So sánh trao duyên và khăn thương nhớ ai năm 2024

Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt trên vai. Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai, Mà đèn không tắt. Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi không yên một bề...

  1. PHẦN TỔNG - Khái quát chung
  2. Ca dao: là thể loại thơ ca dân gian ghi lại một cách sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân lao động. Những niềm vui, nỗi buốn, những cung bậc tình cảm, thái độ ứng xử, đánh giá đối với các hiện tượng trong đời sống xã hội... của nhân dân đều được thể hiện qua các câu ca dao giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh. Nội dung của ca dao: diễn tả sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
  3. Ca dao truyền thống Việt Nam có nhiều khúc, nhiều câu diễn tả nỗi nhớ của con người ở mọi cảnh huống, mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất vẫn là nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. [] Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. [] Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
  4. Bài ca “Khăn thương nhớ ai” diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Đó là tâm trạng nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai, cứ hiện hình dần lên và sáng mãi ra từ trong cõi nhớ của riêng mình cô gái. Biểu hiện của thương nhớ gợi lên rõ nét qua việc: hỏi khăn, hỏi đèn, rồi hỏi cả mắt mình nữa! Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên như nén chặt nỗi thương nhớ trong lòng, để rồi cuối cùng trào ra bằng một niềm lo âu mênh mông cho hạnh phúc lứa đôi của mình.
  5. PHẦN PHÂN - Phân tích, bình luận a. Sáu lời ca đầu - Tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn được thể hiện qua hình ảnh cái khăn
  6. Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, trong sáu câu thơ [tức nửa bài ca]. Giống như cái áo, cái khăn đội đầu hoặc cái khăn tay, thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người phương xa [Gửi khăn, gửi áo, gửi lời / Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa; Nhớ khi khăn mở trầu trao / Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình...].
  7. Sáu câu ca được cấu trúc theo lối vắt dòng láy lại sáu lần từ khăn ở vị trí đầu câu thơ và láy lại ba lần khăn thương nhớ ai như một điệp khúc, làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên da diết. Sầu đong càng lắc càng đầy. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Đằng sau tất cả sự xuống, lên, rơi, vắt [trong nghệ thuật đối, sử dụng hình ảnh vận động trái chiều nhau] của cái khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Đó là nỗi nhớ có không gian. Cái không gian trải ra trên nhiều chiều [khăn vắt lên vai, khăn rơi xuống đất, khăn chùi nước mắt], còn nỗi nhớ thì quanh quẩn ở mọi hướng, khiến cho con người không thể đứng yên [Như đứng đống lửa, như ngồi đống than].

→ Chiếc khăn như chứng nhân của tình yêu thay người nói hộ nỗi lòng, an ủi động viên người đang yêu. Đó là một chuỗi hành động tự nhiên, mang màu sắc nữ tính nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ, biết trân trọng, nâng niu nỗi nhớ, biết ghi lại nỗi nhớ trong lòng.

