So sánh thượng viện và hạ viện mỹ năm 2024

Ngày 4/11, khoảng 200 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu Quốc hội giữa nhiệm kỳ được tổ chức 2 năm/lần nhằm bầu toàn bộ 435 ghế trong Hạ viện, 36/100 ghế Thượng viện, thống đốc của 36 bang và ba vùng lãnh thổ. Cuộc bầu cử giữa kỳ luôn được đánh giá như bài sát hạch đối với uy tín của Tổng thống đương nhiệm, đồng thời cũng là thời điểm để nhìn ra những gương mặt mới cho kỳ bầu cử Tổng thống diễn ra 2 năm sau đó.

So sánh thượng viện và hạ viện mỹ năm 2024
Ảnh rminh họa: internet

Xin giới thiệu về hệ thống bầu Quốc hội Mỹ và cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua.

Cứ hai năm một lần, người Mỹ đi bầu lại tất cả 435 thành viên Hạ viện và 1/3 thành viên Thượng viện. Các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ cũng mang tính cạnh tranh gay gắt và có vai trò quan trọng như bầu cử tổng thống. Sở dĩ có điều đó là do vai trò trung tâm của Quốc hội trong quy trình lập pháp nước này. Hạ viện và Thượng viện có quyền lực gần như ngang nhau, nhưng cách thức bầu cử khác nhau.

Theo ý đồ ban đầu, thành viên của Hạ viện phải là những người gần gũi với dân chúng, phản ánh mong muốn và nguyện vọng của dân chúng. Vì vậy, mô hình Hạ viện Mỹ có quy mô tương đối lớn để có thể phối hợp nhiều thành viên từ các khu vực bầu cử quy mô nhỏ và tần suất bầu cử ngắn (hai năm một lần). Thành viên Hạ viện do nhân dân các bang bầu trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ứng cử viên vào Hạ viện phải là công dân Mỹ đủ 25 tuổi trở lên, đã có ít nhất 7 năm mang quốc tịch Mỹ và cư trú tại bang nơi họ ra tranh cử. Số lượng thành viên Hạ viện là 435 đại biểu đại diện cho 50 bang căn cứ vào số dân của bang. Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần, có sự điều chỉnh trong việc phân bổ số đại biểu cho các bang. Đồng thời, pháp luật quy định không tùy thuộc vào số dân, mỗi bang được bầu ít nhất một hạ nghị sỹ. Hiện nay, có 6 bang - Alaska, Delaware, North Dakota, South Dakota, Vermont, Wyoming - mỗi bang bầu 1 hạ nghị sỹ và bang Caliornia được bầu 45 người theo tỷ lệ trung bình 1 hạ nghị sỹ đại diện cho khoảng 530.000 dân.

Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Hạ viện là hai năm bắt đầu từ thời điểm Hạ viện tiến hành kỳ họp đầu tiên. Với nhiệm kỳ ngắn như vậy nên có những khó khăn trong hoạt động của Hạ viện, vì mỗi nhiệm kỳ Hạ viện phải mất một thời gian để tổ chức bộ máy, các nghị sỹ vừa trúng cử chưa kịp làm quen với công việc lại phải nghĩ đến cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ mới. Để khắc phục nhược điểm này, các đảng khi đề cử người làm hạ nghị sỹ thường chọn người có thâm niên hoạt động lâu năm tại Quốc hội. Theo con số thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1968, 92% số hạ nghị sỹ tái cử.

Thượng viện Mỹ được thiết kế để các thượng nghị sỹ có thể đại diện cho những khu vực cử tri lớn hơn - toàn bộ bang - và tạo cơ hội đại diện ngang bằng cho các bang, bất kể dân số của bang đó lớn hay nhỏ. Như vậy, trong Thượng viện, các bang nhỏ có tầm ảnh hưởng (có hai thượng nghị sỹ) tương tự như các bang lớn. Ban đầu các thượng nghị sỹ do cơ quan lập pháp của bang bầu ra. Tuy nhiên, Điều khoản sửa đổi thứ 17 của Hiến pháp vào năm 1913 đã thay thế bằng chế độ nhân dân trực tiếp bầu. Theo quy định của Hiến pháp, cứ hai năm một lần lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng nghị sỹ. Vì vậy, trong mỗi cuộc bầu cử, các bang chỉ tiến hành bầu một thượng nghị sỹ. Hiện nay, số thành viên của Thượng viện là 100 đại biểu đại diện cho 50 bang, mỗi bang hai đại biểu, không phân biệt dân số. Ứng cử viên phải là công dân Mỹ đủ 30 tuổi trở lên, đã có 9 năm mang quốc tịch Mỹ và cư trú tại bang nơi họ tranh cử. Thượng nghị sỹ đắc cử khi chiếm đa số phiếu bầu của cử tri đoàn của bang.

