Soạn ngữ văn lớp 10 bài cảnh ngày hè năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: [email protected] Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Tả cảnh ngày hè, bài thơ là một bức tranh tràn đầy sức sống. Sức sống của sự vật trong trong bức tranh tả cảnh mùa hè cũng thể hiện cảm xúc, niềm yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh gợi cảm xúc, cảm xúc chi phối cái nhìn và tái hiện cảnh vật.

Soạn Văn 10 bài Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – bài 43) – Nguyễn Trãi rất hay bao gồm các phần: Hướng dẫn soạn bài; Kiến thức trọng tâm; Gợi ý luyện tập

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43)

– Nguyễn Trãi –

  1. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI

Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Các động từ chỉ trạng thái cảnh ngày hè: đùn đùn, giương, phun.

Các từ này đều là những động từ có giá trị biểu cảm cao.

Cây hòe: màu sắc đặc trưng là màu xanh lục của lá, gợi sự tốt tươi; sức sống sung mãn qua động từ đùn đùn, tán rợp giương…

Cây lựu trước hiên nhà: màu đỏ đặc trưng của mùa hè; sức sống mãnh liệt qua động từ phun…

Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Bài thơ thiên nhiên được miêu tả bằng đường nét, màu sắc, hình khối cụ thể, sinh động và tràn đầy sức sống. Bức tranh mùa hè đầy màu sắc tươi sáng rực rỡ, màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu và màu hồng của hoa sen. Âm thanh của tiếng chợ cá làng chài hòa cùng âm thanh của tiếng ve “dắng dỏi” tạo thêm hơi ấm và sức sống cho bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống.

Toàn thể bức tranh có sự giao cảm hài hòa giữa con người với thiên nhiên thông qua màu sắc, âm thanh tinh tế mà tác giả cảm nhận.

Câu 3 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

Nguyễn Trãi đã đón nhận cảnh ngày hè bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và sự liên tưởng hết sức tinh tế. Ông là một thi nhân yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một bậc đại nhân khát khao một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân khắp mọi nơi.

Phải chăng âm thanh của tiếng chợ cá “lao xao” cũng chính là âm thanh rộn rã của tiếng lòng Nguyễn Trãi trước cảnh “dân giàu đủ”?

Câu 4 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 118)

– Từ bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, sinh động chúng ta thấy được một tình yêu thiên nhiên bao la của Nguyễn Trãi.

– Đó cũng là một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp có cội nguồn sâu xa từ tình yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi. Hai câu thơ cuối thể hiện tấm lòng ưu ái với dân, với nước của nhà thơ.

– Câu thơ cuối chỉ có sáu chữ, ngắn gọn là sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ. Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên mà ở chính con người. Nguyễn Trãi mong ước một cuộc sống ấm no cho dân, và đó là hạnh phúc của mọi người ở mọi nơi.

– Lí tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi vẫn có ý nghĩa thẩm mĩ và nhân văn tới ngày hôm nay.

Câu 5 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 1 – trang 119)

– Từ bức tranh thiên nhiên đầy sức sống sinh động, ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi

– Bài thơ sử dụng những hình ảnh của mùa hè gần gũi và bình dị, sự sách tần của thể thơ đã mang lại một bức tranh mùa hè mới mẻ và tràn đầy sức sống.

II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.

1. Giá trị nội dung:

– Bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống.

– Một thi nhân yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống; một bậc đại nhân khát khao một cuộc sống ấm no, đầy đủ cho nhân dân khắp mọi nơi.