  • Sáu câu ca hỏi khăn, 24 chữ, thì đã có đến 16 thanh bằng mà hầu hết là thanh ngang, làm cho nỗi nhớ thương càng thêm bâng khuâng, da diết mà vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng.
    • Nỗi nhớ bên trong réo thúc bùng sôi nhưng được nói ra thật ý vị, ngọt ngào.
    • Đó là nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính, nói lên nhân cách của một người nhớ mà biết trân trọng nâng niu, biết ghìm lại nỗi nhớ kín đáo trong lòng mình. → Như vậy là, với sáu câu ca đầu, nỗi nhớ đã lan toả, thấm đượm vào không gian. b. Hai câu ca tiếp theo - Ngọn đèn gắn với khoảng thời gian ưu tư sầu muộn khi đêm đến
  • Nỗi nhớ được đo theo thời gian - Đèn: Ca dao có nhiều câu hát về nỗi nhớ ban đêm: Nửa đêm trở dậy trông trời...; Đêm qua ra đứng bờ ao...; Đêm khuya thắp chút dầu dư...; Anh đi đường ấy bao xa / Để em ôm bóng trăng tà năm canh... Ở bài ca này có một cách diễn tả riêng, nhất quán và độc đáo. Điệp khúc thương nhớ ai được giữ lại, nhưng nỗi nhớ đã được đặt vào đèn. Nhớ từ ngày sang đêm, từ tấm khăn đến ngọn đèn... là nỗi nhớ theo thời gian [Đèn thương nhớ ai; Mà đèn chẳng tắt].
  • Trong cái khoảng ưu tư vò võ của đêm khuya khắc vợi canh tàn, thì cái đốm lửa đang cháy sáng trên đầu ngọn bấc kia cũng chính là nỗi nhớ vẫn đang cháy rực lên trong lòng cô gái. Chừng nào ngọn lửa tình vẫn cháy sáng trong trái tim của người con gái thì ngọn đèn kia tắt làm sao được? Đèn chẳng tắt hay chính con người đang trằn trọc thâu đêm trong nỗi nhớ thương đằng đẵng với thời gian?
  • Vẫn là câu hỏi không có lời đáp nhưng chắc chắn đã có sức đồng vọng mãnh liệt trong tâm hồn. Nếu như trên kia, cái khăn biết giãi bày, thì ở đây ngọn đèn cũng biết thổ lộ, nó đã nói với chúng ta nhiều điều không có trong lời ca... Đó là nghệ thuật nhân hóa sâu sắc, tài tình và giàu sức gợi. c. Hai câu ca tiếp theo – Nỗi nhớ được thể hiện mãnh liệt, trực tiếp
  • Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua hình ảnh mắt. Mượn đôi mắt để giãi bày tình cảm, cô gái trẻ đã không kìm giữ được tình cảm của mình. Qua con mắt thấy được cả khung trời yêu thương: Mắt em là gợn trong Soi đời anh lấp lánh Những sớm chiều ấm lạnh

PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “MUỐI - GỪNG”

I. MỞ BÀI

  • Dẫn dắt: Đối với ca dao - dân ca, tình nghĩa vợ chồng là đề tài có sức hấp dẫn kì lạ. Ca dao - dân ca khi thì ẩn giấu những nỗi niềm sâu xa, lắng đọng, khi thì trào dâng những cảm xúc dạt dào, mạnh mẽ của đôi lứa. Dường như thách thức của thời gian và mọi trở ngại trên đường đời chỉ làm cho tình cảm thêm phần mãnh liệt, vững bền.
  • Vấn đề nghị luận: Bài ca dao “Muối - gừng” đã diễn tả phần nào tình nghĩa vợ chồng thuỷ chung trong xã hội phong kiến ngày xưa:

II. THÂN BÀI

Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình đầy, Có xa nhau đi nữa, cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

  1. PHẦN TỔNG - Khái quát chung
  2. Ca dao: là thể loại thơ ca dân gian ghi lại một cách sinh động đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm vô cùng phong phú của nhân dân lao động.
  3. Nói đến đời sống vợ chồng, xưa nay đều lấy tình yêu chung thủy, sắt son một lòng làm trọng. Sự thủy chung trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống và được đúc kết cho thế hệ mai sau bài học về hạnh phúc gia đình, cái nôi của mái ấm tình yêu.
  4. PHẦN PHÂN - Phân tích & Bình luận ▪ Luận điểm 1: Tình nghĩa vợ chồng nồng nàn qua bao năm tháng
  5. Câu ca dao thật tinh tế khi đã mượn các hình ảnh gần gũi, quẹn thuộc để miêu tả tình nghĩa vợ chồng: Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay.
  6. Muối và gừng là những gia vị thường dùng và rất dễ kiếm trong bữa cơm hằng ngày của người bình dân. Hơn thế, muối và gừng còn được biết đến là những vị thuốc đắc dụng trong lúc ốm đau. Đã được các tác giả dân gian tinh tế đưa vào văn chương, mang ý nghĩa tượng trưng cho tình nghĩạ vợ chồng đậm đà, sâu nặng.
    • Cái dư vị mặn mòi của muối đã được tác giả dân gian nhấn mạnh trong cụm từ muối ba năm. Trải qua biết bao năm tháng, hạt muối càng mặn mà thêm, cũng giống như thời gian trôi qua càng làm đậm đà hơn tình chồng nghĩa vợ. Vị cay nồng và thơm của gừng làm nóng ran từ miệng vào tới gan ruột, khiến ta có cảm giác tăng thêm nhiệt huyết, sức lực. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng. Trong gian nan, hay trong vất vả, tình nghĩa vợ chồng càng thêm sâu nặng.
  7. Để làm nổi bật hai hình ảnh muối ba năm với gừng chín tháng, các tác giả dân gian đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc.
    • Có thể nói sự cân đối nhịp nhàng của hai câu thơ bảy chữ kết hợp với điệp từ muối và gừng được lặp lại hai lần trong câu thơ, có sự bổ trợ của cụm từ chỉ trạng thái đang còn mặn, hãy còn cay, đặc tả tình nghĩa vợ chồng đằm thắm, nồng nàn. Gừng cay và muối mặn trở thành hình ảnh tượng trưng thật nhất và hay nhất cho tình nghĩa của những cặp vợ chồng cùng nhau chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh, lên rừng xuống biển.
    • Câu thơ sáu chữ dễ nhận thấy có âm điệu ngọt ngào, sâu lắng cùng với các từ ngữ đan xen hài

