối quan hệ xã hội, nói cách khác văn học là cuộcđời nó phán ánh những tấm gương hay những mảnh đời những số phận con ngườitrong xã hội.

Soạn bài tổng quan văn học Việt Nam mẫu 3
I. Cấu tạo của nền văn học

Văn học dân gian đã góp phần to lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữdân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Văn học dân gian có tác dụng to lớn đốivới sự hình thành và phát triển của văn học viết từ nội dung đến hình thức. Văn

học viết do tầng lớp tri thức sáng tạo, ra đời vào khoảng thế kỉ XV, đóng vai trò


chủ đạo và thể hiện những nét chính của diện mạo văn học dân tộc. Cho đến đầuthế kỉ XX nó tòn tại song song ba thành phần là chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốcNgữ. Trong thời kì Pháp thuộc cũng có xuất hiện một số tác phẩm của người Việtviết bằng tiếng Pháp.

II. Các thời kì phát triển của nền văn học1. Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

Khoảng cuối thể kỉ thứ II trước công nguyên nước ta bị phong kiến Trung Hoaxâm lược, đô hộ trong 10 thế kỉ. Đến năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân NamHán, khôi phục nền độc lập tự chủ. Từ đó [thế kỉ X] cho đến hết thế kỉ XIX, haidòng văn học phát triển song song [dòng văn học viết gồm hai thành phần chữHán và chữ Nôm]. Văn học trong thời kì này có nhiều chuyển biến gắn liền vớiquá trình giữ nước và dựng nước kèm theo sự thay đổi về ý thức con người, trongđó có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo và văn học TrungHoa [thời kì này gọi là văn học Trung đại Việt Nam].

2. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến

Cách mạng tháng Tám năm 1945: Thời kì này tuy thời gian chỉ có gần nửa thế kỉnhưng văn học có nhiều chuyển biến phản ánh những thay đổi sâu sắc ở nước tavề mặt xã hội và ý thức. Văn học phương Tây hiện đại ngày càng có ảnh hưởngsâu sắc qua tầng lớp tri thức Tây học, sau khi quân Pháp tạm “bình định” đượcnước ta. Nghề in được du nhập vào và báo chí ngày càng sôi nổi. Chữ quốc ngữ rađời và được phổ biến rộng rãi. Các điều kiện trên đã đưa nền văn học bước vàothời kì hiện đại với những cuộc cách tân sâu sắc về hình thức, thể loại. Văn họcthời kì này diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, phức tạp, nhưng đã để lại nhiềuthành tựu xuất sắc.

3. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay [năm 2000]: Từ sau cáchmạng tháng Tám, phương hướng phát triển văn học, nghệ thuật được quyếtđịnh bởi đường lối lãnh đạo của Đảng. Nền văn học thống nhất về tư tưởngvà hướng về đại chúng nhân dân. Thời kì này có hai giai đoạn:

a. Giai đoạn từ 1945 – 1975:


Nhân dân vừa giành được chủ quyền lại bước ngay vào cuộc chiến tranh kéo dàisuốt 30 năm [1945 – 1975] để chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Văn học,nghệ thuật phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tuyên truyền chiến đấu, giáo dục chínhtrị, ca ngợi chính nghĩa, anh hùng cách mạng. Trong những năm nay tuy có chiếntranh nhưng văn học vẫn phát triển mạnh [kể cả xu hướng văn học yêu nước vàtiến bộ ở các vùng bị tạm chiếm ở miền Nam].

b. Giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX:

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, đất nước được hòa bình thống nhất.Văn học chuyển sang giai đoạn mới, bước vào công cuộc đổi mới ngày càng sâusắc toàn diện, đặc biệt là từ sau Đại hội VI của Đảng [1986]. Văn học đổi mới ởsự mở rộng đề tài, chú ý đề tài chống tiêu cực, đổi mới vê tư tưởng và hình thứcnghệ thuật, trên cơ sở và quan niệm trên toàn diện về con người. III. Một số nétđặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam 1. Văn học Việt Nam đậm đà lòngyêu nước và tự hào dân tộc. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc này biểu hiện quanhiều mặt: tinh thần quyết chiến, hy sinh khi có nạn ngoại xâm, ngợi ca anh hùngdân tộc, tình yêu truyền thống văn hóa, tiếng Việt, con người Việt Nam.- Tình cảm nhân ái, nghĩa khí, đặc biệt quan tâm tới thân phận người phụ nữ, ghétbất công, áp bức [từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh].- Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc đất nước thể hiện qua thơ văn Bà Huyện ThanhQuan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tố Hữu, Thạch Lam, Nguyễn Tuân. - Tinh thầnlạc quan yêu đời, nụ cười hóm hỉnh không bao giờ tắt [truyện Trạng Quỳnh, thơHồ Xuân Hương, Tú Xương].- Yêu cái đẹp xinh xắn, giản dị hơn cái đẹp hoành tráng, đồ sộ.- Có truyền thống thơ ca lâu đời, phong phú [ca dao, truyện thơ lục bát, ngâmkhúc…]. Văn xuôi phát triển muộn nhưng mau lẹ. Có tinh thần tiếp thu tinh hoacủa văn học quốc tế để vươn lên hòa nhịp vào bước đi của nhân loại [tiếp thu vănhọc Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Nga và các nước khác].

2. Nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử được cấu thành bởi hai
thành phần lớn, phát triển song song và có ảnh hưởng qua lại sâu sắc với

nhau. Đó là văn học dân gian và văn học viết.a. Văn học dân gian gồm:

- Thần thoại [như Thần Trụ Trời]- Truyền thuyết [như truyện Con Rồng, cháu Tiên]- Cổ tích [như Sự tích quả dưa hấu]- Trường ca, truyện thơ dân gian [như Tiễn dặn người yêu]- Truyện cười [như Lợn cưới áo mới]- Tục ngữ, ca dao, vè- Tuồng, chèo, dân gian.

b. Văn học viết gồm - Bộ phận văn học chữ Hán [như Nam quốc sơn hà, Hịchtướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…]

- Bộ phận văn học chữ Nôm [như Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương]- Bộ phận văn học chữ quốc ngữ [như Nhớ rừng của Thế Lữ, lão Hạc của NamCao].- Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp [như Những trò lố hay là Varen và Phan BộiChâu của Hồ Chí Minh] tuy không tạo thành một bộ phận đáng kể, nhưng cũngthuộc văn học Việt Nam. Vị trí của các phần và bộ phận trong quá trình phát triểnvăn học dân tộc:- Văn học dân gian đóng vai trò lớn lao trong việc duy trì và phát triển tiếng Việt,là nền tảng cho việc ra đời chữ Nôm và văn học Nôm.- Văn học chữ Hán sử dụng chữ Hán, thứ chữ của một nền văn học đã phát triểncao làm cho văn học Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy là chữ Hán nhưngđọc theo âm Hán – Việt, thể hiện được hiện thực, tâm hồn Việt Nam, trở thànhcông cụ để ghi chép sớm nhất các truyền thuyết dân gian người Việt.- Chữ Hán là chất liệu để tạo ra chữ Nôm, có tác dụng trong việc phổ biến chữ

Nôm, phát triển văn học Nôm.


3. Một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi thời kì văn học:

- Văn học trung đại:+ Hịch tướng sĩ [Trần Quốc Tuấn]+ Đại cáo bình Ngô [Nguyễn Trãi]+ Quốc âm thi tập [Nguyễn Trãi]+ Truyện Kiêu [Nguyễn Du]+ Chinh phụ ngâm [Đoàn Thị Điểm]+ Bánh trôi nước [Hồ Xuân Hương]- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.+ Sống chết mặt bay [Phạm Duy Tốn]+ Trong lòng mẹ [Nguyên Hồng]+ Muốn làm thằng Cuội [Tản Đà]+ Nhớ rừng [Thế Lữ]+ Khi con tu hú [Tố Hữu]+ Lão Hạc [Nam cao]- Văn học từ năm 1945 – 1975:+ Đồng chí [Chính Hữu]+ Làng [Kim Lân] + Đoàn thuyền đánh cá [Huy Cận]+ Bài thơ về tiểu độ xe không kính [Phạm Tiến Duật]+ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng [Hồ Chí Minh]+ Mùa xuân nho nhỏ [Thanh Hải]

4. Phân tích một trong số tác phẩm để chứng minh cho một nét đặc sắctruyền thống của nền văn học Việt Nam.

- Đại cáo bình Ngô [Nguyễn Trãi]

+ Đại cáo bình Ngô được Nguyễn Trãi ra sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dànhthắng lợi hoàn toàn. Đó là một ánh “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.+ Đại cáo bình Ngô có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nướcĐại Việt, là bản tổng kết sâu sắc cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, là bản anhhùng ca chiến thắng của dân tộc ta. Đại cáo bình Ngô còn là bản cáo trạng đanhthép những tội ác “trời không dung, đất không tha” của giặc Minh xâm lược.+ Đại cáo bình Ngô đã diễn đạt một cách hùng hồn và có hệ thống chủ nghĩa yêunước của dân tôc ta.+ Qua cuộc thử thách lịch sử bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định sức sốngmãnh liệt của nền văn hiến Đại Việt, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nướcta và sự bình đẳng giữa các dân tộc.+ Bình Ngô đại Cáo cáo ca ngợi những chiến công lừng lẫy của nhân dân ta trongsự nghiệp giải phóng đất nước, nêu cao tinh thần nhân dân cao cả, lòng yêuchuộng hòa bình của nhân dân ta, dập tắt ngòi chiến tranh, mở con đường hòahiếu, đưa lại “thái bình” “muôn thuở”. Với ý nghĩa đó, Đại cáo bình Ngô còn làmột bản tuyên ngôn nhân đạo và hòa bình của nhà nước Đại Việt.[Võ Nguyên Giáp]- Truyện Kiều [Nguyễn Du]+ Nguyễn Du là một trong những tác giả lớn nhất của một trong những giai đoạnphát triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều, tác phẩmchính trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Nguyễn Du đã đưa thơ ca của dântộc lên một đỉnh cao trước đó chưa từng thấy. Cống hiến vĩ đại của Nguyễn Du là“đã mô tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến thối nát thời đại ông, đã tố cáo,phản kháng và phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn, bất công chà đạp lên nhânphẩm con người, đồng thời nói lên lòng xót thương vô hạn của ông đối với nhữnglớp người bị áp bức, đau khổ”. Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là người đã sửdụng một thể thơ có nguồn gốc dân gian để xây dựng một truyện Nôm hoànchỉnh, mĩ lệ nhất trong văn học cổ điển nước ta: Truyện Kiều. Với kiệt tác,

Nguyễn Du đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên một trình độ trong sáng và


phong phú, chính xác và tinh tế, do đó đã đánh dấu một đỉnh cao phát triển của
ngôn ngữ văn học Việt Nam.
 

Video liên quan

Chủ Đề