Khi quyết định thành lập một Quốc hội lưỡng viện, các đại biểu dự Hội nghị Lập hiến lập luận rằng nếu cả hai nhóm riêng biệt - một nhóm đại diện cho chính quyền các bang, một nhóm đại diện cho dân chúng - đều phải phê chuẩn mọi luật dự thảo, thì hầu như sẽ không còn nguy cơ Quốc hội thông qua các bộ luật một cách vội vã hay thiếu cẩn trọng. Viện này có thể thường xuyên kiểm tra viện kia, theo như cách làm của Quốc hội Anh. Với ý nghĩa đó, cán cân quyền lực giữa hai viện luôn được cân bằng.

Trong hơn một trăm năm sau ngày Hiến pháp được thông qua, các thượng nghị sĩ không do dân chúng bỏ phiếu để bầu trực tiếp, mà do các nhà lập pháp của bang lựa chọn và được coi như đại diện của các bang. Nhiệm vụ của các thượng nghị sĩ là bảo đảm cho bang mình được đối xử bình đẳng trước pháp luật. Điều sửa đổi Hiến pháp thứ 17, thông qua năm 1913, đã quy định việc bầu trực tiếp đối với Thượng viện. Và điều sửa đổi này không làm thay đổi nhiều cán cân quyền lực giữa hai viện.

So sánh thượng viện và hạ viện mỹ năm 2024
Thượng viện Mỹ

Mỗi viện của Quốc hội có quyền đưa ra văn bản pháp lý về bất cứ vấn đề gì trừ các dự luật về thu ngân sách là phải bắt nguồn từ Hạ viện. Do vậy, có thể các bang lớn bề ngoài dường như có nhiều ảnh hưởng đối với công quỹ hơn so với các bang nhỏ. Song trên thực tế mỗi viện đều có quyền bỏ phiếu chống lại những văn bản pháp lý đã được viện kia thông qua. Thượng viện có thể không tán thành một dự luật về thu ngân sách của Hạ viện - hoặc bất kỳ một dự luật nào liên quan đến vấn đề này - hoặc bổ sung những sửa đổi làm thay đổi bản chất của chúng. Trong trường hợp đó, một tiểu ban tham vấn, được thành lập bao gồm thành viên của cả hai viện, phải đi tới được một sự thỏa hiệp có thể chấp nhận đối với cả hai bên trước khi dự luật trở thành luật.

Thượng viện cũng có những quyền hạn nhất định dành riêng cho cơ quan này, trong đó có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của tổng thống đối với các quan chức cao cấp và các đại sứ của chính quyền liên bang, cũng như quyền phê chuẩn tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Trong cả hai trường hợp, hành động không ủng hộ của Thượng viện sẽ vô hiệu hóa hành động của ngành hành pháp. Đây là một trong những công cụ khá đắc lực của Thượng viện nhằm tác động đến chính sách đối ngoại của quốc gia.

Trong trường hợp luận tội các quan chức liên bang, Hạ viện có toàn quyền đưa ra lời buộc tội về hành vi bất chính có thể dẫn tới việc xét xử ở tòa án. Thượng viện cũng có toàn quyền kiểm tra những trường hợp luận tội và xác minh xem các quan chức là có tội hay vô tội. Khi bị phát hiện là phạm tội, quan chức liên bang sẽ buộc phải rời khỏi cơ quan nhà nước.

Hiến pháp quy định phó tổng thống sẽ là chủ tịch Thượng viện. Phó tổng thống không có quyền bỏ phiếu, trừ trường hợp hai bên bằng phiếu nhau. Thượng viện chọn một chủ tịch lâm thời để điều hành khi phó tổng thống vắng mặt. Hạ viện tự chọn quan chức điều hành của mình - tức chủ tịch Hạ viện. Chủ tịch Hạ viện và chủ tịch lâm thời Thượng viện bao giờ cũng là thành viên của chính đảng có số đại diện lớn nhất ở mỗi viện. Vào đầu mỗi nhiệm kỳ Quốc hội mới, thành viên của các chính đảng lựa chọn các nhà lãnh đạo của viện và các quan chức khác để xử lý khối lượng các văn bản pháp luật được đề nghị. Các quan chức này, cùng với các quan chức điều hành và chủ tịch các ủy ban, ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình làm luật.