So sánh sức mạnh của các trận động đất năm 2024

Động đất là sự rung động của một khu vực trên vỏ Trái Đất dưới ảnh hưởng của những nguyên nhân nằm trong lòng Trái Đất (nội sinh) hay nguyên nhân từ bên ngoài Trái Đất (ngoại sinh), thậm chí còn do con người tạo ra (nhân sinh).

Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy. Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn. Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng (hồ chứa nhân tạo lớn), đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất. Ngoài ra còn phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.

Trên Trái Đất, động đất là một hiện tượng tự nhiên thường xuyên xảy ra. Mỗi năm Trái Đất có khoảng 5 triệu lần động đất, trung bình mỗi ngày có khoảng gần 13.000 lần. Tuy nhiên có tới 99% trong số lần động đất này chỉ là những chấn động nhỏ mà chỉ có các thiết bị máy móc mới ghi nhận được, còn lại 1% mới gây ra ảnh hưởng hoặc tai họa cho con người.

Đơn vị đo động đất (Đơn vị đo địa chấn)

Để đo độ mạnh yếu của động đất, người ta dùng hai đơn vị đo là cấp độ và cường độ.

Cấp độ: Biểu thị đẳng cấp lớn nhỏ của động đất, người ta đo được nó thông qua năng lượng do sóng động đất giải phóng ra khi động đất và dùng thang độ Richter để biểu thị (Charles Richter 1900 - 1985). Thang này được chia thành 9 cấp từ 1 - 9.

Cường độ: Biểu thị những ảnh hưởng khác nhau do động đất gây ra trên mặt đất, thể hiện bằng thang độ Meccali với 12 cấp chia. Một trận động đất có cùng cấp độ nhưng ở các nơi khác nhau sẽ có cường độ khác nhau.

THANG ĐO ĐỊA CHẤN

Cấp độ

Cường độ

Hậu quả của động đất

Từ 1 đến 3 độ Richter

Cấp I

Hết sức yếu, chỉ có máy mới ghi nhận được

Cấp II

Rất yếu. Chỉ những người ở lầu cao hoặc nằm yên mới cảm thấy được

Cấp III

Yếu. Các đồ vật treo đung đưa nhẹ

Cấp IV

Vừa phải. Nước trong ly sóng sánh

Cấp V

Khá mạnh. Nhà cửa rung chuyển, nước trong ly hắt ra ngoài

Từ 3 đến 4.5 độ Richter

Cấp VI

Mạnh. Nhà cửa bị nứt tường nhẹ, đồ vật loại nhẹ trong nhà di động

Từ 4.75 đến 5.9 độ Richter

Cấp VII

Rất mạnh. Nhà cửa bị phá hỏng rõ rệt, người đứng bị chao đảo

Từ 5.9 đến 6.5 độ Richte

Cấp VIII

Phá hoại. Nhà cửa bị tổn hại lớn, người, súc vật bị thương vong, xe hơi không kiểm soát được tay lái

Cấp IX

Tàn phá. Nhà cửa hư đổ thiệt hại nặng, nhiều vết nứt trên mặt đất

Từ 6.5 đến 7.75 độ Richter

Cấp X

Hủy diệt. Kiến trúc kiên cố bị phá hỏng, nhà cao tầng sụp đổ, đất biến dạng, đường ống vỡ.

Cấp XI

Thảm họa. Địa tầng sinh ra nứt gãy lớn, các thanh ray đường sắt bị bóc vặn khỏi nền đường, cảnh quan thay đổi

Từ 7.75 đến 8.25 độ Richter

Cấp XII

Thảm họa khủng khiếp. Địa hình thay đổi mãnh liệt, mọi thứ đều bị phá hủy hoàn toàn kể cả các công trình ngầm dưới đất

Một số danh từ thường gọi trong động đất

Tâm địa chấn (còn gọi là chấn tâm): Nơi phát sinh chấn động trong lòng đất, thường ở độ sâu từ 0 - 700 km.

Tâm động đất: Vị trí trên mặt đất, nơi tâm địa chấn truyền thẳng lên mặt đất.

Sóng địa chấn: Sóng chấn động lan truyền trên mặt đất và trong lòng đất kể từ tâm địa chấn ra xung quanh.