hoà, thể hiện sự khăng khít của cặp vợ chồng rất đỗi thương nhau.

  • Có thể nói trong hai câu đầu của bài ca dao nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của muối và gừng. Những số từ được dùng trong câu ca dao “ba năm”, “chín tháng” không phải là số từ cụ thể mà nó hàm ý chỉ thời gian lâu dài. Có lẽ thời gian lại chính là thử thách nghiệt ngã nhất, là thước đo chính xác nhất cho phẩm chất và giá trị của sự vật, của con người. ▪ Luận điểm 2: Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
  • Từ Đôi ta nói lên sự khăng khít, hoà hợp. “Đôi ta” khác với “hai ta” vì hai ta chưa thể là một.
  • Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tình. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp.
  • Phải khẳng định một điều là không phải lúc nào tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng vượt lên trên tất cả họ vẫn hạnh phúc đó mới là điều đáng quý.
    • Câu ca: “Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa” đột ngột kéo dài từ sáu chữ thành mười ba chữ.
    • Chỉ với độ dài của câu ca dao mà như đã phần nàọ bộc lộ sự băn khoăn, trăn trở trong tâm trạng của người vợ hoặc người chồng, đó là sự phân vân, lo lắng cho tương lai, cho những ngày tiếp theo, khi mà gian khó thì liệu vợ chồng có giữ được gừng mãi cay và muối mãi mặn, nghĩa nặng tình dày mãi không?
    • Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã tự đặt ra giả thiết “Có xa nhau đi nữa” và cũng tự trả lời “ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Cách nói như nhấn từng tiếng một, như đã khẳng định quyết tâm sắt đá, khắc cốt ghi tâm lời thề gìn giữ cuộc sống vợ chồng cho vuông tròn đến đầu bạc răng long. ➔ Chính sức mạnh của tình nghĩa không trở lực nào ngăn cản được. Tình cảm vợ chồng như keo sơn lại càng không điều gì có thể phá vỡ được.
  • Liên hệ: Trong đời sống hôn nhân, muốn có hạnh phúc, vợ chồng phải biết ứng xử với nhau bình đẳng, yêu thương gắn bó, “Thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Cho dù lúc khổ đến lúc sướng phải một lòng thủy chung, tình yêu ngày càng thắm thiết tôn trọng lẫn nhau, gia đình trở thành tổ ấm, đó là hạnh phúc nhất của đời người: Tay bưng chén muối đĩa gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau!
  • PHẦN NHẬN XÉT

PHẦN HỢP - Đánh giá: Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng III. KẾT LUẬN: Khẳng định lại nội dung ý nghĩa và vẻ đẹp của câu ca dao trên nói về tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt một lòng.

Chủ Đề