So sánh vb vs đây thôn vĩ dạ năm 2024

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

“Lặng ngắm nàng trăng thả mình cùng dòng chảy

Tơ tưởng sở hữu cho riêng tôi cứ thế cháy

Nhưng giật phắt chỉ là ảo ảnh của đêm thâu

Trời cao, em cười, hồn tôi sầu…”

[ “Nàng Trăng” – The Azure Bibliophile]

Là một thi sĩ yêu trăng, yêu đời, yêu người như thế nhưng lại mang theo mảnh đời đầy bi

thảm, tang thương đã đặt chân xuống cõi đời này…và tiêu tan theo ánh trăng trong sự cô

quạnh, đớn đau. Đó chính là nhà thơ tài năng nhưng bất hạnh - Hàn Mặc Tử. Ông là một nhà thơ

với những vần thơ điên loạn,ma quái. Thơ của ông có khi lại hồn nhiên, trong trẻo đến lạ thường.

Đây Thôn Vĩ Dạ - nằm trong tập Thơ Điên[sau đổi thành Đau Thương] là một dẫn chứng rõ nét

nhất cho điều đó. Bài thơ gửi càm hứng từ mối tình đầu của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc-

cô gái quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương êm đềm nơi xứ Huế mộng mơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

…………

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà

Khổ một mở ra với một câu hỏi như một lời mời mọc đã bộc lộ được ước ao thầm kín của

Hàn Mặc Tử về một thôn Vĩ tinh khôi, đẹp đẽ.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ đầu phảng phất chút tình riêng của thi sĩ. Qua đó ta có thể thấy được Vĩ Dạ đã trở thành

một mảnh đất tâm hồn, mảnh đất thơ của Hàn Mặc Tử. Câu thơ đầu là một câu hỏi tu từ mang

nhiều sắc thái vừa hỏi han, vừa mời mọc nhưng ẩn chứa trong đó như còn là lời hờn trách “ sao

anh không về chơi thôn Vĩ?”. Nếu việc thăm lại thôn Vĩ đối với người khác là hết sức bình thường

thì với Hàn Mặc Tử đó là một khát vọng ngoài tầm tay với. Tác giả không dùng là “ về thăm” mà lại

là “ về chơi” tạo cho ta cảm giác thân mật và gần gũi. Ngay từ câu thơ đầu đã hé mở cho ta thấy

sự gắn bó của nhà thơ và nỗi niềm nỗi lòng nhà thơ với cảnh và người thôn Vĩ.

Qua nỗi niềm ao ước của tác giả đã gợi nên khung cảnh thôn Vĩ và người thôn Vĩ trong

những hoài niệm hiện ra thật sống động như cảnh thật đang ở trước mắt thật đẹp đẽ, tinh khôi:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Thôn Vĩ hiện lên trước mắt Hàn Mặc Tử với một vẻ đẹp giản dị nhưng tràn đầy sức sống.Vẻ đẹp

của thôn Vĩ nói riêng và Huế nói chung được đặt tả qua ánh nắng ban mai sáng sớm của buổi bình

minh. Ánh nắng kia qua điệp từ “ nắng” như càng nhiều thêm càng đầy thêm hơn rót đầy cả một

khu vườn. Màu xanh của những tán cây khi được ánh nắng chiếu vào được so sánh tuyệt đối

như màu ngọc bích. Khu vườn đẹp đẽ đến nỗi khiến HMT phải thốt lên “mướt quá”.Đấy như một

tiếng reo thầm trầm trồ xuýt xoa khen ngợi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp khu vườn non tơ mượt mà,

đầy xuân sắc. Cái tài của Hàn Mặc Tử được thể hiện rõ qua việc ông hiện thực hoá những cảnh

mơ và hư ảo hoá những hình ảnh thật.

Hoà trong khung cảnh đẹp đẽ nơi thôn Vĩ là sự hoài niệm về vẻ đẹp của chính con người thôn

Vĩ được tác giả nói đến ở câu thơ tiếp theo

“ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Khi nhìn xuyên qua “ lá trúc che ngang” là vẻ đẹp của khuôn mặt chữ điền như khuất lấp, thấp

thoáng sau những cành trúc rũ xuống tạo nên một vẻ đẹp kín đáo duyên dáng của thiếu nữ thôn

Vĩ. Cách gợi tả ẩn dụ tượng trưng này rất thích hợp với vẻ đẹp của con người xứ Huế Khuôn

mặt chữ điền đầy đặn theo quan niệm xưa nó phản ảnh một vẻ đẹp trung thực, phúc hậu. Trong ca

dao miền Trung cũng từng nói đến vẻ đẹp này:

“Mặt em vuông tựa chữ điền

Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài

Lòng em có đất có trời

Có câu nhân nghiã có lời thủy chung”

Chủ Đề