Sóng dư chấn: Sóng địa chấn như những đợt sóng lan tỏa từ tâm động đất ra xung quanh, nếu gặp các vật cản sẽ dội ngược lại thành sóng dư chấn.

Phân bố động đất trên mặt địa cầu

Sự phân bố động đất trên trái đất không đồng đều. Có hai vành đai động đất lớn và 3 vành đai động đất phụ.

Vành đai lớn 1: Kéo dài từ châu Âu sang châu Á, bắt đầu từ dải Pirene ở Tây Ban Nha - Bồ Đào Nha qua vành đai núi Anpơ, Capcadơ đến Himalaia.

Vành đai lớn 2: Vùng ven biển Thái Bình Dương, bao gồm các núi và dãy núi bao quanh Thái Bình Dương. Hiện nay có đến 90% trận động đất trên thế giới xảy ra ở "vành đai lửa Thái Bình Dương".(ảnh dưới)

Vành đai lửa Thái Bình Dương - Ảnh VietNamNet.

Các vành đai phụ là:

Vành đai Đại Tây Dương: Nằm dọc theo dãy núi gần Đại Tây Dương.

Vành đai Ấn Độ Dương: Nằm trùng với các dãy núi ngầm của biển Ấn Độ Dương.

Vành đai Đông Phi: Nằm trong khu vực đứt gãy Đông Phi.

Hậu quả do động đất

Động đất thường xảy ra đột ngột và nhanh chóng trong vài giây đến vài phút gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt cho những vùng đông dân cư, thành phố, vùng ven biển,... Khi động đất mạnh xảy ra, nhà cửa sụp đổ đè bẹp mọi thứ, một số người sẽ bị thương hoặc bị chết ngay, số khác bị mắc kẹt trong những đống bê tông đổ nát và sẽ chết vì bị thương nặng, đói khát kiệt sức nếu không kịp cứu; một số khác chết do chập điện, cháy nổ, hở đường ống khí đốt ngay sau khi những tòa nhà sụp đổ. Đặc biệt khi động đất xảy ra trong lòng Đại dương ở vùng gần bờ biển có thể tạo nên những đợt sóng thần có khi gây tác hại khủng khiếp như trận động đất sóng thần khủng khiếp ở nam Á tháng 12/2004 hay mới đây nhất là trận động đất sóng thần ở Nhật Bản.

Nên làm gì khi có động đất

Động đất là một thiên tai không thể dự báo trước hoặc có dự báo trước được cũng trong thời khoảng rất ngắn cho nên những người sống ở gần những nơi thường có động đất không thể tránh nó được. Tuy nhiên, có một số điều ta có thể làm để trước, trong lúc, và sau động đất để tránh thương tích và thiệt hại do động đất gây ra.

Trước động đất: Những vật dụng trong nhà nên được đứng vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được dán chặt vào tường để khi lung lay cũng không rớt xuống đất gây ra thương tích. Tranh, gương, v.v. nên được đặt xa giường ngủ. Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v. xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng ngả vẫn không làm cản lối ra; chúng cũng nên được dính chặt vào tường. Vật dụng nhà bếp nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn. Những vật nặng hay dễ vỡ nên để gần mặt đất. Chọn nơi thuận tiện để dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn. Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.

Trong lúc động đất: Nếu động đất xảy ra trong lúc trong nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó có thể chịu được nhiều vật rớt để nếu nhà sập vẫn có khí thở. Nếu bàn chuyển động, đi theo bàn. Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng; tránh xa cửa kính; tránh xa những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi, bắn trúng. Nếu điện cúp, thì dùng đèn pin, đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường thì tránh xa các tòa nhà và dây điện; tìm chỗ trống mà đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe thì ngừng xe ở lề đường; tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu.

Sau động đất: Kiểm tra thử có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở. Nếu bị nhà sập cần tìm cách gây tiếng động để kêu cứu. Chuẩn bị tinh thần và biện pháp phòng tránh cho các trận dư chấn mới, những trận động đất gây ra bởi trận động đất vừa xảy ra; tuy chúng nhỏ hơn nhưng chúng vẫn có thể gây ra thương tích. Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không. Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, đừng tắt mở máy nào hết, và ra ngoài. Tim cách thông báo các nhà chức trách,v.v..